Năng lực ngành dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Dịch vụ logistics trong vận tải và giao nhận của việt nam (Trang 56 - 57)

II. Thực trạng dịch vụ Logistics trong vận tải và giao nhận ở Việt Nam

1. Năng lực ngành dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam

1.1. Quy mô hoạt động và tiềm lực tài chính

Các công ty kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam quy mô hoạt động nhỏ, các công ty tư nhân hiện đang chiếm 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics. Các doanh nghiệp này có số vốn rất nhỏ, có doanh nghiệp chỉ đăng ký vốn kinh doanh từ 300-500 triệu đồng (tương đương 18.750-31.250 USD)

Trên thực tế, nếu muốn ký vận đơn vào Mỹ thì phải ký quỹ tới 150.000 USD. Nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá từng bộ phận đã hình thành các công ty cổ phần với cỡ 5 tỷ đồng (Khoảng 312.500 USD). Với quy mô vốn như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam không thể đáp ứng được yêu cầu khi gia nhập thị trường Logistics thế giới.

Quy mô doanh nghiệp còn thể hiện ở số nhân viên, kể cả người phụ trách, doanh nghiệp chỉ đáp ứng được một số công việc đơn giản của khách hàng. Cũng vì vốn và nhân lực ít nên việc tổ chức bộ máy của các doanh nghiệp rất đơn giản, mức độ chuyên sâu của các doanh nghiệp Logistics trong nước là không có. Hiện tại trên cả nước có khoảng 800 -900 doanh nghiệp kinh doanh Logistics, thời gian hoạt động của các doanh nghiệp là 5 năm với vốn đăng ký trung bình khoảng 1.5 tỷ. Như vậy các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics đều còn rất trẻ và quy mô nhỏ.

1.2. Cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam bao gồm trên 17000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42 000 km đường thuỷ, 266 cảng biển và 20 sân bay. Tuy nhiên chất lượng của hệ thống này không đồng đều, có những chỗ chưa đảm bảo về mặt kỹ thuật. Hiện tại, chỉ có khoảng 20 cảng biển có thể tham gia việc vận tải hàng hoá quốc tế và cũng chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là đón được các máy bay chở hàng quốc tế. Một số “đường cao tốc” có thực hiện thu phí giao thông - đó thực sự là những đoạn đường tốt. Ngược lại, khá nhiều đường liên tỉnh, huyện đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Trong một số lĩnh vực công nghiệp, việc vận chuyển bằng đường sắt và đường thuỷ đang chiếm ưu thế so với vận chuyện

Đội tàu Việt Nam dự tính đến năm 2020

2000 2005 2010 2020 Tăng trưởng

Tổng DWT'000 1,800 3,100 4,445 7,100 7%

Tuổi tàu bình quân 21 17 16.0 14.0 Năng súât (T/DWT) NA NA 16.7 20.0 % vận chuyển NA NA 25% 35%

Nguồn: HHHHVN

bằng đường bộ. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, lượng hàng hoá vận chuyện đường sắt chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng hóa lưu thông. Tuy nhiên đường sắt Việt Nam vẫn sử dụng 2 loại khổ ray khác nhau (1000 và 1435 mmm) với trọng tải thấp. Chuyến tàu nhanh nhất tuyến HN - HCM (1630 km) hiện vẫn cần 29 - 32 tiếng đồng hồ. Qua đó có thể thấy cơ sở hạ tầng, kho hàng còn yếu kém. Hệ thống cảng biển còn nhiều hạn chế, Việt Nam chưa có cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế để thu hút tàu biển có trọng tải lớn và hàng hoá trung chuyển giữa các quốc gia vào cảng Việt Nam, mặt khác Việt Nam vẫn chưa phát triển vận tải hàng hoá bằng đường hàng không, thiếu đội bay vận tải phục vụ cho các loại hàng hoá như thực phẩm tươi sống, rau quả, thuỷ sản; rồi hạ tầng đường bộ vẫn chưa hoàn chỉnh; hệ thống đường sắt chưa kết nối được với các cảng biển, các khu kinh tế, khu công nghiệp… Chính vì vậy mà việc kết nối khai thác vận tải đa phương thức trong chuỗi dịch vụ Logistics tại nước ta còn nhiều hạn chế. Hệ thống thông tin ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được, công nghệ trong quản lý điều hành.

Một phần của tài liệu Dịch vụ logistics trong vận tải và giao nhận của việt nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)