Tiềm năng và cơ hội phát triển

Một phần của tài liệu Dịch vụ logistics trong vận tải và giao nhận của việt nam (Trang 62 - 65)

III. Đánh giá dịch vụ Logistics trong vận tải và giao nhận ở Việt Nam

1. Tiềm năng và cơ hội phát triển

1.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý

Việt Nam có một vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, nằm ở khu vực chiến lược của vùng Đông Nam Á, bờ biển trải dài trên 2000km, có nhiều cảng nước sâu, các sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và mạng lưới giao thông là tiền đề để phát triển Logistics.

Việt Nam thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Duơng, nơi hoạt động kinh tế diễn ra sôi động nhất nhì thế giới trong thế kỷ XXI. Hoạt động kinh tế phát triển thì các luồng hàng hoá thông thương trong khu vực và giữa khu vực với thế giới cũng sẽ tăng trưởng, tạo cơ hội cho Logistics phát triển.

Nằm ở trung tâm biển Đông, nơi có các tuyến đường biển nhộn nhịp vì lưu lượng tàu bè qua lại hàng ngày từ 150 - 200 chiếc. Theo dự báo, vào đầu thế kỷ XXI, khối lượng hàng hoá vận chuyển qua biển Đông của các nước khu vực Đông Nam Á có thể tăng gấp hai lần.

Nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực, Việt Nam đóng vai trò chiếc cầu nối cực kỳ quan trọng giữa các vùng. Đây là điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới và trong khu vực.

Biển và vùng biển là bộ mặt quan trọng của đất nước để mở cửa ra bên ngoài. Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt dọc biển nối liền với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là đường xuyên Á) tạo khả năng chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu tới mọi miền miền đất nuớc, đặc biệt là tới các nước trong khu vực và trên thế giới.

1.2. Vai trò của ngành Logistics đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam

Logistics đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông và phân phối. Logistics có vai trò trong việc giải quyết bài toán đầu vào và đầu ra sao cho hiệu quả. Logistics có thể thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ…

Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thị phần khổng lồ của dịch vụ Logistics, theo tính toán mới nhất của cục hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong Logistics là vận tải biển thì doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này thực sự là một thua thiệt lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi có đến 90% hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Năm 2006, lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam là 153 triệu tấn và tốc độ tăng trưởng lên đến 19,4 %. Đây thực sự một thị trường mơ ước mà các tập đoàn nước ngoài đang thèm muốn và tập trung khai phá.

Dịch vụ Logistics ở Việt Nam mới chiếm khoảng từ 15 - 20% GDP (ước tính GDP năm 2006 là 57.5 tỷ USD) như vậy chi phí Logistics chiếm khoảng 8,6 -11,1 tỉ USD. Đây là một khoản tiền rất lớn, chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong Logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cung đã là một thị trường dịch vụ cực lớn. Với một nền sản xuất phát triển mạnh mẽ, nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao, nếu chỉ tính theo tỉ lệ trên đây thì phí dịch vụ Logistics trên thị trường Việt Nam có một doanh số khổng lồ và hứa hẹn tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ.

1.3. Hoạt động XNK phát triển mạnh về chiều rộng và chiều sâu

Theo dự báo, trong vòng 10 năm tới kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước sẽ đạt tới 200 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã tăng từ 2,4 tỷ USD trong năm 2000, lên gần 32,5 tỷ năm 2005, lên trên 39,8 tỷ USD trong năm 2006 và có

khả năng đạt 47,5 tỷ USD trong năm 2007. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP cũng tăng nhanh từ 30,8% năm 1990 lên 46,5% năm 2000, lên 61,3% năm 2005, lên 65% năm 2006 và 67% năm 2007 - thuộc loại cao so với các nước (đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 5 ở châu Á và thứ 8 của thế giới). Sự tăng tốc của xuất khẩu của Việt Nam do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là do mở rộng thị trường xuất khẩu. Điều đó càng khẳng định thêm rằng tiềm năng phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam còn khá lớn. Dự báo đến năm 2010, hàng Container qua cảng biển Việt Nam sẽ đạt từ 3,6 - 4,2 triệu TEU, con số này đến năm 2020 chắc chắn sẽ lên tới 7,7 triệu TEU.

Đồng thời lĩnh vực đóng tàu đã có những bước phát triển vuợt bậc, mức tăng trưởng hàng năm đạt 30% và đến nay có thể đóng mới các loại tàu có trọng tải 100.000T - 250.000T, trong 5 năm 2001-2005, đội tàu biển Việt Nam đã tăng lên 366 tàu, với trọng tải 1,3 triệu DWT tăng 50,97% về số lượng và 68,72% về trọng tải so với năm 2000, bình quân tuổi tàu từ 21 tuổi năm 2000 xuống 17 tuổi vào năm 2005. Tình hình xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng trong những năm qua dẫn đến nhu cầu vận tải tại Việt Nam rất lớn. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu đạt trên 24%/ năm trong giai đoạn 2002 - 2006 và sẽ đạt mức cao trong những năm tới.

1.4. Vốn đầu tƣ vào Việt Nam tăng mạnh

Vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là vốn ODA nhằm phát triển cở sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho Việt Nam ngày càng tăng. Các nhà tài trợ vốn ODA như ADB, JBIC, WB rất quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, cụ thể, nguồn vốn ODA cho lĩnh vực này trong 5 năm tới sẽ tiếp tục tăng mạnh để đầu tư cho các lĩnh vực phát triển hệ thống giao thông Bắc - Nam, các trục đường chính của các vùng kinh tế; ưu tiên phát triển các tuyến đường ở vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, ĐBSCL; phát triển mạnh hệ thống đường cao tốc, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. Bên cạnh định hướng đầu tư cho các dự án giao thông đường bộ, đối với lĩnh vực đường sắt, chính phủ sẽ thu hút vốn đầu tư ODA xây dựng một số tuyến đường sắt, kể cả tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh. Lĩnh vực hàng không, các sân bay quốc tế sẽ được xây dựng ở một số tỉnh, thành phố phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống các sân bay của cả nước,

trước mắt xây dựng mới một sân bay quốc tế hiện đại cho thủ đô Hà Nội (Cảng hàng không quốc tế 2), Long Thành Biên Hoà, Đà Nẵng (Nhà ga), Cam Ranh - Khánh Hoà (nhà ga) và Phú Quốc - Kiên Giang. Trong giai đoạn này, Chính phủ cũng sẽ tập trung vốn ODA để xây dựng một số cảng nước sâu, trong đó có cảng Vân Phong - Khánh Hoà, cảng Lạch Huyện- Hải Phòng, và các cảng trung chuyển. Ngoài ra sẽ hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống các tuyến đường thuỷ nội địa quan trọng ở đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL. Dự báo nguồn vốn ODA ký kết cho thấy, bên cạnh 8 tỷ USD thời kỳ 2001-2005 chuyển tiếp sang, trong giai đoạn tù 2006- 2010, vốn ODA ký kết mới sẽ đạt khoảng từ 12,35 - 15,75 tỷ USD, đưa tổng nguồn vốn ODA được ký kết lên con số 23,75 tỷ USD. Dự báo tổng nguồn vốn ODA sẽ giải ngân thời kỳ 2006-2010 đạt khoảng 11,46 - 12,41 tỷ USD.

Tính đến ngày 22.09.2007, cục Đầu tư nước ngoài đưa ra con số 1.045 dự án Đầu tư nước ngoài cấp mới kể từ đầu năm, với tổng mức đầu tư là 8.3 tỷ USD, đồng thời có 274 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm là 1,3 tỷ USD, nâng tổng số vốn thu hút của cả nước lên 9,6 tỷ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái, cả về số lượng dự án và tổng vốn đăng ký.

Một phần của tài liệu Dịch vụ logistics trong vận tải và giao nhận của việt nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)