Các nguồn gây tổn thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế hộ dân tái định cư nông nghiệp thuộc dự án di dân, tái định cư thủy điện sơn la trên địa bàn xã mường lay, tỉnh điện biên (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Các nguồn gây tổn thương

4.2.1 Mất đất sản xuất nông nghiệp

Với người làm nông nghiệp, đất sản xuất là tài sản quan trọng nhất, nguồn tạo công ăn việc làm và mang lại thu nhập chính. Song do để phục vụ thực hiện dự án thủy điện Sơn La, nhà nước đã thu hồi tồn bộ đất nơng nghiệp của người dân. Sau năm năm kể từ ngày thu đất, chính quyền vẫn chưa tạo được đất nông nghiệp để đối trừ, điều này đã tạo nên cú sốc lớn đối với người dân, khiến họ không chủ động được nguồn lương thực, đời sống trở nên bất ổn.

4.2.2 Thiên tai, biến đổi khí hậu

Mường Lay là khu vực dễ bị lũ quét. Lịch sử đã chứng kiến 2 đợt lũ quét vào năm 1993 dẫn tới việc phải chuyển toàn bộ trung tâm tỉnh Lai Châu cũ (thị xã Mường Lay hiện tại) về thành phố Điện Biên Phủ, và trận lũ quét năm 1996 gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Hiện tượng gió lốc cũng thường xuyên xảy ra vào tháng 4, tháng 5 hàng năm gây tốc mái, đổ nhà, táp gãy cây cối. Gió hanh bên Lào thổi sang vào mùa khô, rét độc, rét hại về mùa đơng có thể làm chết gia súc, gia cầm và gây ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng cũng như sản lượng của các loại hoa màu.

4.2.3 Giá cả thị trường

Giá cả hàng hóa trong những năm vừa qua liên tục tăng cao, trong khi Mường Lay là thị xã nhỏ, cách thành phố Điện Biên Phủ 105 km, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đủ tự cung tự cấp, phần lớn hàng hóa phải đưa từ miền xi và thành phố lên, do đó sau khi cộng phí vận chuyển và chênh lệch, thường có giá cao hơn so với những nơi khác từ 10% đến 15%, trong khi thu nhập của người dân khu vực thị xã thấp, khiến đời sống của họ càng thêm khó khăn.

4.2.4 Nước lịng hồ

Trong khoảng thời gian năm 2009 đến 2010, hoạt động giải phóng mặt bằng diễn ra mạnh mẽ, lượng cây cối bị chặt lớn và nằm ở khu vực lòng hồ. Khi nước hồ dâng lên, những xác cây

ngâm trong nước bị phân hủy, và khi mực nước rút xuống, lượng rác này gom lại khu vực đáy hồ gây ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước và khơng khí nghiêm trọng, dẫn đến một lượng khá lớn trâu của người dân chăn thả khu vực gần hồ bị chết do trong một khoảng thời gian dài uống phải nước này, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân.

Cũng theo phản ánh của người dân, mực nước lòng hồ, khi mùa nước lên, cao hơn so với mức tối đa 195m do EVN công bố, và lên xuống khơng ổn định, do đó ảnh hưởng lớn đến việc nuôi cá lồng bè, đặc biệt là gây chết lúa vụ Hè Thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế hộ dân tái định cư nông nghiệp thuộc dự án di dân, tái định cư thủy điện sơn la trên địa bàn xã mường lay, tỉnh điện biên (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)