cà phê Việt Nam
Để cà phê xuất khẩu Việt Nam có thể xâm nhập sâu hơn vào thị trường EU thì doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê Việt Nam cần lưu ý nhìn nhận từ góc độ “cầu” của thị trường về sức mua, nhu cầu đối với từng loại cà phê xuất khẩu, những yêu cầu đặc biệt của những quốc gia thuộc thị trường EU trong đó điều rất quan trọng là nhận thức và khả năng thích ứng. Doanh nghiệp cũng cần tích cực tìm kiếm thơng tin từ các tổ chức hỗ trợ, đúc rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong ngành cà phê để tổ chức lại sản xuất của mình.
Trong thời gian tới, để nâng cao thị phần của mặt hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung xuất khẩu và tạo mối quan hệ tốt với các quốc gia trên thị trường EU hơn nữa, đặc biệt là các thị trường mà thị phần cà phê Việt Nam ở đó thấp hoặc những quốc gia mà Việt Nam chưa xuất khẩu cà phê tới đó. Tuy nhiên, cũng không được bỏ quên thị trường các nước nhập khẩu cà phê lớn trên thị trường EU. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động marketing hơn nữa, phối hợp cùng các Hiệp hội, các tổ chức xúc tiến xuất khẩu trong việc quảng bá hình ảnh cà phê Việt Nam
Ngồi ra, doanh nghiệp cũng cần thực hiện chun mơn hóa các sản phẩm cà phê xuất khẩu và xác định được quy mơ sản xuất mơ hình “cơng ty mẹ, cơng ty con” đủ mạnh về tài chính, cơng nghệ cũng như khả năng điều hành nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng thị phần ổn định. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tăng cường nghiên cứu nhu cầu mới của người dân EU về sản phẩm cả phê và từ đó chế biến, cản thiện cà phê xuất khẩu của mình theo xu hướng tiêu dùng mới ấy.
Trên thị trường EU, giải pháp nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu là giải pháp nền tảng, đóng vai trị quan trọng nhất để nâng cao sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu Việt Nam vì thị trường này rất coi trọng chất lượng, uy tín sản phẩm nhập khẩu và hiện nay, chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU còn thấp. Để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện những biện pháp cụ thể như sau:
Trước tiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu thơng tin về tiêu chuẩn chất lượng
mà thị trường EU đòi hỏi. Doanh nghiệp cần nhìn nhận về chất lượng sản phẩm một cách có chiều sâu hơn nữa, hiểu được đây chính là nhân tố quyết định sức cạnh tranh hiện tại và trong tương lai trong sự tiêu dùng thông thái của người dân EU, từ đó có được những đầu tư thích hợp. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu các tiêu chuẩn về chất lượng của EU qua các tổ chức xúc tiến thương mại, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, các tổ chức hỗ trợ khác thuộc EU,…Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lựa chọn, tìm hiểu về các cơ sở có uy tín và thẩm quyền kiểm tra các tiêu chuẩn ấy đề xin xác nhận khi xuất khẩu cà phê, tạo lòng tin cho người tiêu dùng EU, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường EU.
Tiếp đến, doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể, thiết thực để thực
hiện theo đúng các quy định tiêu chuẩn khắt khe trên nhằm từng bước cải thiện chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam. Doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp cụ thể như:
Thứ nhất, doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa vào công nghệ sơ chế, chế biến
cà phê. Công nghệ tốt, hiện đại sẽ tăng năng suất chế biến, chất lượng cà phê chế biến đương nhiên sẽ được cải thiện hơn rất nhiều so với một công nghệ chế biến lạc hậu, thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có sự quy hoạch tổng thể sao cho dây chuyền chế biến cà phê công nghệ hiện đại ấy hoạt động một cách đồng bộ mang lại hiệu quả cao nhất có thể.
Thứ hai, doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến nguyên liệu đầu vào cho
đảm bảo đầu vào cho q trình sản xuất, tích cực đầu tư cải thiện nguyên liệu đầu vào vì chất lượng cà phê xuất khẩu sẽ không thể tốt nếu như dù có cơng nghệ chế biến hiện đại nhưng ngun liệu đầu vào lại có chất lượng thấp, khơng đạt yêu cầu. Như đã nói ở phần giải pháp tăng doanh thu cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra của người dân trồng cà phê, các vườn, đồn điền cà phê,… từ đó hình thành nên nguồn nhiên liệu cho riêng mình. Doanh nghiệp cần phối hợp cùng các tổ chức khác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của người dân trồng cà phê về sự quan trọng của yếu tố chất lượng đến sự phát triển chung của ngành cà phê Việt Nam. Điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải cho người dân thấy rõ được lợi ích của việc nâng cao chất lượng quả cà phê bằng cách doanh nghiệp có thể thu mua cà phê với sự phân loại rõ ràng, chất lượng quả cà phê cao hơn thì giá mua lớn hơn. Doanh nghiệp có thể kiểm sốt điều này bằng cách cử chuyên gia, nhân viên giám định, kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào hoặc hình thành nên những nhân viên kỹ thuật của doanh nghiệp trực tiếp xuống cơ sở trồng cà phê để tư vấn, hỗ trợ, giám sát kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê,… Doanh nghiệp cũng cần có nhiều hình thức thưởng khuyến khích cho những hộ nơng dân, các cơ sở trồng cà phê thực hiện theo đúng kỹ thuật hướng dẫn đem lại chất lượng nguyên liệu đầu vào tốt cho doanh nghiệp, đồng thời cũng có hình thức phạt tiền, phạt hợp đồng đối với những cơ sở trồng cà phê đã ký hợp đồng với doanh nghiệp mà không thực hiện những yêu cầu về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản,… dẫn đến chất lượng nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến khâu vận chuyển hơn, tránh để nguyên liệu cà phê dập, nát ảnh hưởng đến chất lượng cà phê xuất khẩu sau này.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chú ý, tự giác thực hiện những quy định nhà nước đề ra về tiêu chuẩn chất lượng cà phê xuất khẩu, đầu tư cho sự phát triển bền vững thực sự của cà phê xuất khẩu chứ không phải chạy theo lợi nhuận trước mắt, chạy theo số lượng mà bỏ ngỏ chất lượng sản phẩm của mình
vì chỉ khi đó thì sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU mới được cải thiện một cách rõ rệt.