Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng ở trường thpt (Trang 90 - 93)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.6.Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường Trung học phổ thông

3.2. Các biện pháp quản lý dạy học

3.2.6.Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường Trung học phổ thông

Văn hóa chất lượng nhà trường là tổ hợp các niềm tin, giá trị được mọi người trong trường cùng chia sẻ, hợp tác cùng thực hiện mục đích chất lượng, là quá trình đổi mới về phong cách, phương pháp làm việc của cán bộ, giáo viên, học sinh và cách quản lý. Muốn vậy cần phát huy cơ chế dân chủ nhà trường, mọi người đều biết, đều bàn, cùng làm, cùng kiểm tra, tự kiểm tra hướng tới mọi người đồng thuận thực hiện các mục tiêu chất lượng nhà trường đã đặt ra.

a. Mục đích và ý nghĩa

Đây là nội dung quan trọng trong quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng. Xây dựng văn hóa chất lượng nhà trường nhằm tạo nên trật tự kỷ cương và ni dưỡng bầu khơng khí thân thiện, cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy, tích cực, tự giác trong công việc và tôn trọng lẫn nhau. Mọi hoạt động của nhà trường, của cán bộ, giáo viên, các đoàn thể đều phải hướng vào mục tiêu tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động học. Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học, giáo viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường. Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn và tự chịu trách nhiệm. Nhà trường thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo được cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của giáo dục. Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường góp phần thực hiện mục tiêu chung đã đề ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 82

b. Nội dung

* Đối với Hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người lãnh đạo gương mẫu, hình thành văn hóa nhà trường thơng qua nhiều hoạt động đa dạng hàng ngày với cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh và cộng đồng. Hiệu trưởng chú ý đến nhu cầu của giáo viên và học sinh; cách phản ứng của người hiệu trưởng đối với những biến động trong nhà trường; hiệu trưởng xác lập cơ chế đánh giá, thi đua khen thưởng (đúng người, đúng việc); phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại, cùng tham gia, phân công trách nhiệm rõ ràng, biết lắng nghe và chọn lọc thơng tin để ni dưỡng bầu khơng khí tâm lí cởi mởi, tin cậy, tơn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất.

* Đối với giáo viên

Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên, dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ đang gặp phải, sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chun mơn, tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy, cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.

Tạo bầu khơng khí thân thiện, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, tự bồi dưỡng chuyên môn, tạo động lực để giáo viên cải tiến chất lượng dạy và học, nâng cao thành tích giảng dạy và học tập của nhà trường.

* Đối với học sinh

Tạo ra một môi trường học tập thuận lợi nhất cho học sinh: học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ, ham học. Học sinh được tơn trọng, thấy rõ trách nhiệm của mình. Học sinh tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với giáo viên, nhóm bạn, nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất. Tạo ra môi trường thân thiện cho học sinh: học sinh cảm thấy an toàn và chấp nhận các nhu cầu, hồn cảnh khác nhau. Khuyến khích học sinh phát biểu và bày tỏ quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 83

điểm cá nhân. Xây dựng mối quan hệ ứng xử, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau, tạo sự thân thiện giữa thầy và trị.

c. Quy trình thực hiện biện pháp * Xây dựng kế hoạch

Hiệu trưởng cần dựa trên hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, chất lượng đầu vào, đội ngũ cán bộ, giáo viên để xây dựng các mục tiêu, xác định các việc phải làm, yêu cầu cần đạt, chỉ rõ ai làm, biện pháp, điều kiện, thời gian thực hiện, phân quyền hạn và trách nhiệm đến từng tổ, cá nhân. Một trong những vấn đề cần quan tâm xây dựng một hệ thống chuẩn phù hợp với các điều kiện thực tế của trường trong từng kế hoạch.

Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng nhà trường xây dựng quy chế hoạt động, kế hoạch phối hợp với các tổ chức và các lực lượng xã hội, xây dựng văn hóa nhà trường và mơi trường sư phạm.

Phát triển và duy trì hệ thống quy trình, thủ tục làm việc trên cơ sở thường xuyên rà sốt và điều chỉnh kịp thời các quy trình, thủ tục làm việc.

Các thủ tục quản lý, điều hành, các thủ tục giao quyền, phân công nhiệm vụ, phân cấp quản lý, cách thức phối hợp, đóng góp ý kiến và đề xuất sáng kiến, kiểm tra, dự giờ, thu thập, xử lý thông tin…

Các thủ tục hành chính: kiến nghị, họp lớp, họp phụ huynh, các hoạt động phong trào, các thủ tục chuyên môn, quản lý hồ sơ giáo viên, học sinh, hồ sơ nhà trường.

Những kiến thức, kỹ năng giao tiếp cần có đối với một cán bộ, giáo viên của nhà trường.

Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể của nhà trường và địa phương, tích cực tham gia xây dựng mơi trường sư phạm lành mạnh.

* Tổ chức thực hiện

Phân công nhiệm vụ cụ thể tới các thành viên nhằm tạo bầu khơng khí tích cực, cởi mở, tin cậy, tơn trọng lẫn nhau tạo động lực để giáo viên cải tiến chất lượng dạy và học, nâng cao thành tích giảng dạy và học tập của nhà trường…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 84

Tổ chức họp triển khai đầy đủ nội dung với các đoàn thể trong nhà trường khuyến khích mối quan hệ hợp tác, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các giáo viên, sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chun mơn, tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy… cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Tạo được bầu khơng khí dân chủ, thẳng thắn và tránh những bức xúc không cần thiết cho người phản ánh các sự thật về dạy học của nhà trường.

Đội ngũ giáo viên nhiệt tình năng động, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.

Một phần của tài liệu quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng ở trường thpt (Trang 90 - 93)