Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu tới năm 2020 (Trang 32 - 35)

khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU

Một là, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam đã vươn lên và giữ vị trí thứ

hai ổn định qua các năm trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam và ở vị trí thứ nhì trong các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới. EU vẫn được coi là thị trường mục tiêu, thị trường chính của cà phê xuất khẩu Việt Nam thể hiện ở 17% thị phần tại thị trường EU ( hình 2.1) và 46% lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam là xuất khẩu vào thị trường này (hình 2.2).

Hai là, mức doanh thu (thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu) tương đối lớn,

cho đến nay kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU đã đạt gần 2700 triệu USD mỗi năm, đứng thứ ba trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới (sau Brazil).

Ba là, Việt Nam xuất khẩu tới hầu hết các thị trường trên thế giới với sản

lượng xuất khẩu lớn và vị thế của ngành cà phê Việt Nam ngày càng được nâng cao. Các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu biết quan tâm đến chất lượng hơn thay vì chạy theo số lượng. Các hội nông dân đã không ký kết các hợp đồng bán cà phê ngay từ đầu vụ như trước đây nên đã giảm rủi ro về giá cả và chất lượng cây cà phê ít bị ảnh hưởng đến vụ sau.

2.2.3.2.Những tồn tại và nguyên nhân

A. Công nghệ của doanh nghiệp

Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được

nhu cầu của người tiêu dùng EU khó tính do cơng nghệ sơ chế của Việt Nam còn yếu, lạc hậu và chưa đồng bộ. Nơng dân trồng cà phê vẫn cịn chưa có kiến thức nhiều về thu hoạch nên kỹ thuật thu hái chưa cao. Người dân vẫn cịn chưa có ý thức trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm thay vì chạy theo số lượng… Cuối cùng, là khâu đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam cịn kém, chưa có được sự kiểm sốt đồng bộ, nghiêm minh…

Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê xuất khẩu chưa thực hiện đầy đủ trong việc đảm bảo vệ sinh công nghiệp chế biến. Doanh nghiệp chưa thực sự ý thức được ảnh hưởng của quy định về môi trường, vệ sinh công nghiệp đến

chất lượng sản phẩm, môi trường sống và còn đơn thuần chạy theo lợi nhuận, bỏ qua sự phát triển bền vững nên đã chưa có sự đầu tư vào hệ thống, cơng nghệ xả thải, công nghệ chế biến. Nhà nước chưa có sự quản lý chặt chẽ, chưa ban hành những quy tắc, quy định chặt chẽ, khả thi trong thực tế và chưa chưa các biện pháp đủ nghiêm khắc để xử phạt đối tượng vi phạm…

B. Kênh phân phối

Hệ thống phân phối mặt hàng cà phê Việt Nam tập trung chủ yếu vào các trung tâm thương mại, trung tâm bán lẻ, siêu thị và các công ty nhập khẩu. Việc giao dịch bn bán chủ yếu thơng qua văn phịng đại diện, văn phịng trung tâm hoặc trụ sở chính mà ít qua trực tiếp với cửa hàng địa phương. Việc kinh doanh, nghiên cứu thị trường chủ yếu do bên cơng ty nhập khẩu thực hiện. Do đó, lợi nhuận của các công ty xuất khẩu cà phê Việt Nam chưa cao, phụ thuộc nhiều vào đối tác.

Hình thức xuất khẩu vẫn chủ yếu là qua nước thứ ba, chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô, chưa qua chế biến sâu…Việt Nam xuất khẩu khoảng hơn 93% là cà phê Robusta (cà phê vối) còn lại đa phần là cà phê Arabica (cà phê chè) nhưng cà phê chè lại có giá trị cao hơn cà phê vối rất nhiều ( Nguồn ICO )

Vì vậy doanh thu cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa xứng với tiềm năng và đang tỏ ra thiếu ổn định; tuy rằng các cơ hội đến với doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều nhưng vẫn chưa nắm bắt và tận dụng hết các cơ hộ đó.

C. Gía cả

Chi phí sản xuất cịn cao và giá cà phê xuất khẩu Việt Nam vẫn biến động tương đối lớn. Tuy cạnh tranh bằng giá không thực sự khả thi trên thị trường EU nhưng mức giá cần phù hợp, tương xứng với chất lượng hàng hóa cung cấp hơn. Nguyên nhân chính do chất lượng cà phê chưa ổn định, chưa thực sự có các biện pháp phối hợp giữa chính phủ, doanh nghiệp, hiệp hội, đơn vị liên quan trong việc bình ổn giá… Chưa áp dụng cơng nghệ, cải thiện phương cách làm việc, các biện pháp vĩ mô chưa thực sự hiệu quả… dẫn đến sản phẩm đội thêm chi phí.

D. Thị phần

Thị phần của Việt Nam trên thị trường cà phê EU chưa có sự tăng trưởng ổn định và uy tín sản phẩm, thương hiệu cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU còn thấp. Trong giai đoạn 2003-2005, thị phần cà phê Việt Nam trên thị trường EU tăng 2% nhưng giai đoạn 2005-2007, thị phần giảm 1%, đến 2007-2009,thị phần tăng 2%, giai đoạn 2009 – 2011 , thị phần tăng 1 % ( Nguồn ICO ). Nguyên nhân do sản lượng và giá cả cà phê xuất khẩu không ổn định kèm theo chất lượng cà phê xuất khẩu chưa cao.

E. Công tác xúc tiến thương mại

Hệ thống marketing của Việt Nam còn kém, chưa có các biện pháp, hình thức quảng bá thương hiệu thực sự hiệu quả, chưa có được sự liên kết chặt chẽ giữa các chuỗi “mắt xích” đưa sản phẩm từ nguyên liệu đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Chưa có sự đầu tư cơng nghệ, cải thiện mơi trường vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Hoạt động marketing cần sự trợ giúp đắc lực từ phía nhà nước và hiệp hội, tổ chức liên quan…

Tóm lại, dù đã có những bước tiến quan trọng trên con đường phát triển

trong những năm qua tuy nhiên vẫn cịn đó những yếu kém và tồn tại. Vì vậy. cần phải có sự kết hợp giữa Nhà Nước và doanh nghiệp cũng như người trồng cà phê nhằm đưa ra giải pháp tối ưu giúp nâng cao vị thế các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế nói chung cũng như trên thị trường EU nói riêng, tạo được sự phát triển bền vững trong ngành cà phê.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu tới năm 2020 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w