KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân xã yên thắng, huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 105 - 109)

II. Một số chỉ tiêu bình quân

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Hộp 4.5 Ảnh hưởng của đất đai và địa hình tới khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của các hộ dân

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

5.1 KẾT LUẬN

Khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ rất quan trọng trong viêc phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hóa. Hộ nơng dân nếu được tiếp cận tốt với các dịch vụ khuyến nơng thì nó sẽ góp phần trang bị cho người dân những tiến bộ kỹ thuật, những công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và giúp phát triển sản xuất hàng hóa của hộ, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho hộ nông dân. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông

cho hộ nông dân tại xã n Thắng, huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình” tơi rút ra một

số kết luận sau:

Đại đa số các hộ trong xã đều hiểu về vai trị của khuyến nơng với sản xuất của hộ, góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng của quá trình sản xuất nhờ các TBKT mới chiếm với 63,33% số hộ. Nhưng với khả năng tiếp cận CBKN cơ sở của xã thì lại rất kém, mới chỉ có 38,33% số hộ được tiếp cận với CBKN và có tới 61,67% hộ nói rằng khơng được tiếp cận với CBKN, có những hộ khơng biết CBKN cấp cơ sở của xã là ai.

Hoạt động thông tin tuyên truyền được hộ đánh giá cao nhất cả về trong số 4 dịch vụ có tại địa phương. Là hoạt động mà hộ ln quan tâm và tìm hiểu, tiếp cận được dịch vụ và áp dụng kiến thức đó vào sản xuất. Với 100% hộ dân trong xã đều được tiếp cận. Kết quả áp dụng thông tin ở mức tốt là 61,67%. Nhưng thông tin tuyên truyền theo hộ đánh giá vẫn cịn ít, thiếu phong phú về nội dung, cần thêm nội dung về chăn nuôi thú y, về nuôi trồng thủy sản, và các thông tin về thị trường.

Hoạt động tư vấn khuyến nông hiện tại trên địa bàn vẫn chỉ mang tính chất tư vấn để kinh doanh. Với các dịch vụ nơng nghiệp có tới 85% số hộ trong xã đều sử dụng hết 4 dịch vụ của HTX dịch vụ Vân Trà cung cấp. Hộ đánh giá hài lòng về chất lượng dịch vụ làm đất là cung cấp giống của HTX. Với hoạt động này hộ đánh giá 56,67% ở mức hài lòng và 43,33% hộ đánh giá ở mức trung bình.

Hoạt động đào tạo vào tập huấn kỹ thuật trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế như nội dung của dịch vụ kém phong phú, các buổi tập huấn thường nặng về

lý thuyết. Số hộ tham gia vào các lớp tập huấn mới chỉ chiếm 61,67% số hộ, nhưng mới chỉ có 59,46% số hộ tham gia áp dụng kiến thức của buổi tập huấn . Với 40% số hộ đánh giá ở mức hài lòng về dịch vụ và 51,67% số hộ đánh giá ở mức trung bình.

Hoạt động xây dựng MHTD là hoạt động ít được triển khai ở xã, năm 2013 có 2 mơn hình được triển khai. Số hộ biết về hoạt động này mới chỉ có chiếm 55%. Số hộ tham gia mới có 16,67%. Kết quả của việc triển khai mơ hình được hộ đánh giá ở mức khá tốt là 93,94%. Với hoạt động nhân rộng MHTD, hầu như những hộ nào tham gia hoạt động thì mới biết đến hoạt động này và số hộ biết về hoạt động cũng rất hạn chế (26,67%). Kết quả sau khi áp dụng hộ đánh giá ở mức khá tốt là 68,75%.

Trên cơ sở thực trạng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân đề tài cung tâp trung phân tích một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân tại địa phương như sau: Các đặc điểm của hộ như về trình độ học vấn của hộ, về giới, về lao động, về quy mô sản xuất, về điều kiện kinh tế hộ; Năng lực và trình độ của CBKN; Kinh phí cho hoạt động khuyến nơng; Nội dung và chất lượng của dịch vụ khuyến nông; Điều kiện đất đai và địa hình củađịa phương; Chính sách của Nhà nước về khuyến nông.

Xuất phát từ thực trạng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của hộ nông dân, đề tài cũng đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nơng, đó là các giải pháp: Hồn thiện tổ chức hệ thống khuyến nông; Nâng cao nguồn lực cho hoạt động khuyến nơng; Tăng nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến nơng; Tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động khuyến nơng; Nâng cao trình độ và nhận thức của người dân.

5.2 KIẾN NGHỊ

• Đối với Nhà nước

- Cần hoàn thiện hệ thống hoạt động khuyến nông từ cấp trung ương đến địa phương chỉ rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cấp ngành tham gia. Tránh hoạt động chồng chéo kém hiệu quả.

- Có chính sách tăng lương phụ cấp cho CBKN, KNV cơ sở, KNV thơn xóm.

- TTKN tỉnh phát hành sáchvà tài liệu dành cho CBKN, KNV cơ sở nội dung bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Mở các lớp bồi dưỡng đào tạo kiến thức cho các CBKN.

- Tăng mức kinh phí cho cơng tác khuyến nơng, cấp kinh phí kịp thời cho Trạm khuyến nơng huyện. Có những chính sách thu hút được CBKN hồn thành tốt nhiệm vụ.

- Các chương trình, nội dung DVKN cung cấp theo nhu cầu và phù hợp với điều kiện của các huyện, đa dạng, đổi mới chủ đề đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thì trường và người dân..

• Đối với UBND huyện n Mơ

- Tăng nguồn kinh phí cho Trạm khuyến nơng trong hoạt động khuyến nơng. - Phân bổ kinh phí phù hợp, tăng lương và phụ cấp cho KNV xã.

- Thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, viện, trường,… đầu tư để tăng nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến nơng.

• Đối với Trạm khuyến nông

- Cần tuyển thêm CBKN về ngành nuôi trông thủy sản và thú y để thuận tiện cho công việc chuyển giao TBKT và đáp ứng nhu cầu của người dân.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong ngành như: Trạm thý y, trạm BVTV,… Liên kết với Ngân hàng hỗ trợ nông dân về vốn.

- Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn năng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ KNV cơ sở.

- Tăng cường thời gian tiếp xúc giữa cán bộ KNV với các hộ dân ở địa phương. - Tổ chức họp dân để xác định nhu cầu khuyến nông của hộ

- Đứng ra xây dựng và định hướng hoạt động cho các nhóm hộ nơng dân theo sở thích, để nhóm hoạt động có hiệu quả hơn.

• Đối với UBND xã

- Tăng cường phối hợp với Trạm khuyến nông, các cơ quan cung cấp DKVN như HTX dịch vụ nông nghiệp, các công ty giống vật tư trong việc cung cấp các dịch vụ cho người dân.

- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đồn thể, các chi hội, trưởng thơn, khuyến nơng thơn,xóm để triển khai công tác hoạt động khuyến nông,

- Tăng lương, phụ cấp cho CBKN xã, cộng tác viên khuyến nơng thơn xóm,

- Đầu tư kinh phí cho KNV xã tổ chức các hoạt động khuyến nông cho nông dân tại địa phương.

• Đối với nơng dân xã n Thắng

Nâng cao nhận thức, chủ động tím tịi học hỏi nâng cao kiến thức sản xuất, tìm cách nâng cao thu nhập và đời sống.

Nông dân nên thay đổi nhận thức của mình về khuyến nơng, nên tham gia tích cực vào các hoạt động khuyến nông được tổ chức tai địa phương; chủ động đề xuất nhu cầu; cùng theo dõi, giám sát, đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn. Tự nguyện tham gia và chia sẻ rủi ro khi triển khai các mơ hình trình diễn, đóng góp ý kiến cho Trạm để có thể hồn thiện hơn cơng tác khuyến nông.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân xã yên thắng, huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 105 - 109)