Đặc điểm của hộ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân xã yên thắng, huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 88 - 91)

II. Một số chỉ tiêu bình quân

Hộp 4.3 Ý kiến của hộ về sử dụng các dịch vụ mà Trạm kết hợp với HTX dịch vụ nông nghiệp Vân Trà cung cấp

4.3.1 Đặc điểm của hộ

Đặc điểm của hộ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ. Khả năng hiểu biết về các hoạt động khuyến nông, khả năng áp dụng những kiến thức khuyến nông vào sản xuất của hộ… lại còn phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính, điều kiện kinh tế của hộ.

 Về trình độ học vấn

Trình độ học vấn đóng vai trị quan trọng trong việc tìm hiểu, tiếp cận được các dịch vụ khuyến nơng. Trình độ học vấn thấp là một trong những yếu tố kìm hãm sự tiếp cận của người dân với các dịch vụ khuyến nồng nói riêng và kìm hãm sự phát triển của kinh tế nói chung. Khi trình độ dân trí của người dân thấp họ sẽ khơng biết hết được các dịch vụ khuyến nơng đang có trên địa bàn để sử dụng nó, hay hộ biết đến các hoạt động khuyến nơng nhưng lại gặp khó khăn trong áp dụng các kiến thức khuyến nông vào sản xuất và kết quả của việc áp dụng là khơng cao.

Qua bảng 4.24 cho thấy đươc rằng trình độ văn hóa của người dân chủ yếu là ở cấp bậc THCS. Cụ thể như sau, trình độ THCS chiếm tỷ lệ cao nhất với 37 hộ chiếm 61,67% số hộ điều tra; ở trình độ THPT gồm có 16 hộ chiếm 26,66% số hộ điều tra và trình độ tiểu học là 7 hộ chiếm 11,67%; ngồi ra thì khơng có hộ nào có trình độ trên THPT. Hầu hết họ sản xuất dựa vào kinh nghiệp, học hỏi bàn bè, người thân và tự tích lũy kinh nghiệm trong thực tế. Như vậy, trình độ dân trí có ảnh hưởng lớn khả năng tiếp cận với các dịch vụ cũng như khả năng hiểu biết, tiếp cận

thông tin khuyến nông và áp dụng các kiến thức khuyến nơng vào sản xuất của hộ.

Bảng 4.24 Trình độ văn hóa của hộ khảo sát trên địa bàn

Chỉ tiêu Số lượng ( hộ ) CC (%) Tổng số hộ điều tra: 60 100 - Tiểu học 7 11,67 - THCS 37 61,67 - THPT 16 26,66 - Trên THPT 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)

 Về giới

Giới cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông nhất là về nhận thức, về khả năng áp dụng kỹ thuật vào sản xuất của hộ. Qua biểu đồ 4.5 cho thấy rằng đa phần các hoạt động khuyến nơng được tổ chức tại xã thì tỷ lệ nam giới tham gia với tỷ lệ rất cao, có thể thấy rõ điều này ở tỷ lệ tham gia hoạt động xây dựng MHTD và hoạt động tham quan, hội thảo đầu bờ. Cụ thể như sau, hoạt động đào tạo tập huấn kỹ thuật có 56,76% hộ là nam giới tham gia và 43,24% số hộ là nữ giới tham gia; với hoạt động xây dựng MHTD thì 70% số hộ tham gia là nam giới còn lại là 30% số hộ tham gia là nữ giới; hoạt động tham quan, hội thảo đầu bờ với 75% số hộ tham gia là nam giới và 25% là nữ giới tham gia. Qua đây có thể thấy được rằng vai trò của người phụ nữ trong việc quyết định sản xuất còn ở mức thấp, còn nam giới mới là người giữ vai trò quan trọng hơn trong việc quyết định có nên đầu tư hay khơng, có nên áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất của hộ không.

Biểu đồ 4.5 Giới trong tham gia các hoạt động khuyến nông

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)

 Lao động

Không chỉ giới mà yếu tố lao động trong hộ cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận của hộ. Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế hộ. Qua phỏng vấn nhanh có hộ dân cho biết hộ khơng tiếp cận được đầy đủ với DVKN là do thiếu lao động, người dân bận nhiều công việc và không tham gia được các buổi tập huấn. Trong sản xuất nơng nghiệp những hộ có nguồn lao động nhiều hơn thì họ sẽ chủ động, và tham gia tích cực hơn vào q trình sản xuất kinh doanh.

 Quy mô sản xuất

Qua điều tra cho thấy quy mô sản xuất của hộ cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận của hộ. Những hộ có quy mơ vừa, hộ quy mô lớn thường được tiếp cận với các dịch vụ khuyến nơng nhiều hơn, họ là các đối tượng mà có nhu cầu, có khả năng áp dụng các kiến thức vào thực thế, nên khi xây dựng các MHTD ở địa phương hay có các chuyến tham quam hội thảo đầu bờ thì đây là đối tượng mà các CBKN thường mời tới để triển khai hoạt động. Và cũng có thể là do quy mơ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún dẫn tới trở ngại không giám đầu tư cho sản xuất của mình, tâm lý sợ rủi ro dẫn tới hộ không áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, chính vì thế nên hộ thường khơng tìm hiểu, khơng tiếp cận và ngại tiếp cận đến với các dịch vụ khuyến nông một cách đầy đủ mà tiếp cận những dịch vụ nào mà họ cần. Những hộ quy mô lớn (gia trại) hầu như tất cả các hộ đều được tiếp cận các dịch vụ khuyến nơng một cách hồn toàn.

 Điều kiện kinh tế của hộ

Điều kiện kinh tế của hộ có ảnh hưởng tới lượng vốn cho tham gia vào sản xuất của hộ và nó có ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận DVKN của hộ nông dân. Qua điều tra cho thấy nhưng hộ tham gia xây dựng mơ hình đều là những hộ có điều kiện kinh tế ở mức khá, có khả năng đầu tư vốn nhiều hơn. Nguyên nhân hộ không áp dụng kỹ thuật vào sản xuất một phần là do thiếu vốn cho q trình sản xuất, do đó hộ lại khơng giám đầu tư vay vốn ở các tổ chức tín dụng để sản xuất. Vì thế, hộ cũng khơng phát sinh ra nhu cầu để tìm hiểu, khơng tiếp cận các dịch vụ khuyến nơng.  Đánh giá của hộ về các yếu tố có trong đặc điểm kinh tế hộ

Bảng 4.25 cho thấy ý kiến đánh giá của hộ về ảnh hưởng của đặc điểm của hộ tới tiếp cận các dịch vụ khuyến nông. Cụ thể như sau, trong 60 hộ điều tra thì phần lớn số hộ đều đánh giá rằng các đặc điểm của hộ đều ảnh hưởng lớn tới việc tiếp cận các dịch vụ khuyến nơng. Về trình độ văn hóa thì đa phần hộ chỉ đánh giá yếu tố này ảnh hưởng ở mức trung bình với 85% số hộ; và có 15% số hộ đánh giá rằng yếu tố đó ảnh hưởng lớn. Chứng tỏ rằng trình độ văn hóa cũng khơng phải là yếu tố ảnh hưởng lớn tới khả năng tiếp cận dịch vụ của hộ mà nó cịn phụ thuộc cả vào trình độ thâm canh của hộ như thế nào nữa. Về giới thì có 71,67% số hộ đánh giá rằng yếu tố này ảnh hưởng lớn tới khả năng tiếp cận; 20% hộ cho ý kiến là ảnh hưởng ở mức bình thường và 8,33% hộ cho rằng nó khơng ảnh hưởng. Có thể thấy được rằng yếu

tố giới cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng tiếp cận của hộ, hộ nhận định rằng với nam giới thì họ thường quyết đốn, giám làm, giám thử những cái mới hơn là nữ giới. Về quy mô sản xuất cũng ảnh hưởng không hề nhỏ tới tiếp cận dịch vụ của hộ, chẳng hạn như hộ có tham gia vào lớp xây dựng MHTD song quy mô của hộ khơng đủ để thực hiện mơ hình. Theo đánh giá của hộ thấy 70% số hộ cho rằng quy mơ có ảnh hưởng lớn; 25% số hộ đánh giá ảnh hưởng ở mức trung bình và 5% số hộ đánh giá yếu tố quy mơ khơng ảnh hưởng gì tới khả năng tiếp cận các dịch vụ của hộ. Yếu tố lao động với 58,33% số hộ đánh giá có ảnh hưởng lớn; 31,67% số hộ đánh giá là ảnh hưởng ở mức trung bình và 10% số hộ đánh giá là không ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận của hộ. Về điều kiện kinh tế hộ với 51,67% hộ đánh giá là ảnh hưởng lớn, 40% là ảnh hưởng ở mức trung bình và 8,33% số hộ đánh giá là khơng ảnh hưởng. Từ đây có thể thấy được rằng các yếu tố thuộc về đặc điểm của hộ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ.

Bảng 4.25 Ý kiến của hộ điều tra vềảnh hưởng của đặc điểm của hộ tới tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân

Chỉ tiêu

Số lượng ý kiến

Ảnh hưởng lớn Ảnh hưởng bình thường Khơng ảnh hưởng

SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 1.Trình độ văn hóa 9 15 51 85 0 0 2.Giới 43 71,67 12 20 5 8,33 3.Quy mô sản xuất 42 70 15 25 3 5 4.Lao động 35 58,33 19 31,67 6 10 5.Điều kiện kinh tế hộ 31 51,67 24 40 5 8,33

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân xã yên thắng, huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w