.Phát triển công nghệ sạch, bảo quản tốt

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu tới năm 2020 (Trang 42 - 44)

Để có nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh doanh nghiệp không nên chỉ trông chờ vào nguồn vốn của nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất, chế biến cà phê cũng là một giải pháp có tính lâu dài. Ngồi ra, doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp huy động mọi nguồn vốn có thể, đặc biệt là nguồn vốn trong dân bằng cách phát hành cổ phiếu huy động nguồn vốn thông qua thị trường chứng khốn.

Điều quan trọng khơng thể thiếu là các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ chế biến, ưu tiên những công nghệ hiện đại, cơng nghệ sạch, đảm bảo an tồn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của EU, những công nghệ đem lại giá trị gia tăng cao. Doanh nghiệp cần từng bước loại bỏ những cơng nghệ đã lỗi thời, có chất lượng cà phê chế biến thấp.

Ngồi những biện pháp trên, doanh nghiệp cũng cần chú ý hơn nữa đến vấn đề đảm bảo vệ sinh cơng nghiệp, bao bì đẹp, hấp dẫn. Doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc khâu kiểm tra chất lượng trước khi giao cà phê xuất khẩu, đảm bảo cà phê xuất khẩu đúng với những yêu cầu đã ký kết hợp đồng với các quốc gia thuộc thị trường EU. Điều quan trọng không thể bỏ qua là doanh nghiệp cũng cần tự hình thành hệ thống kiểm dịch, kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng cà phê xuất khẩu, đặc biệt là khâu vệ sinh an tồn thực phẩm, kiên quyết khơng sử dụng công nghệ lạc hậu, cũ kỹ, không đảm bảo chất lượng.

3.2.1.5.Xây dựng, phát triển thương hiệu

Thời gian qua, cà phê Việt Nam chưa tạo được vị trí xứng đáng của riêng mình trên thị trường EU là do chưa xây dựng được thương hiệu cho riêng mình, do đó các doanh nghiệp thường bị ép giá gây ra nhiều thiệt thòi, bất lợi. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp cần:

Thứ nhất, nhanh chóng xúc tiến các hoạt động xây dựng và quảng bá

thương hiệu cà phê xuất khẩu hường vào thị trường EU khó tính. Doanh nghiệp cần thống nhất, đưa ra các chiến lược xây dựng thương hiệu đồng bộ, toàn diện từ việc chọn giống cà phê, trồng trọt và chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến, …Doanh nghiệp cần kết hợp với Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, các tổ chức xúc tiến thương mại, tổ chức hỗ trợ của nhà nước tích cực tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ hàng hóa cà phê nhằm quảng bá hình ảnh cà phê xuất khẩu Việt Nam hơn nữa. Đặc biệt, doanh nghiệp cần kết hợp với địa phương, nhà nước trong việc tổ chức, tham gia Festival cà phê nhằm quảng bá hình ảnh cà phê Việt đến người tiêu dùng EU.

Thứ hai, doanh nghiệp cần tổ chức, xây dựng bộ phận chuyên trách về

thương hiệu trong doanh nghiệp để việc nhận thức, tư duy về thương hiệu mang tính chun mơn, chun nghiệp hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên đầu tư nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương hiệu, marketing đó bằng các chương trình đào tạo, tạo sự cam kết giữa người lao động với doanh nghiệp nhằm tạo sự thoải mái nhưng cũng ràng buộc người lao động làm việc lâu dài và toàn tâm toàn ý với doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược bán hàng qua các đại lý của chính mình nhằm hạn chế việc xuất khẩu cà phê qua trung gian, qua nước thứ ba như hiện nay góp phần nâng cao thương hiệu cà phê xuất khẩu Việt Nam.

Cuối cùng, khi cà phê xuất khẩu đã có thương hiệu rồi, doanh nghiệp cần

đặc biệt chú ý, coi trọng việc bảo vệ, giữ gìn, quảng bá, phát triển thương hiệu một cách bền vững. Ngoài ra, cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, mác sản phẩm, thương hiệu ở trong nước và nước ngoài để sản phẩm cà phê xuất khẩu của mình tồn tại một cách minh bạch, dễ dàng tiếp cận với thị trường tiêu dùng. Có thể thấy rằng, vấn đề mấu chốt để đảm bảo giữ gìn và phát triển thương hiệu một cách bền vững chính là khơng ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng của cà phê xuất khẩu Việt Nam, đồng thời phát triển mạng lưới bán hàng, đưa sản phẩm cà phê xuất khẩu Việt Nam tới quảng đại quần chúng người tiêu dùng EU.

Tất cả các giải pháp về phía doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam phía trên cần được áp dụng một cách linh hoạt và kết hợp với nhau sao cho đem lại hiệu quả cao nhất vì các giải pháp ấy có liên quan mật thiết với nhau, thực hiện tốt giải pháp này là tiền đề để các giải pháp liên quan có tính khả thi và khả năng thành công cao hơn. Doanh nghiệp cũng cần chú ý rằng, chiến lược cạnh tranh bằng cách giảm giá sẽ ít khả thi ở thị trường EU, tuy nhiên cần nhìn nhận rằng chiến lược về giá sẽ hiệu quả hơn khi ta xác định mức giá bán phù hợp với chất lượng, đặc điểm tương xứng của mặt hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam hiện có. Làm như thế, cà phê xuất khẩu Việt Nam sẽ cải thiện được sức cạnh tranh của mình trên thị trường EU khó tính.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu tới năm 2020 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w