Mức độ khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng ở trường thpt (Trang 57 - 121)

TT Các biện pháp

Mức độ

Rất khả thi Khả thi Không Khả thi

1 Quản lý việc thực hiện chương trình theo mục

tiêu giáo dục 25% 75%

2 Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật

chất và trang thiết bị dạy học 87,5% 12,5%

3 Quản lý quá trình dạy học của giáo viên 75% 25% 4 Quản lý quá trình học tập của học sinh 62,5% 37,5% 5 Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra

đánh giá kết quả học tập 37,5% 62,5% 6 Phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình

và xã hội 25% 62,5% 12,5%

7 Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà

trường THPT 75% 25%

Thông qua bảng 2.16 mức độ khả thi của các nội dung của các biện pháp cho thấy việc quản lý quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình và xã hội cần được quan tâm hơn nữa.

* Thực trạng quản lý chất lượng đầu ra Qua khảo sát cho kết quả như bảng 2.17.

Bảng 2.16. Thống kê kết quả khảo sát thực trạng quản lý chất lƣợng đầu ra trên đối tƣợng cán bộ quản lý

Quản lý chất lƣợng đầu ra

Sự quan tâm kiểm soát

Chặt chẽ và hiệu quả Chặt chẽ nhƣng chƣa hiệu quả Chƣa chặt chẽ Chƣa quan tâm

Kiểm tra định kỳ trong năm học 75% 25%

Kiểm tra học kỳ 87,5% 12,5%

Xét duyệt lên lớp 87,5% 12,5%

Thi lại và rèn luyện hè 87,5% 12,5%

Thi tốt nghiệp 87,5% 12,5%

Hướng nghiệp 75% 25%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 49

Kiểm soát việc kiểm tra định kỳ của học sinh cũng được các nhà trường quan tâm. Có lập kế hoạch kiểm tra định kỳ tập trung toàn khối cho từng học kỳ và cả năm. Số lần kiểm tra và môn kiểm tra tập trung nhiều vào khối 12, còn khối 10,11 có số lần kiểm tra ít hơn và chủ yếu tập trung vào các mơn chính.

Việc soạn đề, đáp án, thẩm định đề, tổ chức coi và chấm thi thực hiện rất nghiêm túc như kiểm tra học kỳ.

Việc cộng điểm bộ môn và xếp loại học lực học sinh được thực hiện bằng phần mềm cộng điểm nên độ chính xác là tuyệt đối. Quy trình thực hiện tương đối chặt chẽ và đúng quy định. Việc xét duyệt lên lớp, thi lại, rèn luyện hè, kỷ luật học sinh thực hiện nghiêm túc, khách quan đúng quy chế. Tuy nhiên việc đánh giá xếp loại về mặt hạnh kiểm chưa đồng đều, phụ thuộc nhiều vào sự nhận định chủ quan của giáo viên chủ nhiệm lớp.

Việc tổ chức thi lại cho học sinh cũng được các nhà trường quan tâm thực hiện tốt. Các mơn có nhiều học sinh thi lại đều có tổ chức ơn tập phụ đạo cho học sinh khoảng một tháng trước khi tổ chức thi, các mơn có ít học sinh thi lại nhà trường ra đề cương cho học sinh tự ôn tập để thi lại. Việc tổ chức thi lại và xét duyệt lên lớp sau khi thi lại được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế.

Việc kiểm soát thi tốt nghiệp được nhà trường quan tâm đặc biệt, bởi vì kết quả này là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá chất lượng giáo dục của các nhà trường. Sự quan tâm này thể hiện trên các mặt như sau: tổ chức ôn tập cho học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp; phối hợp tốt với cha mẹ học sinh để quản lý việc chuyên cần của học sinh; tập dượt cho học sinh thi thử, nhất là tập dượt thi bằng hình thức thi trắc nghiệm khách quan; phân tích kết quả thi tốt nghiệp để rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra các biện pháp khắc phục cho năm học sau:

Kiểm soát việc hướng nghiệp cho học sinh và tư vấn cho học sinh lớp 12 chọn trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cho phù hợp với năng lực, sở thích của học sinh đã được các nhà trường quan tâm nhiều, cụ thể là dựa vào kết quả thi khảo sát chuyên đề, phụ đạo của các lần học sinh dự thi và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 50

cho học sinh đăng ký nguyện vọng thi vào các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp sau đó so sánh điểm chuẩn của các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của ba năm gần đây với điểm thi trung bình cộng của các lần thi khảo sát chuyên đề, phụ đạo của từng học sinh, từ đó tư vấn cho các em nên hay khơng nên thi vào trường đó. Tuy nhiên, việc thực hiện chưa được thường xuyên và thiếu các thầy, cơ có khả năng tư vấn tốt nên hiệu quả chưa cao.

Việc kiểm soát kết quả học sinh ra trường đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cũng được lãnh đạo các nhà trường quan tâm. Đây là tiêu chí nói lên chất lượng GD&ĐT của nhà trường đối với địa phương và các khách hàng của nhà trường nói chung.

*Các tiêu chí đánh giá chất lượng

Các tiêu chí đánh giá sản phẩm dựa vào các quy định của Bộ GD&ĐT - Tiêu chí đánh giá mức độ nắm kiến thức, kỹ năng của từng bộ môn dựa theo thang điểm 10.

- Tiêu chí đánh giá chất lượng học của từng môn và xếp loại học lực học kỳ, cả năm dựa vào cách tính điểm trung bình mơn học kỳ và cách xếp loại theo thông tư 58 của Bộ GD&ĐT.

- Tiêu chí xét lên lớp, thi lại, rèn luyện hè, lưu ban cũng dựa theo thông tư 58 của Bộ GD&ĐT.

Các tiêu chí đánh giá cho các mặt khác như giáo viên, cơ sở vật chất, thư viện, phịng thí nghiệm…Căn cứ vào các thang điểm đánh giá do Bộ, Sở GD&ĐT và các cơ quan ngành dọc ban hành như:

- Đánh giá giáo viên có Quyết định 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.

- Đánh giá Thư viện có tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ GD&ĐT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 51

- Đánh giá Y tế học đường có: thang điểm kiểm tra Y tế học đường Quận, huyện và nhà trường được ban hành kèm theo văn bản số 1622/LS/GDĐT-YT ngày 15 tháng 11 năm 2005.

* Thực trạng kết quả giáo dục tại các trường THPT trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

Kết quả khảo sát trong 3 năm trở lại đây ở ba trường THPT của huyện Tam Dương cho kết quả ở bảng 2.18 sau:

Bảng 2.17. Thống kê kết quả khảo sát thực trạng kết quả giáo dục ba trƣờng THPT của huyện Tam Dƣơng trên đối tƣợng cán bộ quản lý

2011-2012 2012-2013

Tỉ lệ học sinh bỏ học 2,34% 2,26%

Tỉ lệ học sinh lưu ban 5,3% 3,8%

Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp 96,14% 96,26%

Tỉ lệ học sinh đỗ ĐH,CĐ 46,57% 45,21%

Phân tích bảng trên cho thấy:

Tỉ lệ học sinh lưu ban và bỏ học của các trường còn tương đối cao (từ 3,8% -5,3%). Lý do là chất lượng đầu vào thấp, nhà trường chưa có các biện pháp quản lý chất lượng dạy học hiệu quả để giúp các em học sinh yếu, kém vươn lên; phương pháp dạy học còn mang nặng tính truyền thống khơng kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh trong học tập, gây tâm lý nhàm chán, tiếp thu thụ động, cộng thêm phong trào học tập ở địa phương chưa cao.

Chưa có sự phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình trong việc quản lý, động viên học sinh đi học đều và hồn thành cơng việc được giao ở nhà. Nhận thức của phụ huynh học sinh về lợi ích của việc học cịn hạn chế, nhất là đối với các em học sinh yếu, kém.

Tỉ lệ tốt nghiệp so với điểm chuẩn đầu vào là có sự cố gắng nỗ lực trong quá trình giảng dạy của các giáo viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 52

2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý chất lƣợng dạy - học tại các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc

Ưu điểm:

Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên và sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự đồng thuận giúp đỡ của phụ huynh học sinh

Gia đình và xã hội có nhận thức đầy đủ về vai trị của giáo dục đối với xã hội Các nhà trường đã quan tâm quản lý tình hình học tập của học sinh và có sự phối hợp và chỉ đạo giữa các bộ phận trong nhà trường như giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, phụ huynh học sinh để cộng tác giáo dục học sinh, giao cho Đoàn thanh niên quản lý đánh giá và xếp loại thi đua trong khối học sinh.

Quan tâm dự giờ để nắm bắt tình hình dạy học của giáo viên và học sinh. Từ đó, góp ý những tồn tại trong q trình dạy học để kịp thời điều chỉnh.

Quản lý kiểm tra đánh giá học sinh tương đối chặt chẽ. Thực hiện tốt quy chế kiểm tra, thi cử và đánh giá. Có xử lý các kết quả kiểm tra để đề ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời, như Ban giám hiệu của ba trường thường xuyên theo dõi sĩ số các lớp và các biểu hiện vi phạm của học sinh để thông báo kịp thời cho phụ huynh học sinh để cùng với nhà trường giáo dục học sinh được tốt hơn.

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và nội dung chương trình cụ thể là các nhà trường đều có đủ phịng học bộ mơn, phịng máy vi tính có kết nối internet, phòng máy chiếu, phòng Lab, các phịng học và tồn bộ khn viên nhà trường được gắn hệ thống camera giám sát các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

Quan tâm bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, như cử đủ các giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên do Bộ và Sở GD&ĐT tổ chức; bồi dưỡng nâng cao kiến thức về trình độ tin học; tổ chức thi đua đổi mới phương pháp dạy học trong từng năm học, tổ chức hội thảo chuyên đề cấp cụm trường trong huyện, đặc biệt quan tâm đến chất lượng giảng dạy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 53

của giáo viên thơng qua hình thức kiểm tra kiến thức chun môn, nghiệp vụ của giáo viên, đồng thời lấy phiếu thăm dị tín nhiệm của học sinh đối với giáo viên từng bộ môn

Tồn tại

Điều kiện kinh tế trên địa bàn cịn gặp nhiều khó khăn, nhận thức chung của nhân dân trên địa bàn cịn hạn chế khi giao tồn bộ cơng tác giáo dục cho nhà trường, sự phối hợp các lực lượng xã hội khác ngồi nhà trường cịn khó khăn,phức tạp..

Chất lượng đầu vào cịn hạn chế (2-3 điểm/1 mơn)

Chưa có cách nhìn đúng đắn về chất lượng và quản lý chất lượng, thể hiện ở chỗ một số cán bộ quản lý và giáo viên vẫn còn nhìn nhận chất lượng thể hiện ở chỗ kết quả thi tốt nghiệp, kết quả thi học sinh giỏi văn hóa, tỷ lệ học sinh đỗ Đại học, Cao đẳng hoặc kết quả lên lớp của học sinh. Mà điều này, như chúng ta đã phân tích ở phần cơ sở lý luận, không phản ánh thực chất chất lượng giáo dục thật của nhà trường. Do vậy, đã không đưa ra được các biện pháp đúng để nâng cao chất lượng dạy học.

Phương thức quản lý chất lượng đang áp dụng vẫn theo phương thức kiểm tra chất lượng hoặc kiểm sốt chất lượng là chính. Điều này thể hiện ở chỗ căn cứ để xem xét, đánh giá về chất lượng chủ yếu dựa vào kết quả kiểm tra, thi cử của học sinh. Các biện pháp đặt ra chỉ nhằm vào mục tiêu nâng cao tỷ lệ này.

Việc quản lý các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học chưa được thực hiện đầy đủ. Có mặt được quan tâm như kiểm tra, đánh giá học sinh, nhưng hầu hết các mặt cịn lại chưa có sự đầu tư quản lý chặt chẽ và hiệu quả. Chẳng hạn, quá trình dạy học là khâu quan trọng nhất quyết định sự hình thành chất lượng dạy học thì hầu hết cả ba trường quản lý cịn lỏng lẻo, được thể hiện ở chỗ:

- Quản lý việc thiết kế bài soạn của giáo viên chỉ mang tính hình thức, bài soạn mỗi người một kiểu, có hiện tượng giáo viên sao chép bài soạn của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 54

nhau để đối phó với kiểm tra của Hiệu trưởng. Các giáo viên có khi lên lớp khơng có bài soạn trước, khơng có sự chuẩn bị trước các đồ dùng thiết bị dạy học hoặc có khi sử dụng giáo án cũ của các năm học trước để dạy.

- Quản lý giờ dạy trên lớp chủ yếu dựa trên một vài tiết dự giờ thơng báo trước, khơng phản ánh chính xác hoạt động thực tế của giáo viên hàng ngày

- Hoạt động thực hành thí nghiệm chưa được thực hiện đầy đủ, có thể do điều kiện khách quan thiếu trang thiết bị, hóa chất, mẫu vật cũng có khi do chủ quan ngại khó khăn hoặc cũng có thể do sự quản lý lỏng lẻo của nhà trường tạo tâm lý ỷ lại của giáo viên.

- Quản lý đồ dùng dạy học thiếu chặt chẽ, nhiều giáo viên cả năm không hề sử dụng đồ dùng dạy học nhưng Hiệu trưởng cũng khơng có biện pháp xử lý đánh giá. Thiếu tổ chức các hoạt động làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong giáo viên.

Do khơng có các biện pháp quản lý chất lượng một cách khoa học và hiệu quả nên các trường rất khó dự đốn được kết quả sẽ đạt được trong kỳ thi tốt nghiệp, học sinh giỏi, học sinh đỗ Đại học, Cao đẳng hàng năm. Theo họ, hầu như kết quả phụ thuộc nhiều vào chất lượng đầu vào của học sinh đầu cấp năm học đó, hơn là nhờ vào các biện pháp quản lý chất lượng dạy học của nhà trường.

Các trường cũng rất lúng túng trong việc tìm ngun nhân tạo ra các kết quả. Có năm học sinh thi đỗ cao ngồi sự dự đoán của nhà trường. Nhưng khi phân tích khơng tìm được ngun nhân nào tạo nên điều đó để có sự vận dụng cho các năm tiếp theo. Có năm học sinh đỗ thấp, khi đi tìm nguyên nhân thì trị thường đổ lỗi cho thầy dạy khó hiểu, thầy thì đổ lỗi cho trị lười biếng khơng chịu làm bài, học bài, cán bộ quản lý thì cũng phân tích chung chung chưa rõ trách nhiệm thuộc về ai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 55

Kết luận chƣơng 2

Qua khảo sát thực tế thấy được những biện pháp hữu hiệu mà các trường THPT trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm được, cần tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã đạt được.

Tuy nhiên, từ việc khảo sát thực tế đã cho ta thấy còn bộc lộ một số hạn chế từ đội ngũ cán bộ quản lý đến đội ngũ giáo viên trong nhà trường, từ đó cần tìm ra các biện pháp khắc phục liên quan đến công tác quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng.

Đây là những cơ sở để xây dựng các biện pháp quản lý chất lượng dạy học phù hợp với thực tế trong các nhà trường THPT trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc mà chúng ta sẽ đề cập trong chương 3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 56

Chƣơng 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM DƢƠNG, TỈNH VĨNH PHÖC

THEO HƢỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý

Việc đề xuất các biện pháp quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất

Một phần của tài liệu quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng ở trường thpt (Trang 57 - 121)