.7 Nguyên lý điều khiển bước đủ

Một phần của tài liệu thiết kế và phân tích động học tay máy song song ba bậc tự do (Trang 99 - 100)

Khi cho xung dòng điện (hay hiệu điện thế) vào cuộn dây pha 2 thì cực A mang dấu S, cực B mang dấu N, Roto ở vị trí thẳng đứng (trục từ trường Roto trùng với trục của từ trường pha 2).Nếu ngắt xung dòng điện vào cuộn 2 và cho xung dịng điện vào cuộn 1 thì lúc này thì cực D mang dấu N, cực C mang dấu S thì véctơ từ hóa của dịng điện sẽ quay đi một góc 900 , do đó roto quay một góc cũng bằng 900.

Sau đó ngắt xung tác dụng vào cuộn 1 và lại cho xung dòng điện tác dụng vào cuộn 2 nhưng lúc này đổi chiều dịng diện thì roto quay một góc 900 và tiếp tục như vậy sau bốn bước thì roto quay được một vịng.

Quá trình điều khiển cuộn dây theo trình tự (A+,B+,A-,B-….) (A+,B+),(A+,B), (A-,B-), (A-,B+) và ở mỗi bước có số cuộn dây điều khiển được cấp xung dòng điện như nhau. Dạng điều khiển này được gọi là điều khiển bước đủ hay diều khiển đối xứng.

SVTH: Nguyễn Thành Phúc 86

 Phương pháp điều khiển nửa bước ( Half step ) :

Quá trình điều khiển của nửa bước cũng giống như điều khiển bước đủ, nhưng trình tự chuyển mạch các cuộn dây điều khiển có khác nhau: A+, (A+,B+), B+, (A- ,B+), A-, (A-,B-), B-, (A+,B-).

Phương pháp điều khiển này được gọi là phương pháp điều khiển nửa bước hay cịn gọi là điều khiển khơng đối xứng.

Trong hai phương pháp điều khiển trên, thì phương pháp điều khiển nửa bước do giá trị góc bước nhỏ hơn 2 lần và số bước/vòng tăng lên hai lần so với phương pháp điều khiển bước đủ.

Xét về yêu cầu bảo đảm độ chính xác trong điều khiển, thì phương pháp điều khiển nửa bước dễ dàng đáp ứng hơn nhưng bộ chuyển phát xung điểu khiển phức tạp hơn nhiều so với phương pháp điều khiền bước đủ.

Ngoài hai phương pháp điều khiển cơ bản trên thì cịn có một số cách điều khiển đặc biệt như: Microstepping, Midlevel, Highlevel.

Một phần của tài liệu thiết kế và phân tích động học tay máy song song ba bậc tự do (Trang 99 - 100)