Kinh nghiệm khuyến nông và tiếp cận dịch vụ khuyến nông tại một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân xã yên thắng, huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 31 - 36)

phương ở Việt Nam

Khuyến nơng được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp trên thế giới khuyến nông Việt Nam được hình thành và phát triển tương đối sớm. Các vua Hùng cách đây 2000 năm đã dạy dân làm nông nghiệp: gieo hạt, cấy lúa, mở cuộc thi chế biến các món ăn bằng nơng sản…Trải qua các thời kì lịch sử của các chiều đại, Nhà nước Việt Nam đều có chủ trương, chính sách về nơng nghiệp, nơng thơn nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, cải thiện đời sống nhân dân.

Qua các kinh nghiệm và kết quả hoạt động khuyến nông của một số nước trên thế giới và khu vực cho thấy hoạt động khuyến nông làm thay đổi thiết thực đối với nông dân, nhất là giúp họ trong việc chuyển giao KHKT vào trong sản xuất và nâng cao trình độ. Từ kết quả hoạt động khuyến nông ở một số tỉnh như An Giang (1998), Bắc Thái (1991),…cho thấy cách làm khuyến nơng vừa có tính thiết thực vừa có hiệu quả, được nơng dân đón nhận.

Ngày 02/3/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/CP-NĐ về Khuyến nông – Khuyến nơng Việt Nam chính thức được thành lập. Để đáp ứng đầy đủ và kịp thời những yêu cầu phong phú và đa dạng của người dân và cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện nên nông nghiệp nước ta bước vào hội nhập thế giới, ngày 26/4/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2005/NĐ-CP về công tác khuyến

nông, khuyến ngư nhằm thay thế Nghị định 13/CP. Theo Nghị định số 56/2005/NĐ- CP, hệ thống tổ chức khuyến nơng đã được hình thành từ Trung ương đến tỉnh, huyện và cơ sở.

Tính đến năm 2013, 63 tỉnh thành trong cả nước đã có Trung tâm khuyến nơng tỉnh, có trên 567 Trạm khuyến nơng huyện/596 đơn vị cấp huyện, thị xã trong tồn nước. Tồn quốc có 34.747 cán bộ khuyến nơng và khuyến nơng viên, trong đó cấp trung ương có 43 người, cấp tỉnh 1903 người, cấp huyện 4.025 người và cấp xã 11.232 người, công tác viện khuyến nơng thơn xóm có 17.587 người. Bình qn cả nước có 280 hộ sản xuất nơng lâm, ngư nghiệp có một khuyến nơng. Tỷ lệ này đã dược cải thiện so với mấy năm trước, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, đặc biệt tại những nơi địa hình phức tạp, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh lực lượng cán bộ khuyến nông thuộc hệ thống khuyến nông từ trung ương đến cơ sở, cịn có lực lượng cán bộ làm công tác khuyến nông của cơ quan nghiên cứu, các trường đào tạo, các hiệp hội, đoàn thể quần chúng, các tổ chức khuyến nông tự nguyện ở các doanh nghiệp. Lực lượng khuyến nông này cũng góp phần khơng nhỏ vào thành cơng của hoạt động khuyến nơng ở Việt Nam.

 Thanh Hóa

Có thể nói hoạt động khuyến nơng của Thanh Hố là rất phong phú, đa dạng, ở đâu có hoạt động nơng nghiệp ở đó có tiếng nói của cán bộ khuyến nơng, khơng chỉ đóng vai trị là chiếc cầu nối giữa nơng dân với kiến thức khoa học kỹ thuật mà mỗi cán bộ khuyến nơng tỉnh đã và đang đóng vai trị là chiến sĩ trên mặt trận xố đói giảm nghèo cho bà con nông dân, từng bước tham mưu và giúp chính quyền cơ sở nâng cao đời sống cho nhân dân từ kinh tế nông nghiệp.

Trong những năm qua, công tác thông tin tuyên truyền chuyển giao tiến bộ khoa học được Trung Tâm đặc biệt qua tâm. Chỉ tính riêng năm 2010, Trung tâm đã in ấn, phát hành được 4.000 cuốn tập san nông nghiệp Thanh Hóa với nội dung phản ánh các hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành. Xây dựng và phát sóng được 53 chuyên mục trên sóng phát thanh, 24 chuyên mục trên báo Thanh Hóa; 78 chun mục trên sóng truyền hình. Cơng tác tập huấn đào tạo, Trung tâm tổ chức được 53 lớp tập huấn về nông, lâm, thủy sản cho gần 3.000 lượt người. Tổ chức được 3 chuyến tham quan, học tập các điển hình tiên tiến trong, ngồi tỉnh cho 120

lượt người. Được học tập và trang bị kiến thức khoa học kĩ thuật mới, hàng ngàn hộ nơng dân có cơ hội để áp dụng vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, cải thiện đời sống. Cơng tác xây dựng và mở rộng mơ hình trình diễn đã được trung tâm triển khai ở tất cả các vùng miền trong tỉnh và đã đạt được nhiều thành công (Trương Thị Kiều Vân, 2011).

 Bắc Giang

Năm 2011 là năm đầu thực hiện nhiệm vụ theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP về cơng tác khuyến nơng, cơ chế chính sách khơng đồng bộ nên gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Sở Nông nghiệp&PTNT và Trung tâm khuyến nông khuyến ngư quốc gia… công tác khuyến nông năm qua của Bắc Giang đã giành được kết quả tốt, khẳng định vai trò, vị thế của hệ thống.

Hệ thống khuyến nông trong tỉnh đã tổ chức được 3.115 lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân; phối hợp với các Viện, trường tổ chức được 8 lớp tập huấn cho 240 lượt cán bộ khuyến nơng và cộng tác viên khuyến nơng trong tỉnh. Nhìn chung các lớp tập huấn, đào tạo có nội dung đa dạng, hình thức phong phú, phù hợp với chủ đề và điều kiện tham gia của học viên. Trung tâm thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện các chuyên mục, chuyên trang hàng tuần trên đài phát thanh tỉnh và Báo Bắc Giang. Duy trì hoạt động Website:http://khuyennongbacgiang.vnvới 167 nghìn lượt người truy cập, cao hơn nhiều lần so với năm 2010. Tham gia gia triển lãm ảnh giới thiệu tiềm năng, triển vọng và cơ hội đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ở Bắc Giang được tổ chức tại Lào Cai. In ấn tờ gấp kỹ thuật cáp phát cho các huyện và có nhiều tin bài phản ánh về nông nghiệp nông thôn đăng trên Báo nông nghiệp Việt Nam, Website của Trung tâm Khuyến nơng Quốc gia…Các mơ hình khuyến nơng vừa bảo đảm tăng năng suất, cải tiến chất lượng vừa gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng đến sản xuất VietGAP, với nhiều mơ hình được đánh giá cao và có khả năng nhân rộng. Bên cạnh đó, Trung tâm triển khai một số mơ hình mới được nơng dân đánh giá cao: chương trình cơ giới hóa- máy làm đất đa năng. Thơng qua các mơ hình trình diễn giúp thay đổi nhận thức của người dân, từ các mơ hình này giúp cho nông dân tin tưởng áp dụng vào thực tiễn sản xuất (Lê Thị Tâm,2013).

Trên 20 năm hoạt động, khuyến nông Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ và hiệu quả với một số tổ chức quốc tế để tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật và phương pháp khuyến nông, mang lại “luồng tư duy mới” cho cán bộ khuyến nông và nông dân. “Phương pháp khuyến nơng có sự tham gia” thơng qua hoạt động lập kế hoạch từ thơn bản, xây dựng mơ hình, đào tạo tập huấn viên nơng dân… đã được áp dụng rất thành công khi phối hợp tổ chức triển khai với các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm khuyến nông các tỉnh đã phối hợp với tổ chức OXfarm UK; Dự án phát triển Việt Nam - Hà Lan, chương trình hỗ trợ của Ngân hàng thế giới; Dự án Phát triển Nông thôn EU… để giúp người nghèo ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ khuyến nông. Các dự án của quốc tế chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi, nghèo và thường trong phạm vi nhỏ để thử nghiệm những ý tưởng mới. Khả năng lồng ghép, điều phối và tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông để bắt kịp với những ý tưởng và hướng tiếp cận mới từ các hoạt động của dự án được tài trợ còn hạn chế, một phần do định mức cơ chế tài chính của Việt Nam cịn hạn hẹp. Ngồi ra, khuyến nơng cịn phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tham quan học tập… với mục đích trao đổi kinh nghiệm, cải thiện phương pháp và nội dung hoạt động khuyến nông phù hợp với xu thế đổi mới và nhu cầu đa dạng của người dân. Tuy vậy, tác động của các hoạt động này vẫn còn hạn chế nếu khơng có sự thay đổi chính sách và cơ chế hoạt động ở cấp trung ương và địa phương (Nguyễn Long, 2013).

Bài học kinh nghiệm

Từ nghiên cứu các bài học kinh nghiệm về thực hiện chính sách khuyến nông ở các nước Thái Lan, Indonexia, Nhật Bản và một số địa phương trong nước, ta rút ra được các bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động khuyến nông từ trung

ương đến địa phương. Hiện nay cơ cấu tổ chức khuyến nông ở các cấp tỉnh huyện, xã, thơn vẫn chưa có sự đồng bộ và hồn thiện. Các huyện có các tổ chức khuyến nơng với tên gọi và nhiệm vụ khác nhau, một số huyện chưa có Trạm khuyến nơng mà cơng tác khuyến nơng do phịng nơng nghiệp phụ trách; ở nhiều xã chưa có khuyến nơng viên mà kiêm nghiệm, ở nhiều nơi chưa có khuyến nơng cấp thơn.

Thứ hai, cơng tác lập kế hoạch triển khai thực hiện chính sách khuyến nơng

phải được thực hiện tốt, cụ thể hóa nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cấp, từng đối tượng. Chuẩn bị tốt về các nguồn lực cho thực hiện các hoạt động khuyến nơng.

Thứ ba, thực hiện chính sách khuyến nơng cần linh hoạt, bám sát tình hình

thực tế địa phương. Mỗi địa phương có những đặc điểm khác nhau nên việc thực hiện chính sách ở các địa phương khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau.

Thứ tư, phát huy sự tham gia của người nông dân trong thực hiện chính sách

khuyến nơng, coi người dân là trung tâm của thực hiện chính sách khuyến nơng. Chỉ trên cơ sở đảm bảo sự tham gia của người nơng dân vào đóng góp nguồn lực mới giảm được gánh nặng tài chính của Nhà nước và nâng cao tính bền vững của hoạt động khuyến nơng.

Thứ năm, phải thường xuyên giám sát, đánh giá các hoạt động khuyến nông,

kịp thời phát hiện vấn đề để đưa ra các chỉ đạo phù hợp.

Thứ sáu, thường xuyên nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nơng, có các

đãi ngộ tốt cho người hoạt động khuyến nông, khuyến nông viên cơ sở, khen thưởng, kỷ luật phù hợp.

PHẦN III

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân xã yên thắng, huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 31 - 36)