Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng ở trường thpt (Trang 103 - 106)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng công tác quản lý của hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Chúng tôi đã đưa ra các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm góp phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh trong giai đoạn hiện nay. Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, chưa có điều kiện thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khoa học cũng như tính khả thi của các biện pháp như đã nêu ở trên. Chúng tôi chỉ sử dụng biện pháp xin ý kiến chuyên gia về tính hợp lý và tính khả thi của từng biện pháp.

3.3.1. Đối tượng lấy ý kiến

Chúng tôi xin ý kiến của cán bộ quản lý: hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông trong trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc về các biện pháp đã được đề xuất.

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm

Đánh giá tính hợp lý và khả thi của các giải pháp.

3.3.3. Kết quả khảo nghiệm

Chúng tơi đã tiến hành khảo nghiệm về tính hợp lý của các biện pháp của hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc và đã thu được kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 95 1. Mức độ hợp lý của các biện pháp TT Các biện pháp Mức độ Rất hợp lý Hợp lý Không Hợp lý

1 Quản lý việc thực hiện chương trình theo

mục tiêu giáo dục 12,5% 87,5%

2 Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở

vật chất và trang thiết bị dạy học 12,5% 75% 12,5% 3 Quản lý quá trình dạy học của giáo viên 37,5% 62,5%

4 Quản lý quá trình học tập của học sinh 25% 75% 5 Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm

tra đánh giá kết quả học tập 37,5% 62,5% 6 Phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia

đình và xã hội 37,5% 50% 12,5%

7 Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà

trường THPT 75% 25%

2. Mức độ khả thi của các biện pháp

TT Các biện pháp

Mức độ

Rất khả thi Khả thi Không Khả thi

1 Quản lý việc thực hiện chương trình theo

mục tiêu giáo dục 25% 75%

2 Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở

vật chất và trang thiết bị dạy học 87,5% 12,5% 3 Quản lý quá trình dạy học của giáo viên 75% 25%

4 Quản lý quá trình học tập của học sinh 62,5% 37,5% 5 Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm

tra đánh giá kết quả học tập 37,5% 62,5% 6 Phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia

đình và xã hội 25% 62,5% 12,5%

7 Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 96

Nhận xét:

Từ kết quả trên cho thấy hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng nhà trường, các trường Trung học phổ thông được hỏi ý kiến đều đánh giá cao về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp nêu trên.

Kết luận chƣơng 3

Để nâng cao được chất lượng dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng, trong nhà trường cần áp dụng các biện pháp cơ bản sau:

Xây dựng và triển khai được hệ thống quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng.

Hoàn thiện quy chế quản lý dạy học theo chương trình, mục tiêu đã đề ra. Xây dựng được văn hóa chất lượng trong nhà trường…

Các biện pháp trên rút ra cho ta về mặt khoa học và thực tiễn, từ đó áp dụng sẽ nâng cao được chất lượng dạy học trong nhà trường trung học phổ thơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng ở trường thpt (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)