Đa dạng hoá các dịch vụ trong hoạt động Logistics

Một phần của tài liệu Dịch vụ logistics trong vận tải và giao nhận của việt nam (Trang 83 - 93)

III. Một số giải pháp nhằm phát triển Logistics trong các doanh nghiêp vận tải và

2. Giải pháp vi mô

2.4. Đa dạng hoá các dịch vụ trong hoạt động Logistics

Các công ty Logistics có thể tăng cường một số dịch vụ khác để tăng sức cạnh tranh như:

Kết hợp thêm nhiều tuyến vận tải đa phương thức nhằm đạt tới mục tiêu tiết kiệm tối đa chi phí và chất lượng dịch vụ nâng cao. Hiện nay tại Việt Nam chỉ có vận tải đa phương thức đường biển, đường bộ hay đường hàng không- đường bộ nhằm thực hiện dịch vụ Door to Door. Do đó chưa có các hình thức vận tải đa phương thức khác mà cả thế giới đang sử dụng như mô hình cầu lục địa kết hợp cả máy bay, tàu biển, xe tải…

Tăng cường các dịch vụ kho vận thông qua các dịch vụ thiết kế, quản lý kho bao gồm cả quản lý dữ trữ tới hạn. Hiện nay, các công ty Logistics chỉ kinh doanh dịch vụ cho thuê kho mà chưa có các hình thức kinh doanh khác trong lĩnh vực này như thiết kế kho, phương thức sắp xếp hàng có hiệu quả để giảm chi phí kho cho khách hàng. Bước tiếp theo các đơn vị có thể tham gia quản lý kho thông qua hệ thống truyền dữ liệu điện tử thông báo cho khách hàng tình trạng dự trữ của kho để khách hàng hoạch định chiến lược và đi tới các quyết định kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác.

Đảm nhận việc đóng gói bao bì, phân loại hàng hoá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.Các công ty Logistics sẽ thay mặt nhà nhập khẩu thực hiện các dịch vụ đóng gói phù hợp với trọng lượng, kích thước, giá trị hàng hoá, đánh ký mã hiệu, nhãn hiệu chính xác, phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện cho việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hoá.

Để đầu tư phát triển các dịch vụ Logistics nội địa, cần phải tăng cường hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ Logistics, giữa nhà cung cấp với những người/tổ chức sử dụng dịch vụ. Như vậy toàn bộ quá trình từ sản xuất đến lưu thông hàng hoá sẽ đạt được hiệu quả hơn, giúp giảm tổng chi phí đến mức tối thiệu.

Như đã biết, Logistics là một bộ phận của chuỗi cung ứng. Mỗi chuỗi cung ứng gồm nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Việc xây dựng mối quan hệ hợp tác khăng khít, lâu dài giữa các nhà cung ứng này là nhân tố quyết định sự thành công của chuỗi cung ứng của một công ty. Một ví dụ điển hình ở TP Hồ Chí Minh là tập đoàn Metro Cash&Carry Việt Nam. Đây là một tập đoàn bán sỉ thực phẩm của Đức chuyên phục vụ các khách sạn, nhà hàng và các đơn vị kinh doanh ăn uống lớn. Những khách hàng này chiếm hơn phần nửa doanh thu của Metro ở Việt Nam với hơn 120 triệu năm 2004. Sự thành công của Metro có mối liên quan gần gũi với chiến lược xây dựng mối quan hệ cung ứng lâu dài, đặc biệt là với các nhà cung ứng thực phẩm tươi sống tại địa phương. Mối quan hệ này dựa trện sự tin cậy. Để có được sự tin cậy, các nhà cung ứng phải chứng tỏ họ có thể cung cấp sản phẩm chất lượng ổn định và thích nghi với sự thay đổi của khách hàng. Song song đó, Metro cung chiếm được niềm tin từ phía nhà cung ứng bằng cách bảo đảm trong khâu thanh toán, để thiết lập mối quan hệ này, giữa Metro và các nhà cung ứng phải liên tục trao đổi, chia sẻ thông tin thị trường với nhau, giúp đỡ nhau cùng phát triển hướng tới mục tiêu phục vụ khách hàng với sản phẩm có chất lượng cao nhất và với hiệu quả hoạt động có hiệu quả cao nhất. Sự cộng tác này đem lại lợi ích cho tất cả các bên, những nhà cung ứng xuất sắc thường được Metro cam kết ký hợp đồng dài hạn. Ngược lại, Metro cũng được đảm bảo có thể mang đến sản phẩm có chất lượng cao cho khách hàng. Bằng việc xây dựng mối quan hệ trực tiếp với nông dân thay vì trung gian giúp Metro giảm nhiều chi phí và có được mức giá cạnh tranh.

Trên đây chính là một trường hợp về việc hợp tác hữu hiệu giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng. Hiện nay các công ty Logistics Việt Nam hoạt động còn rất độc lập, thiếu hẳn sự liên kết vẫn được xem là rất cần thiết để hoạt động Logistics đạt được hiệu quả cao nhất. Trong xu hướng ngày nay, mỗi doanh nghiệp cần tập trung vào thế mạnh của mình và sẽ thuê ngoài các dịch vụ không phải là thế

mạnh.Muốn vậy tính liên kết sẽ cần thiết hơn bao giờ hết. Đã đến lúc các doanh nghiệp Logistics Việt Nam cần ngồi lại và hợp tác với nhau để đưa ra thị trường một chuỗi các dịch vụ Logistics tổng thể cho khách hàng.

Chẳng hạn một công ty giao nhận có thể liên kết với một công ty kho bãi, về vận tải, về môi giới, về hàng không để tạo thành một chuỗi liên kết chặt chẽ để phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất. Ví dụ như các đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics thường chỉ liên hệ với các nhà cung cấp kho vận, vận tải cũng như một số dịch vụ nhất định khi có yêu cầu từ phía khách hàng nên thường giá cao. Cũng có những đơn vị có kho riêng nhưng sử dụng không hiệu quả do nguồn hàng ít. Do đó một giải pháp tích cực là tăng cường ký hợp đồng dài hạn với các đơn vị cung cấp nhằm giảm giá cho khách hàng cuối cùng. Thông qua đó, vốn không bị ứ đọng quá lâu, tiền thuê có thể trả từng đợt và có thể được hưởng giá ưu đãi.

KẾT LUẬN

Trên thế giới Logistics đã có một quá trình phát triển lâu dài và những ưu việt của nó ngày càng bộc lộ một cách rõ rệt. Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế tập trung vào sản xuất sang nền kinh tế hàng hoá tập trung vào nhu cầu của thị trường là chủ yếu, thì Logistics đã xuất hiện và mang lại những thành quả to lớn đối với nền kinh tế. Dòng lưu chuyển hàng hoá ngày càng dài hơn, từ người sản xuất hàng hoá phải đi qua rất nhiều người trung gian mới tới được người tiêu dùng cuối cùng. Tính chất phong phú và sự vận động phức tạp của hàng hoá đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ đã đặt ra một yêu cầu mới đối với hoạt động vận tải giao nhận. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cho phép kết hợp chặt chẽ các quá trình sản xuất, lưu kho, tiêu thụ hàng hoá với hoạt động vận tải giao nhận có hiệu quả hơn. Và chỉ có Logistics mới có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu trên.

Hiện nay Logistics đang ở thời kỳ phát triển sôi động nhất trên thế giới và mang lại cho các công ty vận tải giao nhận nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng những nguồn lợi to lớn. Song đây lại là lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam. Trên thực tế Việt Nam hội tụ rất nhiều điều kiện để có thể ứng dụng và phát triển Logistics. Song để phát triển Logistics một cách thực sự thì đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Do đó, cần phải có sự hỗ trợ về vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Logistics phát triển. Mà trước hết là tập trung vào lĩnh vực giao nhận, vận tải biển vì vận chuyển hàng hoá bằng đường biển luôn chiếm phần chủ yếu trong khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của nước ta. Bên cạnh đó bản thân các doanh nghiệp vận tải giao nhận nói chung và các doanh nghiệp giao nhận, vận tải biển nói riêng cũng phải nỗ lực trong việc nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ quản lý, cũng như nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ thì mới có thể áp dụng thành công Logistics và có thể cạnh tranh với các hãng vận tải nước ngoài.

Trong những năm tới, sản xuất hàng hoá sẽ phát triển, khối lượng hàng hoá xuất khẩu ngày càng tăng lên, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng đáp ứng nhu

cầu thị trường một cách nhanh chóng hơn. Vì vậy, trao đổi thương mại của Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng trên phạm vi thế giới. Với nỗ lực của nhà nước cùng các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải giao nhận chắc chắn trong tương lai không xa hoạt động Logistics sẽ thực sự phát triển ở Việt Nam và trở thành công cụ sắc bén để các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam giành những lợi thế cạnh tranh nhất định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. GS.TS Hoàng Văn Châu (2003), vận tải và giao nhân hàng hoá xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Khoa học và Kỷ Thuật, TP HCM.

2. Nguyễn Như Tiến (2000), Logistics khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải. 3. Nguyễn Như Tiến (2006), Vận chuyển hàng hoá đường biển bằng Container, Nhà xuất bản Đại học quốc gia- Hà Nội.

4. Vũ Sỹ Tuấn (2000) Vận chuyển hàng hoá đường biển bằng đường hàng không và những giải pháp phát triển phương thức này ở Việt Nam, luận án tiến sỹ.

5. Vũ Hữu Tửu (2002), Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại Thương, Nhà xuất bản giáo dục. 6. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2003), Logistics những vấn đề cơ bản , Nhà xuất bản Thống kê.

7. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Quản Trị Logistics , Nhà xuất bản Thống kê.

8. Tạp chí hàng hải số 4(19-20) 4/2007. 9. Tạp chí hàng hải số 7(24-25) 7/2007. 10. Tạp chí hàng hải số 6(22-23) 7/2007.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

11. Deborah L.Bayles, “ E - Commerce Logistics and Fulfillent Delivering the Goods”.

12. Lawrence D.Fredendall Ed Hill, “ Basics of Supply Chain Management”. 13. James C.Johnson - ST. Cloud State University & Donald F.Wood - San Francisco State University, “ Contemporary Logistics”.

15. Douglas M.Lambert, “ Fundamental of Logistics” p.3, Mc Graw-Hill, 1998.

III. TRANG WEB TRUY CẬP

16. http://www.visabatimes.com.vn 17. http://www.giaothongvantai.com.vn 18. http://www.dddn.com.vn 19. http://www.Logistics.com 20. http://www.saga.com 21. http://www.vinalines.com.vn 22. http://www.mearsk-Logistics.com 23. http://www.vneconomy.com.vn 24. http://www.vsip.com.vn 25. http://www.e-globalLogistics.com

MỤC LỤC

Lời Mở Đầu ... 1

Chương I. Tổng quan về Logistics ... 3

I. Sự ra đời và phát triển của losgistics ... 3

1. Khái niệm về losgistics ... 3

2. Sự hình thành và phát triển Logistics ... 6

3. Nguyên nhân ra đời và phát triển Logistics trong doanh nghiệp ... 8

II. Đặc điểm, vai trò và tác dụng Logistics ... 10

1. Đặc điểm hệ thống của Logistics ... 10

2. Phân loại Logistics ... 13

2.1. Phân loại theo các hình thức Logistics ... 13

2.2. Phân loại theo quá trình... 13

3. Vai trò của Logistics ... 14

4. Tác dụng của dịch vụ Logistics... 17

5. Bản chất kinh tế của Logistics ... 19

III. Các yếu tố cơ bản của Logistics ... 21

1. Yếu tố vận tải ... 22

2. Yếu tố Marketing ... 23

3. Yếu tố phân phối ... 24

4. Yếu tố quản trị ... 25

5. Các yếu tố khác ... 26

Chương II: Thực trạng dịch vụ Logistics trong vận tải và giao nhận ở Việt Nam ... 28

I. Các yếu tố Logistics trong giao nhận vận tải ... 28

1.1. Nhà cung cấp: ... 28

1.2. Cảng xuất (Cảng biển, sân bay, nhà ga)... 30

1.3. Cảng nhập (Cảng biển, sân bay, nhà ga) ... 32

1.4. Kho người mua ... 34

2. Sự tích hợp, xâu chuỗi các yếu tố Logistics trong quy trình giao nhận vận

tải ... 35

2.1. Logistics xâu chuỗi quy trình giao nhận vận tải. ... 35

2.2. Các loại chi phí trong quy trình giao nhận vận tải ... 45

2.3. Hệ thống thông tin tích hợp, xâu chuỗi các yếu tố ... 48

3. Lợi ích do sự xâu chuỗi các yếu tố trong chu trình vận tải và giao nhận mang

lại. ... 51

3.1. Giảm chi phí ... 51

3.2. Nâng cao mức độ linh hoạt trong hoạt động của các doanh nghiệp ... 52

3.3. Tăng cường chất lượng dịch vụ ... 53

3.4. Tăng doanh thu và lợi nhuận ... 53

II. Thực trạng dịch vụ Logistics trong vận tải và giao nhận ở Việt Nam ... 55

1. Năng lực ngành dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam ... 55

1.1. Quy mô hoạt động và tiềm lực tài chính ... 55

1.2. Cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin ... 55

1.3. Nguồn nhân lực ... 56

1.4. Luật áp dụng với hoạt động Logistics... 59

2. Tình hình liên kết giữa các yếu tố trong chu trình vận tải và giao nhận ... 59

2.1. Sự rời rạc giữa các yếu tố ... 59

III. Đánh giá dịch vụ Logistics trong vận tải và giao nhận ở Việt Nam... 61

1. Tiềm năng và cơ hội phát triển ... 61

1.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý ... 61

1.2. Vai trò của ngành Logistics đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam ... 62

1.3. Hoạt động XNK phát triển mạnh về chiều rộng và chiều sâu ... 62

1.4. Vốn đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh ... 63

2. Một số bất cập khi phát triển dịch vụ Logistics ... 64

2.1. Hạn chế về luật lệ và thông lệ trong mua bán quốc tế ... 64

2.2. Nguồn luật điều chỉnh ... 64

2.3. Chi phí vận tải cao ... 65

3. Đánh giá dịch vụ Logistics trong vận tải và giao nhận ở Việt Nam ... 66

3.1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics thứ hai ... 66

3.2. Không có sự liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp... 67

Chương III. Một số giải pháp nhằm phát triển Logistics trong các doanh nghiệp vận tải giao nhận ở Việt Nam ... 69

I. Kinh nghiệm áp dụng Logistics trong lĩnh vực giao nhận vận tải của

Singapore ... 69

II. Định hướng phát triển Logistics trong các doanh nghiệp vận tải và giao nhận ở Việt Nam ... 71

1. Phát triển ngành Logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn. ... 71

2. Hình thành những tổng công ty, công ty mạnh đủ thế và lực hoạt động trong lĩnh vực Logistics toàn cầu. ... 73

III. Một số giải pháp nhằm phát triển Logistics trong các doanh nghiêp vận tải và giao nhận của Việt Nam ... 73

1.1. Chính phủ xây dựng chiến lược phát triển Ngành Logistics... 73

1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh trong hoạt động Logistics. ... 74

1.3. Đầu tư và nâng cấp hạ tầng giao thông vận tải. ... 75

1.4. Thúc đẩy và phát triển hệ thống công nghệ thông tin... 77

1.5. Chuẩn hoá các quy trình dịch vụ Logistics, thống kê Logistics... 78

1.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo Logistics ... 78

2. Giải pháp vi mô. ... 79

2.1. Liên kết và sát nhập các doanh nghiệp trong nước ... 79

2.2. Đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics ... 80

2.3. Nâng cao, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Logistics. ... 81

2.4. Đa dạng hoá các dịch vụ trong hoạt động Logistics ... 82

2.5. Đầu tư phát triển các dịch vụ Logistics nội địa ... 82

Kết Luận ... 85

Một phần của tài liệu Dịch vụ logistics trong vận tải và giao nhận của việt nam (Trang 83 - 93)