MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu tới năm 2020 (Trang 37 - 39)

TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

3.2.1.Giải pháp từ các doanh nghiệp

3.2.1.1.Tăng doanh thu

Tăng sản lượng cà phê xuất khẩu và cải thiện giá bán là cách cơ bản nhất để làm tăng doanh thu cà phê xuất khẩu góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường EU.

Doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể như tích cực hướng dẫn bà con cách trồng, chăm sóc cây cà phê để cây cho sản lượng thu hoạch cao, từ đó tăng nguồn nguyên liệu cho hoạt động xuất khẩu của mình, sản lượng xuất khẩu sẽ tăng lên. Doanh nghiệp có thể cho nhân viên kỹ thuật đã qua đào tạo của mình trực tiếp xuống tuyên truyền hướng dẫn cho bà con kỹ thuật trồng, kỹ thuật chọn giống tốt nhất, phù hợp với địa hình ở đó và đem lại năng suất, giá trị cao nhất. Muốn hoạt động này thực sự được hiệu quả thì doanh nghiệp phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa mình với người dân trồng cà phê bằng cách như trực tiếp ký hợp đồng mua bán trước với người nông dân, đảm bảo “đầu ra” cho họ, từ đó mới tuyên truyền, hướng dẫn canh tác, chăm sóc cây cà phê tránh tình trạng khơng hiệu quả khi doanh nghiệp tuyên truyền, cử nhân viên kỹ thuật hướng dẫn

cho bà con nhằm tăng năng suất cà phê nhưng đến vụ thu hoạch bà con lại bán cà phê cho những đối tượng chuộc lợi khác.

Doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tăng giá bán trên thị trường EU để tăng doanh thu cà phê xuất khẩu. Tất nhiên, sự tăng giá sản phẩm ở đây phải đi kèm với tăng chất lượng, cải tiến sản phẩm cà phê xuất khẩu của mình cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cơng nghệ hơn nữa, tránh tình trạng xuất khẩu quá nhiều nguyên liệu cà phê thơ như hiện nay vì như thế giá trị thu lại được sẽ thấp hơn nhiều nếu xuất khẩu cà phê đã qua chế biến kỹ, đặc biệt là các sản phẩm cà phê cuối cùng, người tiêu dùng cuối cùng đã có thể sử dụng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tập trung hơn nữa vào hình thức xuất khẩu cà phê của mình, lựa chọn những hình thức đem lại mức doanh thu cao nhất tránh tình trạng đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay xuất khẩu theo hình thức “bán trừ lùi” nên nhiều khi bị các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài đầu cơ, ép giá khiến giá cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU giảm mạnh, doanh thu đương nhiên sẽ giảm. Doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc điều tra, nghiên cứu thị trường, tăng cường tìm kiếm thơng tin từ các tổ chức, Hiệp hội, cơ quan xúc tiến về những dự báo giá cả, tình hình sản xuất, xuất khẩu từ các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường EU để từ đó đưa ra những dự đốn, chiến lược kinh doanh, hình thức xuất khẩu sao cho đem lại doanh thu cao nhất. Doanh nghiệp cũng cần chú ý trong cơng tác tiếp nhận thơng tin vì hiện tại có rất nhiều nguồn cung cấp thơng tin và trong nền kinh tế hiện nay, thơng tin là chìa khóa dẫn đến thành cơng, do đó doanh nghiệp cần tỉnh táo tiếp nhận thơng tin từ nhiều phía khác nhau.

Ngồi ra, Doanh nghiệp cũng cần tăng cường kết hợp với nhà nước, các Hiệp hội, người dân trồng cà phê trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo xu hướng tăng diện tích trồng cà phê chè (đem lại giá trị xuất khẩu cà phê cao). Doanh nghiệp cần có những đầu tư, tài chợ cho phần diện tích này đặc biệt là đối với những vùng nguyên liệu cà phê đã ký hợp đồng bao tiêu đầu ra với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu tới năm 2020 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w