II. Định hướng phát triển Logistics trong các doanh nghiệp vận tải và giao nhận ở
1. Phát triển ngành Logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ Logistics tại Việt Nam đang có bước phát triển mạnh mẽ và sẽ phát triển mạnh hơn khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Nhận thấy tiềm năng cũng như cơ hội của ngành dịch vụ Logistics, chính phủ Việt Nam đã định hướng phát triển ngành dịch vụ Logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam.
Đối với nền kinh tế quốc dân, Logistics đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông, phân phối. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ
riêng hoạt động Logistics chiếm 10-15% GDP của hầu hết tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương.
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong thời gian qua, nhu cầu giao lưu phân phối ngày càng trở nên cấp thiết và ngành Logistics đã trở thành ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất Việt Nam. Song hành cùng sự phát triển và tăng trưởng xuất khẩu, ngành vận tại biển đang có những bước phát triển vượt bậc, hiện 90% hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, đặc biệt, lĩnh vực vận chuyển Container luôn đạt tốc độ tăng trưởng 2 chữ số trong những năm gần đây. Nhận thấy đó chính là những cơ sở cần thiết để phát triển ngành Logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chính phủ và các nhà đầu tư quốc tế đang triển khai một loạt dự án xây dựng các cụm cảng nước sâu như ở khu vực Cái Mép - Thị Vải ở phía Nam, Hải Phòng ở phía Bắc, các dự án này đang phấn đấu hoàn thành vào năm 2009.
Lĩnh vực vận chuyển hàng không cũng đã đạt những tiến bộ rõ rệt. Trong 10 năm qua vận chuyển hành khách và hàng hoá theo đường hàng không đạt mức tăng trưởng trung bình lần lượt là 12.3%/năm và 17%/năm.
Với định hướng xây dựng ngành công nghiệp Logistics thành ngành công nghiệp mũi nhọn, chính phủ đã xây dựng chiến lược phát triển, trong đó đã hoạch định chiến lược phát triển ngành hàng hải, bởi vận tải biển là một khâu quan trọng trong hoạt động Logistics. Chiến lược này thể hiện khung định hướng và các giải pháp tổng quát phát triển toàn ngành trong giai đoạn nhất định, các chiến lược xây dựng dược nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn và xu thế phát triển tất yếu của Logistics các nước trong khu vực và trên thế giới, quy hoạch phát triển ngành thể hiện sự cụ thể hoá một bước của chiến lược phát triển ngành, nó là một tập hợp các mục tiêu và sự bố trí nguồn lực theo thời gian nhất định. Như vậy, nếu không có chiến lược, quy hoạch tổng thể thống nhất sẽ không có được khung định hướng rõ ràng cho sự phát triển của ngành. Trên cơ sở đó, việc sử dụng nguồn lực của ngành sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao trong khuôn khổ nhất định, thúc đẩy sự phát triển của ngành Logistics cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước.