Tình hình liên kết giữa các yếu tố trong chu trình vận tải và giao nhận

Một phần của tài liệu Dịch vụ logistics trong vận tải và giao nhận của việt nam (Trang 60 - 62)

II. Thực trạng dịch vụ Logistics trong vận tải và giao nhận ở Việt Nam

2. Tình hình liên kết giữa các yếu tố trong chu trình vận tải và giao nhận

2.1. Sự rời rạc giữa các yếu tố

Trong các yếu tố của Logistics trong chu trình vận tải và giao nhận ở Việt Nam chưa có sự liên kết với nhau. Các yếu tố đó trong một chu trình nhưng lại rời rạc không liên kết và tương hỗ lẫn nhau. Nguyên nhân chính đó là các công ty giao nhận vận tải ở Việt Nam chưa đủ khả năng để cung cấp một chuỗi các dịch vụ trong quy trình trên. Về quy mô, tiềm lực tài chính, chuyên môn cũng như cơ sở hạ tầng không cho phép các công ty giao nhận vận tải Việt Nam thực hiện đầy đủ các dịch vụ Logistics. Các công ty chỉ thực hiện một số công đoạn trong quy trình đó. Do vậy thường xảy ra sự gián đoạn cũng như chậm trễ trong việc giao nhận hàng hoá gây nên những thiệt hại cho khách hàng. Các công ty vận tải giao nhận của Việt Nam chỉ khai thác những công đoạn mà có thể coi đó là thế mạnh trên thị trường chứ không đầu tư, khai thác, đa dạng hoá các công đoạn khác. Dẫn đến một hợp đồng vận chuyển hàng hoá có rất nhiều công ty tham gia, mỗi công ty thực hiện mỗi

công đoạn nhất định, các công đoạn được thực hiện riêng rẽ không được liên kết nhau. Đó chính là nguyên nhân làm tăng chi phí, thời gian cũng như làm kìm hãm sự phát triển ngành Logistics. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu cung cấp một số công đoạn trong toàn chuỗi Logistics, ví dụ như : làm hệ thống đại lý của các công ty Logistics, thực hiện các dịch vụ vận tải nội địa, thủ tục hải quan… Trong quy trình trên thì các công đoạn không tách rời nhau mà liên kết chặt chẽ với nhau, để các công đoạn trên được xâu chuỗi với nhau đòi hỏi các công ty phải đầu tư, mở rộng đa dạng hoá các dịch vụ nhằm thoả mãn một cách tối đa các nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, do cơ sở hạ tầng yếu kém nên sự liên kết đó càng khó khăn hơn, thông tin giữa các công đoạn không được kết nối với nhau kịp thời, hàng hoá vận chuyển không đồng bộ tạo ra rất nhiều các loại chi phí như : vận tải, lưu kho, lưu bãi, thông tin liên lạc… Sự thiếu đồng bộ vẫn diễn ra trong các công đoạn như : hàng hoá được vận chuyển qua rất nhiều loại phương tiện vận tải làm tăng chi phí cũng như giá thành của sản phẩm, thông tin giữa người vận chuyển và khách hàng không rõ ràng gây nên những thiệt hại như chậm giao hàng, lưu kho. Việc kết nối thông tin của doanh nghiệp và hải quan, doanh nghiệp với cảng, hãng tàu chưa được điện tử hoá gây nên lãng phí thời gian cũng như các chi phí khác. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có khả năng cung cấp một số dịch vụ nên chỉ thực hiện một số công đoạn nhất định, chủ yếu là 2PL, làm đại lý cho các công ty vận tải nước ngoài.

2.2. Không có sự quản trị Logistics hợp nhất

Các công ty Logistics ở Việt Nam không có quản trị Logistics hợp nhất, các công ty chỉ tổ chức các hoạt động các nghiệp vụ riêng rẽ mà công ty mình có lợi thế. Các công ty không có các hoạt động sau: Quản lý vận tải trong và ngoài công ty, quản lý đội phương tiện, lưu kho, xử lý các vấn đề nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế hệ thống Logistics, quản lý dự trữ, lên kế hoạch cung cầu, và quản lý hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba… Tuỳ theo các cấp độ khác nhau, các hoạt động quản trị Logistics còn bao gồm: tìm kiếm và thu mua nguồn hàng, lên kế hoạch sản xuất, đóng gói và lắp ráp sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Việc không có mô hình quản trị này đã làm cho các công ty Việt Nam không thể đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp, họ chỉ tham gia một

công đoạn nào đó đã làm giảm sức cạnh tranh cũng như thị phần trên thị trường. Để làm điều đó thì các công ty cần phải lập kế hoạch quản trị Logistics hợp nhất bằng những bước sau:

- Xác định năng lực hoạt động của công ty - Thiết kế một mô hình kinh doanh hợp nhất - Thực hiện mô hình đã hoạch định và đo lường giá trị đạt được - Cải tiến mô hình, xây dựng một mô hình tốt nhất, phù hợp nhất - Dự đoán tương lai. Do nhiều nguyên nhân các công ty Logistics Việt Nam chỉ cung cấp một số công đoạn trong quy trình Logistics, do vậy khả năng kết hợp giữa các công đoạn cũng như quản trị một chuỗi Logistics còn rất nhiều hạn chế nhất định.

Một phần của tài liệu Dịch vụ logistics trong vận tải và giao nhận của việt nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)