Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ ĐỒNG Ý CỦA XÃ HỘI ĐỐI VỚI
2.1 Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam
2.1.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí đô thị
Môi trường không khí đô thị bị ô nhiễm bụi có tính phổ biến, nặng nề và ô nhiễm các khí độc hại có tính cục bộ.
Ô nhiễm bụi - vấn đề nổi cộm của chất lượng không khí đô thị hiện nay
Môi trường không khí xung quanh của hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi, đặc biệt là ở các nút giao thông, các khu vực có công trường xây dựng và nơi tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp.
PM10 - vấn đề cần được quan tâm
PM10 trung bình năm của các thành phố lớn của Việt Nam như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng nhìn chung đều vượt ngưỡng trung bình năm theo khuyến nghị của WHO (20 àg/m3).
So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam, tại hầu hết các khu vực của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, nồng độ bụi PM10 các năm gần đây đều vượt quy chuẩn cho phép (50 àg/m3), (Biểu đồ 2.3).
Biểu đồ 2.3: Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm trong không khí xung quanh một số đô thị từ năm 2005 đến 2009
Nguồn: Chi cục Bảo Vệ Môi Trường Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, 2010
Bụi lơ lửng tổng số (TSP) - tình trạng ô nhiễm đáng lo ngại
Tình trạng ô nhiễm đối với bụi lơ lửng tổng số (TSP) rất đáng lo ngại, đặc biệt là ô nhiễm dọc hai bên các đường giao thông chính của các đô thị (Biểu đồ 2.4).
Biểu đồ 2.4: Diễn biến nồng độ TSP tại một số tuyến đường phố giai đoạn 2005-2009 Nguồn: Mạng lưới quang trắc môi trường quốc gia, 2010.
Không chỉ ở các tuyến đường giao thông đường phố mà các khu vực dân cư của các đô thị cũng gặp phải vấn đề ô nhiễm bụi, đặc biệt là các khu vực dân cư nằm sát khu vực đang có hoạt động xây dựng hoặc gần đường có mật độ xe lớn (Biểu đồ 2.5).
Biểu đồ 2.5: Diễn biến nồng độ bụi TSP trong không khí xung quanh ở các khu dân cư của một số đô thị giai đoạn 2005-2008
Nguồn: Mạng lưới quang trắc môi trường quốc gia, 2010.
Ô nhiễm một số khí độc hại
Các khí CO, SO2, NO2 trong không khí tại các đô thị nhìn chung vẫn trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, tại một số địa điểm và trong một số thời điểm, nồng độ các chất này có tăng lên, một số trường hợp đã vượt trị số cho phép.
Do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông, nồng độ NO2 ở gần các trục đường giao thông cao hơn hẳn các khu vực khác. Đặc biệt tại những đô thị có mật độ phương tiện giao thông cao như TP. Hồ Chí Minh, nồng độ NO2 trong không khí cao hơn hẳn những đô thị khác (Biểu đồ 2.6). Điều này chứng tỏ NO2 được phát sinh chủ yếu từ các hoạt động giao thông trong thành phố.
Biểu đồ 2.6: Diễn biến nồng độ NO2 ven các trục giao thông của một số đô thị trong toàn quốc
Nguồn: Mạng lưới quang trắc môi trường quốc gia, 2010.
Tại những nơi có mật độ giao thông cao, nồng độ CO cao hơn hẳn (Biểu đồ 2.7).
Biểu đồ 2.7: Diễn biến nồng độ CO tại các tuyến đường phố của một số đô thị 2002-2006
Nguồn: Cục Bảo Vệ Môi Trường, 2007.
Benzen, toluen và xylen (BTX) - có xu hướng tăng cao ở ven các trục giao thông đường phố
Nồng độ khí benzen, toluen và xylen đều có xu hướng tăng cao ở ven các trục giao thông đường phố. Tại Hà Nội, một số nghiên cứu cho thấy nồng độ BTX (benzen, toluen và xylen) cao nhất ở dọc hai bên các tuyến đường giao thông và có giảm đi ở các khu dân cư nằm xa các trục đường lớn (Biểu đồ 2.8). Điều này chứng tỏ nguồn gốc của những khí này chủ yếu từ các phương tiện giao thông.
Biểu đồ 2.8: Nồng độ BTX (benzen, toluen và xylen) trung bình 1 giờ của các khu vực thuộc thành phố Hà Nội (quan trắc trong thời gian 12/1/2007-5/2/2007)
Nguồn: Chương trình Không khí sạch Việt Nam - Thuỵ Sỹ, 2007
Ghi chú:
- Điểm nóng giao thông: trung bình của 6 điểm quan trắc - Ven đường giao thông: trung bình của 36 điểm quan trắc - Điểm nóng SXCN:
trung bình của 6 điểm quan trắc
- Điểm dân cư thông thường: trung bình của 81 điểm quan trắc - Ngoại thành: trung bình của 5 điểm quan trắc
2.2 Chính sách về phí, thuế đối với xăng dầu tại Việt Nam