Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh trong hoạt động Logistics

Một phần của tài liệu Dịch vụ logistics trong vận tải và giao nhận của việt nam (Trang 75 - 93)

III. Một số giải pháp nhằm phát triển Logistics trong các doanh nghiêp vận tải và

1. Giải pháp vĩ mô

1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh trong hoạt động Logistics

Đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực Logistics với mục đích tạo cơ sở cho một thị trường Logistics minh bạch. Luật thương mại Việt Nam qui định hoạt động Logistics là hành vi thương mại, công việc chính là cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hoá, tổ chức vận chuyển nhưng khi đảm nhận việc vận chuyển thì phải tuân theo pháp luật về vận chuyển. Tuy nhiên, hiện nay luật cũng chưa cụ thể hoá qui chế của người

chuyên chở không có tàu (NVOCC - Non - Vessel Operating of Common Carrier) trong pháp luật về Logistics. Việc cấp phép hoạt động cho các công ty tư nhân của chính quyền địa phương lại được thực hiện đại trà mà không xem xét khả năng tài chính, cơ sở vật chất của đơn vị xin phép hoạt động. Các qui định về dịch vụ phát chuyển nhanh hiện nay còn coi là dịch vụ bưu điện chứ chưa coi là một loại hình dịch vụ Logistics và còn chịu nhiều sự điều tiết của các nghị định, thông tư về bưu chính viễn thông. Đây là điều rất bất hợp lý. Gần đây nhất chính phủ đã ban hành nghị định 140/2207/ND-CP ngày 05 tháng 09 năm 2007 quy định chi tiết luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh Logistics. Đây được xem như một nỗ lực của chính phủ nhằm dần hoàn thiện hành lang pháp lý trong hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics, tiến tới hoàn thiện cơ sở pháp lý của hoạt động Logistics.

1.3. Đầu tƣ và nâng cấp hạ tầng giao thông vận tải.

Hệ thống giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển dịch vụ Logistics. Việc ứng dụng và phát triển Logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải có đạt hiệu hay không hoàn toàn phụ thuộc vào kết cấu hạ tầng và phương tiện vật chất kỹ thuật của ngành giao thông vận tải. Hệ thống đường sá, cầu cống; nhà ga bến cảng; kho tàng bến bãi; phương tiện vận chuyển cũng như các trang thiết bị phục vụ giao nhận vận chuyển… là những yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động của Logistics. Đầu tư phát triển phải đồng bộ, tiên tiến tránh tình trạng không tương thích giữa cơ sở hạ tầng với phương tiện vận chuyển. Một số vấn đề cần tập trung sau:

- Phát triển cơ sở hạ tầng và phương tiện vật chất kỹ thuật của ngành giao thông vận tải.

Kết cấu hạ tầng và phương tiện vật chất kỹ thuật của giao thông vận tải đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển Logistics. Không có cơ sở vật chất đồng bộ, tiên tiến khó có thể mang lại hiệu quả cho hoạt động Logistics.

Kết cấu hạ tầng giao thông vân tải phục vụ cho Logistics bao gồm hệ thống đường bộ, đường sông, biển, các nhà ga, hệ thống cảng biển, sông, cảng hàng

không, kho tàng bến bãi cũng như các trang thiết bị xếp dỡ hàng hoá, Container ở các điểm vận tải giao nhận.

+ Đối với vận tải đường biển, cần tập trung xây dựng và phát triển hệ thống cảng và nâng cấp đội tàu.

Xây dựng và phát triển hệ thống cảng: Tập trung xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển hợp lý, đồng thời đảm bảo tính hiện đại đáp ứng nhu cầu thực tế; Chú trọng đầu tư xây dựng cảng Container, cảng cạn (ICD); Tận dụng các nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài để xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cảng biển, nạo vét luồng lạch, mua sắm các trang thiết bị, cải tạo và xây dựng mới hệ thống kho tàng. Đồng thời phát triển thêm các tuyến vận tải nhằm tăng năng lực chuyên chở và thu hút thêm khách hàng.

Xây dựng, phát triển đội tàu vận chuyển: Nhà nước có chính sách hỗ trợ các công ty có thể thuê, mua và vay mua tàu mới bằng cách đứng ra bảo lãnh cho cá doanh nghiệp vay vốn các ngân hàng trong và ngoài nước với lãi suất ưu đãi. Nhà nước đầu tư cho ngành đóng tàu để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.

+ Đối với vận tải đường sông: cần xác định các tuyến đường chính để xây dựng cảng và đầu tư phát triển phương tiện vận tải thích hợp như bố trí xây dựng các cảng sông phải đảm bảo cho sự liên kết các phương thức vận tải một cách thuận lợi.

+ Đối với vận tải đường sắt: cần tập trung cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường đồng thời bổ sung phương tiện vận chuyển như đầu máy, toa xe, đặc biệt là các toa xe chuyên dụng.

+ Đối với vận tải đường bộ: tập trung nâng cấp, xây dựng các tuyến đường cao tốc đảm bảo tải trọng cho các ô tô chuyên dụng lưu thông; tăng cường đầu tư phát triển xe chuyên dụng Container, xây dựng các trạm giao nhận…

+ Đối với vận tải hàng không: Cần đầu tư mua sắm may bay chở hàng, các phương tiện xếp dỡ vận chuyển hàng đồng thời thiết lập các tuyến bay chở hàng đến các điểm có nhu cầu vận chuyển.

- Đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin:

Xây dựng chiến lược phát triển hệ thông công nghệ thông tin nhằm phục vụ nền kinh tế xã hội nói chung và Logistics nói riêng.

1.4. Thúc đẩy và phát triển hệ thống công nghệ thông tin.

Sự phát triển Logistics gắn liền với sự phát triển thương mại điện tử, do đó Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp lý để hỗ trợ cho thương mại điện tử phát triển nhằm tạo điều kiện cho Logistics phát triển. Nhà nước cần xây dựng chiến lược chung cho sự hình thành và phát triển nền kinh tế số hoá, xây dựng và ban hành các chính sách, đạo luật và các quy định cụ thể tương ứng. Hệ thống pháp lý cho thương mại điện tử cần được xây dựng trên cơ sở đạo luật mẫu về thương mại điện tử (UNCITRAL) của Uỷ Ban Liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế nhằm tạo nên sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam với Luật Quốc tế, bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong các giao dịch điện tử cho các doanh nghiệp.

Trong Logistics, hệ thống thông tin được sử dụng rộng rãi bao gồm POS (Điểm bán hàng), hệ thống thông quan tự động, hệ thống phân loại và theo dõi luồng hàng, hệ thống EDI (hệ thống chia sẻ và trao đổi dữ liệu điện tử). Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin trong thời gian qua đã giúp cho quá trình hoàn thiện Logistics, quản trị kinh doanh và dịch vụ khách hàng phát triển mạnh mẽ. Việc tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin đã mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận thương mại, xuất khẩu và hải quan do vậy cần khuyến khích việc sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Logistics và thực hiện các phương pháp công nghệ Logistics tiên tiến như quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) hay giao hàng đúng thời điểm (JIT).

Tổng cục hải quan đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng/năm cho công nghệ thông tin, nâng cấp mạng nội bộ (Lan) và mạng diện rộng (Wan) tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Thủ tục khai hải quan điện tử đã được triển khai tại một số địa phương và sẽ được áp dụng trên toàn quốc trong năm 2007.

Việc triển khai và áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào hoạt động Logistics thực sự mang lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như sự quản lý của Nhà nước của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Logistics.

1.5. Chuẩn hoá các quy trình dịch vụ Logistics, thống kê Logistics

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng các đơn vị hoạt động trong ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay xử lý nghiệp vụ phát sinh tuỳ theo nhận thức riêng, không theo một chu trình chuẩn và cũng không quan tâm đến thông lệ quốc tế. Cũng không có một tổ chức, hiệp hội nào chịu trách nhiệm thống kê hoạt động của ngành Logistics Việt Nam. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng không kiểm soát được, dễ phát sinh tiêu cực, chệch hướng và cạnh tranh không lành mạnh. Do đó cần thay đổi và tiêu chuẩn hoá các quy định (cấp phép, điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn...), vận tải đa phương thức; thay đổi thói quen bán FOB và mua CIF vốn làm suy yếu các công ty vận tải giao nhận Việt Nam; công nhận về mặt pháp lý các chứng từ điện tử và thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá tên hàng và mã hàng hoá.

1.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo Logistics

Định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành Logistics theo quan điểm của VIFFAS là phát triển theo hướng chính quy, chuyên nghiệp và kế hoạch phát triển dài hạn và cả ngắn hạn.

Trong chiến lược dài hạn, hiệp hội đề nghị chính phủ và các cơ quan chức năng quan tâm, hỗ trợ và hoạch định trong các chính sách có tính định hướng liên quan đến ngành Logistics; mở các bộ môn và khoa Logistics trong các trường Đại học, chuyên ngành ngoại thương. Ngoài ra hiệp hội cũng đề nghị tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong nước; đồng thời phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn tài trợ thường xuyên hơn.

Về tổ chức tuyên truyền, VIFFAS nên tổ chức xuất bản một tờ tạp chí, Website riêng để làm diễn đàn cho các hội viên tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề thuộc về ngành nghề của mình, có tiếng nói của chính phủ, các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách cũng như xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành Logistics. Các chương trình đào tạo sẽ được thông báo rộng rãi đến các hội viên để tích cực tham gia và tổ chức đào tạo cung cấp các sách báo, tài liệu nghiệp vụ cho các hội viên để tham khảo.

Về ngắn hạn các công ty, doanh nghiệp có thể thông báo cho hiệp hội về nhu cầu đào tạo, các hiệp hội có thể mời các chuyên gia kinh nghiệm đào tạo nội bộ doanh nghiệp để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay đang có kế hoạch đào tạo để đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh và cung cấp dịch vụ có hàm lượng chất xám cao. Các kế hoạch đào tạo thường bao gồm đào tạo và chuyên môn hoá nhân sự phụ trách thủ tục Hải quan trong các công ty giao nhận quốc tế, cử người đi tham quan, học hỏi ở các công ty khác về việc thu hút lao động có trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành liên quan, am tường ngoại ngữ, có kiến thức ngoại thương, cập nhật thường xuyên kỹ thuật mới trong nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế. Các công ty cần có chương trình đưa sinh viên thực tập, thuyết trình về thực tiễn hoạt động ngành hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới cho sinh viên, công ty phải có những đóng góp vật chất cụ thể cho đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các trường nếu muốn sử dụng sinh viên những trường này.

Thực hiện tốt các giải pháp có tính định hướng nói trên sẽ góp phần tăng cường xây dựng và phát triển nguồn lực cho ngành dịch vụ Logistics ở nước ta. Một nguồn nhân lực tốt, có chất lượng sẽ là tiền đề cho sự phát triển và tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập trước và sau WTO. Các giải pháp về nguồn nhân lực nhằm từng bước góp phần thúc đẩy kinh doanh giao nhận vận tải Việt Nam vượt qua những khó khăn hiện tại để có thể vững bước tiến lên bằng chính đôi chân của mình, lạc quan và thắng lợi.

2. Giải pháp vi mô.

2.1. Liên kết và sát nhập các doanh nghiệp trong nƣớc

Giá dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp Việt Nam tương đối rẻ, nhưng dịch vụ này lại thiếu độ chắc chắn và tin cậy. Để khắc phục điểm yếu này, các doanh nghiệp Việt Nam phải liên kết, hợp tác với nhau. Để làm được điều này, các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi tư duy cạnh tranh theo kiểu thắng thua, mà thay vào đó là hợp tác liên kết cùng có lợi. Thực tế đòi hỏi các doanh nghiệp bên cạnh liên kết với các doanh nghiệp quốc tế phải đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước để tăng sức mạnh về khả năng tài chính, nhân lực và sự chuyên nghiệp trong hoạt động để có khả năng đa dạng các dịch vụ Logistics. Đây là những

điểm mạnh của các doanh nghiệp Logistics nước ngoài mà các doanh nghiệp trong nước cần nhìn nhận và rút ra bài học.

Việc liên kết và sát nhập cần có vai trò của hiệp hội giao nhận kho vận (VIFAS), hiệp hội này cần được nâng cao về lượng và chất. Chúng ta nên xem xét việc bổ sung, mở rộng vai trò và chức năng của hiệp hội đại lý vận tải hoặc xem xét thành lập một hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ Logistics. Để thực hiện điều này đòi hỏi hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải, Hiệp hội chủ tàu, Hiệp hội cảng biển, phối hợp với các hiệp hội về xuất nhập khẩu hàng hoá như: Thuỷ sản, dệt may, lương thực và các chủ hàng lớn…

Các hiệp hội cần phải trao đổi và bàn bạc kỹ hơn về vấn đề hợp tác. Bởi hoạt động Logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải tích hợp được việc cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, XNK hàng hoá, phân phối với hàng loạt các dịch vụ vận tải, giao nhận, thông quan. Những người sản xuất, những thương gia, những người làm dịch vụ (vận tải, khai thuê hải quan, người cung cấp dịch vụ Logistics) phải tìm được tiếng nói chung, có những cam kết hoạt động chung mới khống chế việc thị phần bị mất ngay trên thị trường nội địa.

2.2. Đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics vực Logistics

Quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu. Ngành dịch vụ Logistics không nằm trong ngoại lệ, trong thời gian các công ty giao nhận vận tải, Logistics đã thực hiện cổ phần hoá, và đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Điều đó đã cho thấy chủ trương đúng đắn của chính phủ, đồng thời đã mang một diện mạo mới cho các doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh tăng vượt bậc, thị phần cũng như thương hiệu của công ty đã vượt quá những kỳ vọng của họ, trong số có một số công ty nổi bật như Gemadept, Vipco, Vinashin, SAFI… những thành công ban đầu đã cổ vũ cho quá trình cổ phần hoá của những công ty đang trong quá trình thay đổi mô hình kinh doanh. Những lợi ích mang lại thật to lớn như: Doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn lớn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh, thu hút các nguồn vốn lớn từ các đối tác chiến lược, thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao đồng thời áp dụng những công

nghệ tiên tiến nhất. Đây là cơ hội mang lại sự phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics. Đây là một tiền đề để hình thành những tập đoàn kinh doanh dịch vụ Logistics của Việt Nam. Do đó cần có những định hướng mang tính thực tế để đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá. Đồng thời cần tìm cách xóa bỏ tình trạng cổ phần hoá khép kín, tăng lượng cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược được tham gia với tỷ lệ sở hữu vốn lớn hơn, có vai trò và tác động thực sự làm thay đổi cung cách quản lý, tăng tiềm lực tài chính, công nghệ và thị trường doanh nghiệp.

10 công ty lớn trong ngành vận tải

Công ty EPS (06) EPS (07) PE (06) PE (07)

GMD 4,138 3,241 31 39 VIP 2,319 1,893 33 40 VSP 4,363 12,500 31 11 TMS 3,710 3,156 17 20 HTV 1,748 3,223 31 17 COM 2,613 2,023 27 35 DXP 3,276 3,143 14 14 MHC 2,342 2,057 18 20 VFC 2,111 1,911 21 24 PJT 2,046 1,835 28 32 Trung bình 2,867 3,498 25 .1 25.2

(Nguồn: Công ty chứng khoán Sacombank - 2007)

2.3. Nâng cao, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Logistics. nghiệp Logistics.

Một phần của tài liệu Dịch vụ logistics trong vận tải và giao nhận của việt nam (Trang 75 - 93)