Quy hoạch, cải thiện đất trồng cà phê, tăng cường đầu tư nghiên cứu giống, kỹ thuật canh tác, chăm sóc cà phê

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu tới năm 2020 (Trang 45 - 46)

cứu giống, kỹ thuật canh tác, chăm sóc cà phê

Nhà nước cần định hướng nhằm cải thiện diện tích trồng cà phê hiện có để nâng cao hiệu quả qua việc thay thế những diện tích cà phê già cỗi bằng giống mới phù hợp hơn, cho năng suất, chất lượng cao hơn, thời gian sinh trưởng ngắn…

Nhà nước cần có chiến lược, quy hoạch cụ thể về diện tích đất trồng nhằm kiểm sốt được diện tích trồng cà phê nước nhà tránh tình trạng người dân thấy giá cà phê lên cao đổ xô đi trồng, mở rộng diện tích đất canh tác nhưng sau đó giá giảm thì chặt phá hoặc bỏ hoang vườn cà phê một cách lãng phí. Muốn thực hiện được việc kiểm sốt diện tích đất trồng cà phê nhà nước cần có chính sách khuyến khích người nơng dân phát triển cà phê thơng qua hình thức hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp trong ngành cà phê và trong phạm vi quy hoạch đã thơng qua. Nhà nước cũng cần có biện pháp hỗ trợ trong việc thành lập các hợp tác xã sản xuất cà phê nhằm liên kết các hộ nông dân trồng cà phê với nhau, tạo một môi trường sản xuất chuyên nghiệp, tránh tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún hiện nay rất khó trong việc quản lý và đặc biệt nhiều khi gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và với chính bản thân người dân trồng cà phê. Khi đã thành lập các dạng thức của sự liên kết như hợp tác xã thì việc tuyên truyền cũng như hướng dẫn quy định mới hay đơn giản là các kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác sẽ dễ dàng và đồng bộ hơn. Đặt biệt, để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa nền sản xuất cà phê thì các doanh nghiệp trong ngành cà phê có thể ký hợp đồng với các hợp tác xã này và đảm nhận vai trị hướng dẫn kỹ thuật, khuyến nơng, thu mua chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu.

Nhà nước thông qua Sở nông nghiệp, các Viện nghiên cứu, các tổ chức liên quan khác tích cực đầu tư nghiên cứu giống mới, năng suất cao, chất lượng hạt tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với sự biến đổi của thời tiết trong những năm tới…

Đã từ lâu, nguồn nhân lực đã trở thành một trong những yếu tố quyết định về sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là trong nền kinh tế đang nhấn mạnh yếu tố con người là trung tâm như hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay đang đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng, đặc biệt là các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nghệ nhất là khâu quản lý kỹ thuật chế biến thành sản phẩm và cán bộ nghiên cứu thị trường. Vì thế chính phủ cần tăng cường thành lập và mở rộng các lớp đào tạo kỹ thuật khai thác, chế biến cà phê ngay tại địa phương (ít nhất mỗi tỉnh một trung tâm) nhằm ngày càng cung cấp cho ngành cà phê lực lượng lao động dồi dào, vững tay nghề, tác phong công nghiệp phục vụ tốt cho việc xuất khẩu cà phê.Khơng chỉ có thế biện pháp này sẽ giúp hoạt động thu hoạch, bảo quản, chế biến cà phê đồng đều về chất lượng tại tất cả các doanh nghiệp và vùng hơn.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, hoạt động đào tạo nguồn lao động này cần được tiến hành một cách hết sức nghiêm túc thì mới đem lại hiệu quả cao, tránh tình trạng các trung tâm đào tạo mở ra tràn lan, chỉ chú trọng đến số lượng mà bỏ qua chất lượng gây ra sự lãng phí về thời gian, cơng sức và ngân sách đầu tư. Ngồi chú trọng đào tạo về trình độ chun mơn, các cơ sở đào tạo cũng cần bồi dưỡng về năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đặc biệt là với cán bộ quản lý. Nêu cao tinh thần, thái độ làm việc tích cực, sẵn sàng nhận trách nhiệm về mình của các cán bộ quản lý. Để thực hiện được điều này cần có những biện pháp cụ thể về chế độ đãi ngộ cũng như xử lý vi phạm một cách nghiêm minh.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu tới năm 2020 (Trang 45 - 46)