6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.5 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÚC TIẾN
2.5.3.1. Mối liên hệ giữa các tổ chức xúc tiến trực tiếp
Hiện nay, tại Việt Nam chỉ hình thành các tổ chức xúc tiến thương mại chung bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu như Cục Xúc tiến Thương mại của Trung ương và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư TP.HCM của địa phương, khơng có một tổ chức chuyên về xuất khẩu giống các nước khác như JETRO – Nhật Bản, DEP – Thái Lan. Do đó, mục tiêu hoạt động bị dàn trải, thiếu tập trung và thiếu kinh phí. Mục tiêu xúc tiến xuất khẩu không được đặt lên hàng đầu.
Kinh nghiệm các nước đã phát triển cho thấy phải có một tổ chức ở tầm quốc gia để thực hiện hoạt động xuất khẩu cho cả nước, tổ chức này thuộc Chính phủ và có sự hỗ trợ từ các Bộ, Ngành có liên quan. Cịn ở Việt Nam thì lại song song tồn tại hai tổ chức xúc tiến thương mại tại TP.HCM. Có thực trạng này là do TP.HCM là trung tâm kinh tế đi đầu trong cả nước, nhu cầu về một trung tâm xúc tiến xuất khẩu từ rất sớm. Sự ra đời của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư vào năm 1983 khơng nằm ngồi mục đích này. Tuy nhiên, khi Cục Xúc Thương mại ra đời vào năm 2004, có văn phịng đặt tại TP.HCM thì hoạt động trở
nên trùng lập. Ngồi ra, mỗi sở thương mại cịn có một phịng xúc tiến thương mại với chức năng và nhiệm vụ tương tự càng tạo nên sự trùng lập. Tất cả các tổ chức xúc tiến này đều sử dụng ngân sách nhà nước, và một ít thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ (trường hợp ITPC), mỗi nơi được một ít kinh phí khơng đủ lớn để làm những chương trình xúc tiến lớn.
Về hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại cũng thiếu chặt chẻ, Phòng Xúc tiến Thương mại vừa báo cáo với Sở Thương mại hàng tháng vừa phải báo cáo với Cục Xúc tiến Thương mại (theo ngàng dọc) hàng năm. Tuy nhiên việc mỗi năm mới báo cáo một lần sẽ khơng đem lại hiệu quả gì đáng kể. Cục Xúc tiến Thương mại lại thuộc Bộ Thương mại, không phải là cấp chủ quản của Sở Thương mại nên việc chỉ đạo không thể thực hiện đuợc. Do đó, hoạt động của các tổ chức này trở nên rời rạc, trùng lập trên một địa bàn. Kể cả Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM nữa thì sự trùng lập này cịn lớn hơn. Chúng ta đều biết, hiệu quả của hoạt động xúc tiến xuất khẩu khơng phải diễn ra nhanh chóng và dễ nhìn thấy, do đó mà trách nhiệm cần phải tập trung vào một nơi thì mới xác định được. Qua phỏng vấn thực tế ba tổ chức trên, các nơi đều cho rằng đơn vị mình xúc tiến tự do, khơng nhằm vào một nhóm doanh nghiệp cụ thể nào, thậm chí chỉ chờ doanh nghiệp đến để yêu cầu về thông tin. Cái giá phải trả cho sự chồng chéo này là sự chểnh mãng và thiếu quyết tâm của các tổ chức, vì kết quả đạt được đâu biết là cơng của tổ chức nào.