Đào tạo nguồn lao động

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu tới năm 2020 (Trang 46 - 51)

Đã từ lâu, nguồn nhân lực đã trở thành một trong những yếu tố quyết định về sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là trong

nền kinh tế đang nhấn mạnh yếu tố con người là trung tâm như hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay đang đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng, đặc biệt là các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nghệ nhất là khâu quản lý kỹ thuật chế biến thành sản phẩm và cán bộ nghiên cứu thị trường. Vì thế chính phủ cần tăng cường thành lập và mở rộng các lớp đào tạo kỹ thuật khai thác, chế biến cà phê ngay tại địa phương (ít nhất mỗi tỉnh một trung tâm) nhằm ngày càng cung cấp cho ngành cà phê lực lượng lao động dồi dào, vững tay nghề, tác phong công nghiệp phục vụ tốt cho việc xuất khẩu cà phê.Khơng chỉ có thế biện pháp này sẽ giúp hoạt động thu hoạch, bảo quản, chế biến cà phê đồng đều về chất lượng tại tất cả các doanh nghiệp và vùng hơn.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, hoạt động đào tạo nguồn lao động này cần được tiến hành một cách hết sức nghiêm túc thì mới đem lại hiệu quả cao, tránh tình trạng các trung tâm đào tạo mở ra tràn lan, chỉ chú trọng đến số lượng mà bỏ qua chất lượng gây ra sự lãng phí về thời gian, cơng sức và ngân sách đầu tư. Ngồi chú trọng đào tạo về trình độ chun môn, các cơ sở đào tạo cũng cần bồi dưỡng về năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đặc biệt là với cán bộ quản lý. Nêu cao tinh thần, thái độ làm việc tích cực, sẵn sàng nhận trách nhiệm về mình của các cán bộ quản lý. Để thực hiện được điều này cần có những biện pháp cụ thể về chế độ đãi ngộ cũng như xử lý vi phạm một cách nghiêm minh.

3.2.2.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng và các tổ chức nghiên cứu thị trường, xúc

tiến thương mại

Nhà nước cần tiếp tục và phát triển hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về giống, cây con giúp đỡ người sản xuất ở tất cả các khâu sản xuất, chế biến cà phê. Nhà nước cần xác định và cây dựng vùng nguyên liệu cả phê để đảm bảo nhu cầu chế biến. Nguồn vốn đầu tư này khơng chỉ được trích ra từ ngân sách

nhà nước mà cịn có thể được huy động từ doanh nghiệp, các quỹ khuyến công, khuyến nông.

Song song với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà nước cũng cần tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường ở EU. “Biết mình biết người trăm trận trăm thắng”, nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường EU phức tạp, những nhu cầu về các loại cà phê trong tương lai nhằm đem lại sự hiểu biết tốt nhất về thị trường EU cho các doanh nghiệp, tạo tiền đề cho việc mở rộng thị phần cà phê xuất khẩu Việt Nam ở thị trường EU.

Các Hiệp hội cần đẩy mạnh hoạt động hơn nữa để Hiệp hội thực sự là chỗ dựa cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê. Các Hiệp hội cần có những quy chế hoạt động rõ ràng, quy củ và thường xuyên hơn nữa.

Thứ nhất, các Hiệp hội cần tăng cường hoạt động xúc tiến hơn nữa thông

qua việc hỗ trợ tổ chức các phái đoàn vào Việt Nam để khảo sát, thăm dò cà phê Việt Nam cho hoạt động thu mua. Đồng thời, giảm bớt các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẻ, thiếu chính xác và chuyên nghiệp, tăng cường đầu tư vào những chương trình, khảo sát tầm cỡ quy mơ lớn, thiết thực với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê Việt Nam. Đặc biệt, việc nghiên cứu thị trường phải chính xác, kịp thời thì mới đem lại lợi ích thực sự cho các doanh nghiệp, nếu khơng có thể đem lại những sai lầm đáng tiếc và có thể gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Ngoài ra, cần tăng cường phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng hơn nữa giữa các cấp, đặc biệt là 3 cấp: chính phủ, hiệp hội, các doanh nghiệp trong cơng tác xúc tiến thương mại.

Thứ hai, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (V icofa ) cần tổ chức các hoạt

động xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về ngành cà phê Việt Nam tại thị trường EU. Đồng thời, xúc tiến xây dựng thương hiệu mang tính quốc gia tại thị trường nhập khẩu EU, tổ chức hoạt động xâm nhập mạng lưới bán lẻ tại EU, để xuất các chế độ, cơ chế, chính sách tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi cho các

doanh nghiệp trong ngành cà phê Việt Nam. Cần tăng cường hơn nữa hoạt động đưa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê Việt Nam tham gia vào các kỳ triển lãm, hội chợ tại thị trường EU có nhu cầu cao.

Cuối cùng, Hiệp hội cần bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Nam khi bước vào thị trường EU. Những tranh chấp, vướng mắc, kiện tụng là những vấn đề khó có thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, việc bảo vệ, tư vấn cách giải quyết, đứng ra giàn hịa tất cả các tranh chấp ln là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng với các Hiệp hội và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê Việt Nam.

KẾT LUẬN

Đằng sau cánh cửa của Tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đều nhận thấy môi trường kinh doanh đầy cơ hội nhưng thách thức cũng không hề nhỏ. Việt Nam gia nhập WTO đã được gần 3 năm, sự cạnh tranh vẫn còn diễn ra gay gắt và khốc liệt trên tất cả các thị trường hàng hóa nói chung. Tuy nhiên, đó cũng là một yếu tố động lực, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Trong điều kiện hiện nay khi mà nền kinh tế ở EU còn đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ bắt nguồn từ Hy Lạp, các doanh

nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê Việt Nam cần nỗ lực để tìm lời giải cho bài tốn cạnh tranh của mình từng bước thể hiện được tiếng nói chung với bạn bè Thế giới.

Tính đến nay, năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU cũng đạt được thành tựu tương đối lớn thể hiện qua việc duy trì được vị thế là nước xuất khẩu cà phê thứ nhì thế giới và duy trì được thị phần lớn ở thị trường EU, … Tuy nhiên, vẫn tồn tại những yếu kém về chất lượng sản phẩm, công nghệ chế biến,…

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu tới năm 2020 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w