6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÚC TIẾN THƯƠNG
2.3.2.3. Các hiệp hội ngành nghề
a. Chức năng và hoạt động chính:
Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 200 hiệp hội doanh nghiệp. Có thể chia hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam thành ba nhóm: đại diện quyền lợi, dịch vụ h trợ kinh doanh và các hoạt động khác.
• Đại diện quyền lợi:
Chức năng chính của đa số các hiệp hội doanh nghiệp, nhất là những hiệp hội lớn, là đại diện và tăng cường quyền lợi cho các hội viên của mình trong các quan hệ cả trong nước và quốc tế. Chức năng này bao gồm việc duy trì đối thoại với Chính phủ về luật và các chính sách chi phối hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp, và quan hệ với các cơ quan tổ chức trong và ngồi nước.
• Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh:
Dịch vụ h trợ kinh doanh bao gồm tất cả các các dịch vụ phi tài chính mà doanh nghiệp yêu cầ: đào tạo, tư vấn kỹ thuật, tổ chức hội chợ thương mại, triển lãm, hội thảo, hội nghị chuyên đề, mở rộng giao lưu quan hệ kinh doanh, thu thập và cung cấp thơng tin về những vấn đề có tác động đến hội viên.
• Các hoạt động khác:
Hầu hết các hiệp hội, đặc biệt là các tổ chức nhỏ, tham gia các hoạt động đóng góp xã hội và nhân đạo. Một số hiệp hội hàng năm quyên tiền để ủng hộ đồng bào bị lũ lụt hay gặp nạn đói, quyên góp cho người tàn tật, các gia đình khó khăn.
b. Hiệu quả xúc tiến xuất khẩu đối với TP.HCM:
Các hiệp hội doanh nghiệp có trụ sở tại TP.HCM đã tương đối hoạt động thành cơng về cung cấp thơng tin chính sách pháp luật, kiến nghị về chính sách liên quan tới doanh nghiệp, tập huấn và đào tạo ngắn hạn. Tuy nhiên, còn nhiều
mặt vẫn còn rất yếu như: tư vấn, hỗ trợ cho hội viên; cung cấp thông tin thị trường, giá cả; hỗ trợ xúc tiến thương mại trong nước và xúc tiến xuất khẩu. Nguyên nhân là:
Thiếu các nguồn lực:
Các hiệp hội dựa vào bốn nguồn thu nhập: ngân sách nhà nước, phí thu từ cung cấp dịch vụ, hội phí và các khoản tài trợ (từ hội viên cũng như các tổ chức, cá nhân ngồi hội). Tuy nhiên, những nguồn này khơng ổn định và không thường xuyên, do vậy các hiệp hội không thể xây dựng và phát triển hoạt động của mình dựa trên một ngân quỹ xác định.
Thiếu năng lực, thiếu cán bộ chuyên trách:
Trình độ chuyên nghiệp của các hiệp hội doanh nghiệp vẫn còn yếu. Các hiệp hội nhỏ thường khơng có cán bộ chun trách. Lãnh đạo của các hiệp hội là các doanh nhân, họ có ít thời gian để gắn bó với cơng việc của hiệp hội. Các hiệp hội ngành nghề trung ương thường gắn với tổng công ty nhà nước trong ngành, và nhân sự của hiệp hội thường cũng chính là nhân viên của tổng cơng ty. Nhìn chung nhân sự của các hiệp hội không được trang bị chuyên môn để cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các hội viên. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là vấn đề tài chính, hiệp hội khơng có ngân sách th những người có năng lực làm cho hiệp hội.
Tuy hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các hiệp hội chỉ là hoạt động hỗ trợ thêm, khơng phải là nhiệm vụ chính yếu, nhưng đóng một vai trị rất quan trọng, bởi vì hiệp hội chính là trung gian quan trọng, như chiếc cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận với các tổ chức xúc tiến xuất khẩu. Hoạt động này hiện nay cịn q yếu, do đó khơng đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng gia tăng của doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam đã vào WTO, cần hội nhập sâu rộng. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng việc này địi hỏi sự chủ động từ phía các tổ chức xúc tiến thương mại.