Chế độ tô thuế

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Tổng Hà Quảng, huyện Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX (Trang 73 - 80)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.Chế độ tô thuế

Thuế được coi là cơ sở kinh tế, là nguồn thu chủ yếu đảm bảo cho sự tồn tại của nhà nước. Tơ thuế ruộng đất có một tầm quan trọng đặc biệt trong ngân sách nhà nước, bất kỳ một nhà nước nào muốn tồn tại được đều cần có thuế, thuế đảm bảo nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nó là nguồn cấp lương chính của các quan lại, khi ruộng đất cơng khơng cịn đủ để ban cấp. Do vậy bất kỳ nhà nước phong kiến Việt Nam nào, cũng đều quan tâm đến vấn đề tô thuế. Khi nhà nước sơ khai đầu tiên xuất hiện thuế ra đời trải qua thời gian chính sách thuế đã dần được hoàn thiện hơn.

Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX vẫn là một nước nông nghiệp, với đường lối kinh tế là “trọng nơng ức thương”. Vì vậy, ruộng đất và tô thuế đều được nhà

riêng và các loại thuế khác nói chung là nguồn thu chủ yếu của nhà nước phong kiến. Trong đó, thuế ruộng đất là một phần quan trọng trong ngân sách nhà nước“thuế ruộng là nguồn thu chính cho ngân khố Nhà nước” [61, tr.146]. Ở nửa đầu thế kỷ XIX, ruộng đất tư hữu phát triển mạnh ruộng đất công làng xã thuộc sở hữu nhà nước bị thu hẹp do đó nhà Nguyễn càng quan tâm đến nguồn thu từ thuế ruộng đất. Do đó ngay từ đầu nhà Nguyễn đã rất quan tâm đến vấn đề này: “Năm 1802, sau khi đánh chiếm được toàn bộ Bắc Thành, Gia Long hạ

lệnh miễn thuế năm đó cho các trấn từ Nghệ An ra Bắc và giảm thuế cho các dinh, các đồn điền ở mạn Nam.

Năm 1803, Gia Long chính thức định lại “phép thuế tô, dung ”, chia cả nước ra làm 4 khu vực để thu thuế ruộng đất, chia ruộng làm 4 loại lớn có chế độ thuế khóa khác nhau” [40, tr.135].

Thời Gia Long vào năm 1803, Gia Long đã ban hành một biểu thức chung đối với ruộng đất công làng xã: “Năm thứ 2 (1803), ra nghị định thuế lệ

ruộng đất công tư, để dân cư đóng góp chính thức, nhà nước có ngạch thuế nhất định, làm phép thường lâu dài” [37, tr.43]. Gia Long chia cả nước thành

bốn khu vực với mức thu thuế khác nhau cụ thể là:

- “Khu vực I gồm: Các phủ Quảng Bình, Triệu Phong, Điện Bàn, Thăng Hoa, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú n, Bình Hịa, Diên Khánh.

- Khu vực II gồm: Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, phủ Phụng Thiên.

- Khu vực III gồm: Yên Quảng, Hưng Hóa, Thỏi Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng.

- Khu vực IV gồm: Bình Thuận, Gia Định, Định Tường, Long Xuyên, Kiên Giang” [5, tr.135].

Trong đó Cao Bằng thuộc khu vực thứ ba được nhận định “là vùng thuế

tơ ruộng tư nhẹ nhất tồn quốc” [31, tr.279], biểu thuế của Cao Bằng thời kỳ này là:

Bảng 2.21: Biểu thuế ruộng công, tư khu vực III năm 1803

Khu vực Đẳng hạng Thuế ruộng công (mẫu) Thuế ruộng tư (mẫu)

Nhất 60 bát 20 bát

Nhì 42 bát 15 bát

III Ba 25 bát 10 bát

[40, tr.136]

“Căn cứ vào sổ điền (số ruộng trong đó ghi tổng số diện tích, đẳng hạng ruộng đất) chiếu mức thuế của Nhà nước đối với từng loại ruộng – nhất đẳng điền (ruộng loại một) – nhị đẳng điền (ruộng loại hai) – tam đẳng điền (ruộng loại ba)…” [61, tr.146]. Như vậy theo như địa bạ Hà Quảng đã nghiên cứu, thì

đất đai ở Hà Quảng chủ yếu là loại hai và loại ba. Nhân dân ở đây chịu mức thuế thấp hơn so với loại một. Cụ thể năm 1803, vùng đất Cao Bằng đã được vua Gia Long quy định mức thuế như sau “ ruộng công mỗi mẫu hạng hai nộp

42 bát, hạng ba 25 bát; ruộng tư mỗi mẫu hạng hai nộp 15 bát, hạng ba 10 bát; tiền thập vật, ruộng công 1 tiền, ruộng tư 30 đồng; tiền khoán làm kho mỗi mẫu 10 đồng; đất công mỗi mẫu nộp 3tiền, tiền lúa cánh 30 đồn, đất tư mỗi mẫu nộp 1 tiền, tiền lúa cánh 30 đồng…” [37, tr.43].

Qua biểu thuế ruộng công, tư ở thời Gia Long chúng ta có thể thấy, trong tất cả các loại ruộng đất, thuế ruộng tư đều thấp hơn ruộng công. Tuy vậy thuế ruộng tư cũng đóng vai trị qua trọng vì “Sự khẳng định cao nhất về mặt pháp lý đối với ruộng tư là việc nhà Nguyễn tiến hành thu thuế ruộng hàng năm với mức thuế cụ thể và được điều chỉnh qua các thời kỳ” [60, tr.254].

Dưới thời Minh Mệnh (1820 - 1840) đã sáp nhập khu vực III và khu vực II thời Gia Long thành khu vực II thời Minh Mệnh. Chế độ tô thuế thời Minh Mệnh, được thực hiện cho đến đầu thời Tự Đức.

Thời Minh Mệnh cả nước được chia thành 3 khu vực

Khu vực I: Vẫn giữ nguyên như thời Gia Long, bao gồm các tỉnh Quảng Trị đến Khánh Hoà.

Khu vực II: Gồm các tỉnh Nghệ An trở ra Bắc Khu vực II: Cũng như khu IV ở thời Gia Long

Cao Bằng nói riêng và Hà Quảng nói chung thuộc khu vực như II. Biểu thuế ruộng công, tư khu vực II thời Minh Mệnh là:

Bảng 2.22: Biểu thuế thời Minh Mệnh năm 1840

Khu vực Đẳng hạng Thuế ruộng công (mẫu) Thuế ruộng tư (mẫu) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhất 80 thăng 26 thăng

Nhì 56 thăng 20 thăng

II Ba 33 thăng 13 thăng

[40, tr.136] Như vậy so với thời Gia Long thì thời Minh Mệnh thuế ruộng tư của Hà Quảng đã tăng. Nguyên nhân là do thời kỳ này vua Minh Mạng đã tiến hành gộp khu vực III và khu vực II thời Gia Long thành khu vực II thời Minh Mệnh. Nên thuế ở khu vực III thời Gia Long đã bị nâng cao lên ở thời Minh Mạng.

“Việc gộp khu vực II và khu vực III cũ làm một có nghĩa là nâng thuế tơ khu vực 6 trấn miền núi và miền biển Bắc Kỳ lên theo…” [31, tr.284]. Biểu thuế thời Minh Mệnh được thực hiện trong một thời gian dài. Trải qua ba đời từ thời Minh Mệnh đến thời Thiệu Trị và cuối cùng là thời Tự Đức. Qua đó có thể coi đây là mức tô thuế ruộng điển hình của thời Nguyễn so với các biểu thuế của các vua khác của triều đại nhà Nguyễn.

Thời Tự Đức cả nước được chia thành 5 khu vực

“Khu vực I: Thừa Thiên Khu vực II: Như khu vực I

Khu vực III: Như khu vực IV thời Gia Long (Từ Bình Thuận – Nam) Khu vực IV: Như khu vực II thời Gia Long (từ Hà Tĩnh đến 7 tỉnh đồng bằng Bắc kỳ)

Khu vực V: 6 tỉnh Quảng Yên, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hưng Hóa” [40, tr.136-137].

Theo cách chia khu vực như vậy, thì thời Tự Đức Cao Bằng nói chung và Hà Quảng nói riêng thuộc khu vực V. Biểu thuế chung là:

Bảng 2.23: Biểu thuế thời Tự Đức

Khu vực Đẳng hạng Thuế ruộng công (mẫu) Thuế ruộng tư (mẫu)

Nhất 120 bát 40 bát

Nhì 84 bát 30 bát

V Ba 50 bát 20 bát

[40, tr.137] Với chính sách thu thuế mà Nhà Nguyễn đã thực hiện với Hà Quảng nói riêng và các địa phương khác nói chung, đã giúp cho nhà Nguyễn tăng cường ảnh hưởng và sự quản lý của mình đối với các vùng đất. Qua việc thu thuế Nhà nước đã đảm bảo được cơ sở kinh tế cho sự tồn tại của mình. Tuy nhiên chính sách này cũng đã làm ảnh hưởng đến tình hình xã hội, làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. Vì chính sách tơ thuế ở thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX “mang tính chất hai mặt, một mặt là ưu đãi trước hết là vì quyền lợi của giai cấp địa chủ kể cả lớn, nhỏ; mặt khác ra sức bóc lột nơng dân khơng ruộng và thiếu ruộng…” [31, tr.314]. Nhất là ở khu vực phía Bắc nói

chung và ở Hà Quảng nói riêng “tơ thuế ruộng công luôn đạt ở mức cao nhất, trong khi thuế tô ruộng tư luôn luôn ở mức thấp nhất” [31, tr 313].

Chính điều này đã làm cho những người nơng dân khơng có ruộng đất, phải đi lĩnh canh ruộng đất phải chịu tô thuế cao. Như vậy “chính sách tơ thuế ở

ngồi Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho giai cấp địa chủ thu địa tơ cao, kích thích sự mở rộng sở hữu địa chủ vừa và nhỏ bằng cách xâm chiếm công điền và làm phá sản sở hữu nông dân tự canh” [31, tr.214]. Đó là nguyên

nhân dẫn đến sự chống đối chính quyền phong kiến của các thế lực ở địa phương, từ đó dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân. Nổi lên là khởi nghĩa Nông Văn Vân khởi nguồn từ Bảo Lạc Cao Bằng, phát triển và mở rộng phạm vi trong đó có cả Hà Quảng

Tiểu kết chương 2: Theo địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840), ở Hà Quảng có cả ruộng cơng và ruộng tư. Tuy nhiên ruộng công chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với ruộng tư. Chế độ tư hữu ruộng đất phát triển mạnh đồng thời chế độ sở hữu nhà nước bị thu hẹp. Chất lượng đất đai chủ yếu là đất loại 2 và loại 3. Đây là đất xấu không thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp. Đất đai tập trung trong tay một số nhóm họ lớn có thế lực ở Hà Quảng.

Chương 3

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỔNG HÀ QUẢNG HUYỆN THẠCH LÂM TỈNH CAO BẰNG THẾ KỶ XIX

Hà Quảng là vùng đất cổ đã có từ rất lâu đời. Ở đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện những di tích của thời sơ sử và tiền sử, đã chứng minh điều đó. Người Tày và người Nùng là cư dân bản địa của huyện, làm nghề nơng là chính. Theo Cao Bằng tạp chí Nhật tập “Người Thổ chủ yếu làm nghề nông”

[24, tr.90], “Nghề nghiệp của người Nùng là nông nghiệp” [21, tr.105], cho nên việc nghiên cứu hình thức canh tác nơng nghiệp của hai dân tộc này có ý nghĩa quan trọng. Trong kho tàng văn học dân gian người Tày có truyền thuyết “Pú lương Quân”. Qua truyền thuyết này đã nói đến ơng “Pú Lng” và bà “Gìa Cải” là thủy tổ của người Tày, là những người phát minh ra nghề trồng trọt và chăn nuôi. Trong truyền thuyết đề cập đến nhiều địa danh ở Cao Bằng liên quan đến nơng nghiệp, cịn tồn tại đến ngày nay: ở Hà Quảng có Phia Mạ tức là núi Ngựa… Chứng tỏ ở Hà Quảng nghề nơng nghiệp đã có từ lâu, cách ngày nay hàng ngàn năm, từ khi con người mới xuất hiện. Trong Đồng khánh dư địa chí cũng đã viết: “ Nghề nghiệp thì cũng chỉ làm nơng…”[47, tr.652].

Hiện nay ở Hà Quảng có nhiều địa danh thơn, bản, xóm, làng, tên của các địa danh đều có sự xuất hiện của chữ “Nà” theo tiếng dân tộc có nghĩa là ruộng. Như Nà Cháo, Nà Nghiêng, Nà Mạ, Nà Giàng… Nghề nông đã gắn liền từ buổi đầu khai phá đến bây giờ trong cuộc sống của người dân Hà Quảng.

Qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân ở đây đã cùng nhau khai phá chinh phục thiên nhiên, tạo thành những cánh đồng… Các dân tộc ở đây thường sinh sống ở những vùng núi thấp hoặc ở các thung lũng dọc theo chân núi nên hoạt động kinh tế chủ yếu là canh tác ruộng nước ở những khu vực đất đai thuận lợi, bằng phẳng dưới chân núi. Hình thức nữa cũng khá phổ biến trong hoạt động nông nghiệp là làm ruộng bậc thang, khai phá làm đất ở trên thung lũng sườn đồi. Để cải thiện thêm cho cuộc sống, người dân cịn có thêm hình thức chăn

ni và kinh tế hái lượm. Nền kinh tế truyền thống của đồng bào các dân tộc trong thế kỷ XIX ở Hà Quảng, là kinh tế nông nghiệp bao gồm các hình thức chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt và hái lượm. Nền kinh tế ở đây là tự cung, tự cấp, mang tính chất lạc hậu.

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Tổng Hà Quảng, huyện Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX (Trang 73 - 80)