Các thành phần dân tộc huyện Hà Quảng

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Tổng Hà Quảng, huyện Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX (Trang 26 - 34)

Số thứ tự Thành phần dân tộc Dân số (Người) Tỷ lệ (%)

1 Kinh 904 2,69 2 Tày 10.011 29,78 3 Thái 3 0,01 4 Mường 13 0,04 5 Hoa 3 0,01 6 Nùng 17.912 53,29 7 Mông 4.181 12,44 8 Dao 569 1,69 9 Sán Chay 6 0,02 10 Sán Dìu 10 0,03 Tồn huyện 33.612 100%

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hà Quảng năm 2012) Số liệu thống kê 2012 của chi cục thống kê huyện Hà Quảng, các dân tộc chiếm số lượng nhiều hơn cả, vẫn là các dân tộc Tày, Nùng, Mông. Các dân tộc này đều có dân số trên 4.000 người, dân tộc Mơng có 4.181 người. Thậm chí hai dân tộc Tày và Nùng có dân số trên 10.000 người. Ngồi ra cịn 5 dân tộc khác có dân số từ 13 ngườitrở xuống là dân tộc Mường, Sán Dìu, Sán Chay, Thái, Hoa. Mật độ dân số ở Hà Quảng nhìn chung là thấp. Ở thời điểm năm 2012, bình qn trên một km2 chỉ có 74 người. So với mức trung bình trong cả tỉnh là 77 người, mật độ dân số của Hà Quảng ở mức trung bình. Dân cư

thưa thớt nhưng lại phân bố khơng đều trong huyện. Nhìn chung dân cư tập trung đơng đúc, nơi gần đường giao thơng, các dịng sơng thuận lợi cho cuộc sống và bn bán. Do đó phân theo các đơn vị hành chính, thì nơi có mật độ dân số cao nhất là xã Phù Ngọc nằm ở phía bắc của huyện với mật độ dân số là 141 người/km2 . Còn ở những vùng núi cao, đường đi khó khăn hiểm trở thì dân cư thưa thớt. Xã có dân cư thưa thớt, mật độ thấp nhất là xã Qúy Quân có 47 người/km2.

Tỷ lệ dân số giữa thành thị và nơng thơn có sự chênh lệch khá cao, vì đặc điểm của huyện chủ yếu là đồi núi, nghề nghiệp chính của người dân là nông nghiệp do vậy dân số sống ở nông thôn chiếm đa số. Theo như số liệu của Phòng Thống kê của huyện trong những năm 2003, 2004, 2005, 2006 thì trong huyện 100% dân số sống ở nông thôn. Dân thành thị tập trung ở thị trấn. Bắt đầu từ năm 2006 đến nay mới có người dân sống ở thành thị, khi thị trấn Xuân Hòa được thành lập. Do vậy số dân ở thành thị chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ so với dân số sống ở nơng thơn. Số liệu thống kê của phịng thống kê huyện Hà Quảng năm 2012 thì dân số nơng thơn là chủ yếu chiếm đến 88% là 29.555 người , còn dân số thành thị chỉ chiếm 12% là 4.057 người. Dân thành thị chiếm tỷ lệ nhỏ 12 % năm 2012, điều đó chứng tỏ mức độ đơ thị hóa ở đây cịn thấp. Phân theo giới tính thì tỷ lệ nam nữ cũng xấp xỉ tương đương nhau, tỷ lệ chênh lệch giới tính khơng cao nam giới là 16.755 người chiếm 49,8%, còn nữ giới là 16.857 người chiếm 50,2 %.

1.3.1. Dân tộc Nùng

Người Nùng cịn có tên gọi khác là Nồng. Dân tộc Nùng có mối quan hệ với người Tày. Người Nùng hiện nay ở Việt Nam có nguồn gốc từ Quảng Tây, Trung Quốc. Người Nùng “Hầu hết những người Nùng hiện nay đều là dân cư

mới từ Quảng Tây, Trung Quốc đến Việt Nam cách đây khoảng trên dưới 300 năm nay. Tuy vậy, do những mỗi quan hệ gần gũi với các dân tộc anh em cùng cư trú, người Nùng đã sớm gắn bó với cuộc sống chung của các dân tộc nước ta” [42, tr.25]. Hà Quảng là huyện có sự tập trung của người Nùng rất đông,

xét trên quy mô cấp tỉnh số lượng người Nùng ở huyện chỉ đứng sau huyện Quảng Hịa. Họ có quan hệ thân thiết, sống xen kẽ trong cùng một khu vực và đã hòa vào dân tộc Tày. Tiếng Nùng thuộc nhóm ngơn ngữ Tày – Thái.

Người Nùng có nhiều nhóm tên gọi khác nhau: Nùng Xuồng, Nùng Cháo, Nùng Lòi, Nùng Mấn. Ở Hà Quảng dân tộc Nùng là cư dân bản địa của huyện, chiếm số lượng đông nhất trong huyện, có mặt ở tất cả các xã trong huyện. Trước đây có xã 100 % là dân tộc Nùng như xã Cải Viên, Kéo Yên. Có những xã dân tộc Nùng chiếm trên 80% như xã Mã Ba, Sỹ Hai, Lũng Nặm. Hiện nay do nhiều lý do khác nhau, như kết hơn, hoặc làm ăn sinh sống thì các xã này đã có sự xuất hiện ngày càng nhiều của các dân tộc khác, nên tỷ lệ giữa các dân tộc có sự thay đổi. Nhưng dân tộc Nùng vẫn chiếm số lượng đáng kể. Người Nùng vẫn có mặt tất cả các xã. Có 11 xã có trên 50% là người Nùng. Xã có đơng người Nùng nhất là xã Vân An, Kéo Yên, Tổng Cọt 96,15%... Cũng có những xã có số lượng người Nùng khá thấp như xã Nội Thơn có 7,54%.

Người Nùng thường sống ở địa điểm, có vị trí khá thuận lợi so với các dân tộc khác. Địa bàn cư trú của người Nùng, là vùng chuyển thấp giữa vùng núi thấp và vùng núi cao. Họ thường sinh sống ở sườn đồi, thung lũng, ở cạnh những chân núi đá. Bản làng của người Nùng nhà ở san sát thành các cụm dân cư ở dưới chân núi đá. Những vị trí này thuận lợi cho nghề nông của họ, thuận lợi cho việc làm nương rẫy cày bừa. Hoạt động kinh tế chủ đạo của họ là trồng lúa nước và làm nương rẫy. Họ thường thâm canh trên đất ruộng là chủ yếu. Ngoài ra họ cũng làm thêm một số nghề thủ công khác để cải thiện cuộc sống như đan lát, nhuộm vải, rèn dao búa… Nghề dệt thủ cơng phát triển đến trình độ cao, dệt thổ cẩm ở Trường Hà, Phù Ngọc…Nên các đồ dùng này không chỉ được dùng trong gia đình mà con có thể đem ra chợ bán, tiến hành trao đổi hàng hóa tăng thêm nguồn thu nhập cho cuộc sống của người dân.

1.3.2. Dân tộc Tày

Người Tày thuộc ngôn ngữ Tày – Thái, đây là dân tộc có dân số đông nhất trong số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Họ có mặt ở Việt Nam từ sớm. Có dân số đứng thứ hai toàn quốc, chỉ đứng sau dân tộc Kinh. Người Tày là cư dân bản địa của huyện Hà Quảng, từ thời nhà nước Văn Lang Âu Lạc đã xuất hiện. Người Tày là cư dân bản địa do vậy cũng giữ vị trí quan trọng. Người Tày trước đây được gọi là người Thổ ở lẫn với người Nùng “Dân hạt ấy người Thổ

và người Nùng ở lẫn với nhau, lời nói khơng giống nhau, người biết tiếng Kinh thì ít” [35, tr.223]. Ở Hà Quảng dân tộc Tày đứng thứ hai sau dân tộc Nùng.

Dân tộc Tày có các tên gọi khác nhau như: Tày Đeng, Tày Ngạn… Các nhóm dân tộc Tày sống xen kẽ lẫn nhau, và sống xen kẽ với các dân tộc khác. Dân tộc Tày cùng với dân tộc Nùng là 2 dân tộc bản địa. Dân tộc Tày tập trung chủ yếu ở các xã Đào Ngạn, Phù Ngọc, thị trấn Xuân Hòa…. Và rải rác sinh sống trong các xã cịn lại, có xã có tỷ lệ phần trăm khá ít như xã Kéo Yên, xã Nội Thôn. Dân tộc Tày sống xen kẽ hòa thuận cùng với các dân tộc khác trong huyện. Nghề chính của họ là trồng trọt và chăn ni. Phần đông người dân tộc Tày cư trú ở những vùng thấp, thung lũng lòng chảo, dọc hai bên bờ các con sông. Những nơi khá bằng phẳng, khá là thuận lợi để sinh sống và lao động sản xuất. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Ngồi ra cịn trồng ngơ, hoa màu và các loại cây khác. Họ có nhiều nghề truyền thống, có thể kể đến như dệt thổ cẩm, nghề rèn, nghề đan mây tre để làm các vật dụng nông nghiệp. Người Tày tập trung khá đơng đúc và có trình độ phát triển tương đối cao. Họ sống theo bản làng, có bản làng có vài chục hộ cũng có bản vài trăm hộ. Họ ở nhà sàn. Dân tộc Tày và dân tộc Nùng có chung nguồn gốc lịch sử. Tuy hiện nay đã thành hai dân tộc riêng biệt, nhưng giữa hai dân tộc này vẫn có những nét giống nhau khá rõ nét về văn hóa, kinh tế. Họ có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều lễ hội và các làn điệu dân ca, như hát then. Văn nghệ dân gian của họ cũng phong phú. Nhiều nghi lễ của họ liên quan đến hát. Họ có các điệu hát

dân ca mà tiếng dân tộc Nùng gọi là hát “tài sli”, hát giao duyên, hát mừng nhà mới… Trong các lễ hội họ sử dụng nhiều nhạc cụ như thanh la, pí lè, kèn… Nhiều trị chơi dân gian được tổ chức như ném còn, kéo co, đánh khăng. Trong kho tàng văn học dân gian của họ rất phong phú. Dân tộc Tày có nhiều nét văn hóa đặc sắc, mà hiện nay vẫn được giữ gìn lưu truyền từ thế hệ nay sang thế hệ khác. Hát dân ca có các điệu hát như hát then, hát ru, hát buổn…

1.3.3. Dân tộc Mông

Dân tộc Mơng thuộc nhóm ngơn ngữ Mơng – Dao. Người Mơng thường có Mơng Trắng, Mơng Đen… Họ có mối quan hệ thân thuộc với người Dao. Họ có nguồn gốc từ Tây Nam Trung Quốc. Do nhiều nguyên nhân như thiên tai mất mùa, bị áp bức bóc lột… nên họ đã di cư đến Việt Nam. Người Mơng đến Việt Nam có nguồn gốc từ Q Châu, Trung Quốc. Trải qua hàng trăm năm họ đã coi Việt Nam là quê hương của mình. Dân tộc Mông cũng đã sinh sống ở đây từ lâu. Dân tộc Mơng có dân số đứng thứ ba trong toàn huyện, sau dân tộc Tày và Nùng. Nhưng nếu so với hai dân tộc Tày và Nùng, thì dân tộc Mơng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều chỉ chiếm 12,44% so với dân số toàn huyện. Ở xã Lũng Nặm thì dân tộc Mông chỉ chiếm 8,18%. Xã Sĩ Hai trong khi dân tộc Nùng chiếm đến 86,37%, thì dân tộc Mơng chỉ chiếm 11%. Xã Cải Viên tỷ lệ này còn thấp hơn , trong khi dân tộc Nùng chiếm đến 94,87% thì dân tộc Mơng chỉ chiếm 0,09%...

Dân tộc Mông sinh sống ở vị trí địa hình cao nhất so với các dân tộc khác. Họ sinh sống chủ yếu ở những nơi cao, ở vùng núi đá cao. Những nơi có địa hình hiểm trở với độ cao 800m-1000m trong những điều kiện khắc nghiệt. Địa hình hiểm trở, vách đá dựng đứng những khu vực đồi núi, giao thông đi lại khó khăn rất nhiều, họ chủ yếu là đi bộ hoặc dùng gia súc để làm phương tiện vận chuyển,đi lại. Khi nào có ngày chợ, bn bán trao đổi hàng hóa họ mới hay xuống núi. Cuộc sống của họ vẫn chủ yếu dựa vào nương rẫy, du canh du cư. Nguồn sống chính của họ là làm nương. Với hình thức canh tác này đời sống

của nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn. Họ chăn ni trâu, bị, lợn, gà… Do địa hình nên ngựa là động vật quan trọng, vì địa hình chủ yếu là đồi núi nên, họ phải dùng ngựa để làm phương tiện vận chuyển. Một số nghề thủ công của người Mông khá phát triển. Dân tộc Mơng có những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Người Mơng có những phong tục tập quán riêng, mang đặc trưng riêng của dân tộc mình. Dân tộc Mơng có nhiều truyện cổ được truyền lại từ đời này sang đời khác chủ yếu bằng hình thức truyền miệng như “Tir lâus

cluas, Muav gaux chaur, Uôngx phaiz, Muar gaux cuz cáus” [15, tr.185]. Người Mông thường múa, thổi khèn lá, khèn trúc trong các ngày đi họp chợ, chợ phiên. Tuy nhiên hiện nay khơng cịn duy trì nhiều như trước nữa.

1.3.4. Dân tộc Kinh

Vì là vùng đất xa kinh đơ, lại có vị trí quan trọng, do vậy Cao Bằng nói chung và Hà Quảng nói riêng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền trung ương. Đối với vùng đất Cao Bằng thời Lý đã áp dụng chính sách

“ki mi” có nghĩa là ràng buộc lỏng lẻo, nhưng khi cần thiết cũng sử dụng sức

mạnh quân sự để khống chế. Bên cạnh đó nhà Lý, cịn áp dụng chính sách “nhu

viễn” tức là quan hệ “thân tộc và hôn nhân ”. Nhà Lý gả con gái cho các tù

trưởng miền núi hoặc tuyển con gái họ để làm phi tần để ràng buộc. Như Dương Tự Minh được vua Lý Nhân Tông gả công chúa cho và phong làm Tri phủ Phú Lương. Ông đã cai quản một vùng đất rộng lớn. Cùng với các chính sách trên, để có thể tăng cường sự ảnh hưởng của mình, hạn chế ảnh hưởng của các tù trưởng thì các triều đại phong kiến đã thực hiện chính sách đưa quan lại miền xuôi lên trấn trị ở miền núi. Thời Minh Mạng chính sách này đã được áp dụng “Minh Mạng từng bước xóa bỏ chế độ thổ quan, thực hiện biện pháp:

Người Kinh và người Thổ cùng cai trị” [57, tr.153]. Dần dần người Kinh lên đây càng ngày càng đơng dẫn đến hiện tượng “Kinh già hóa Thổ ”. Từ đó đến nay số người Kinh lên khu vực này ngày càng nhiều hơn Người Kinh hay còn gọi là người Việt. Thuộc nhóm ngơn ngữ Việt – Mường. Người Kinh đứng

hàng thứ tư về dân số trong huyện. Tập trung nhiều nhất ở thị trấn Xuân Hòa với tỷ lệ là 5,87%, ở các xã như xã Phù Ngọc, Trường Hà. Ở các xã khác số lượng ít hơn nhiều, như xã Hồng Sỹ, Vần Dính. Qua đó ta có thể thấy ở các xã nhiều nhất thì tỷ lệ dân tộc Kinh cũng rất thấp, khơng đáng kể. Nhìn chung, người Kinh chủ yếu sống ở thị trấn, thị xã. Họ làm việc trong các cơ quan Nhà nước, hợp tác xã thủ công nghiệp và buôn bán, số người sống ở nông thôn không đáng kể.

Dân tộc Kinh chiếm số lượng ít so với các dân tộc khác trong tỉnh. Người Kinh từ dưới xi lên khu vực này sinh sống, dần dần hịa nhập vào cuộc sống của người bản địa, sống theo các phong tục tập quán của người dân ở đây. Người Kinh sống tập trung ở một số xã như xã Nà Sác, Phù Ngọc. Ngoài ra họ cũng sống rải rác ở một số xã khác trong huyện. Hoạt động kinh tế chủ yếu của họ là mua bán, trao đổi hàng hóa, sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp.

1.3.5. Dân tộc Dao

Người Dao đã xuất hiện và sinh sống ở nước ta từ lâu. Ở Cao Bằng người Dao cũng đã đến và sinh sống từ lâu đời. Người Dao trước đây gọi là người Mán. Tên gọi người Dao được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau có tên tự gọi là Kim Miền hay Kim Mùn Dân tộc Dao ở nước ta có các nhóm như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Giang, Dao Tiền hay có tên gọi khác là Dao Đeo Tiền… Với số lượng nhỏ không nhiều nên họ không chiếm ưu thế ở khu vực này. Tiếng nói thuộc ngữ hệ Mơng – Dao, của ngữ hệ Nam Á. Các nhóm Dao có tiếng nói riêng, ngơn ngữ của họ gần với ngơn ngữ của người Mông. Người Dao có nguồn gốc từ Giang Tơ, Trung Quốc di cư đến Việt Nam từ thế kỷ XI, nguyên nhân do chiến tranh loạn lạc. Đời sống gặp nhiều khó khăn do vậy họ đã thiên di xuống phía Nam, đến những vùng đất mới trong đó có Việt Nam.

Dân tộc Dao chủ yếu tập trung ở một số xã như xã Qúy Quân, Sóc Hà… Cịn ở các xã khác có dân tộc Dao, thì dân tộc Dao chỉ có tỷ lệ dưới 1% như xã Kéo Yên, Nà Sác. Họ sinh sống thành từng bản làng, nhưng dân cư thưa thớt,

có khi khoảng cách giữa hộ gia đình này với gia đình khác cách nhau một quả đồi. Họ cư trú xen kẽ cùng các dân tộc khác. Họ sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao, ở các mỏm núi đá cao, lưng chừng núi đất, núi đá, sườn đồi, cũng có bộ phận sống ở các thung lũng. Hoạt động kinh tế chủ yếu của họ là làm nương rẫy, gieo hạt trong các hốc đá. Hình thức canh tác mang tính chất quảng canh, sản xuất nương rẫy chiếm vị trí chủ đạo. Họ chủ yếu làm nương rẫy, kỹ thuật canh tác thô sơ lạc hậu. Do vậy hình thức du canh du cư khá phổ biến. Nên cuộc sống của người dân còn thiếu thốn bấp bênh. Hiện nay họ đã dần dần ổn định cuộc sống,

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Tổng Hà Quảng, huyện Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX (Trang 26 - 34)