7. Cấu trúc của luận văn
2.2. Ruộng đất ở Hà Quảng theo địa bạ năm Gia Long 4 (1805)
2.2.1. Tình hình ruộng đất khu vực miền núi phía Bắc trước thế kỷ XIX
Trước thế kỷ XIX ở nước ta diễn ra các cuộc chiến tranh liên miên, giữa các thế lực phong kiến. Tình hình này khơng chỉ làm thay đổi cục diện chính trị mà cịn làm ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế. Vào đầu thế kỷ XVI các vị vua cuối triều Lê không chăm lo đến triều chính, dẫn đến khủng hoảng trầm trọng của chế độ chính trị. Quan lại thì sách nhiễu nhân dân, các cuộc nổi dậy của nhân dân khắp nơi, cuộc chiến giữa các thế lực phong kiến để tranh giành ảnh hưởng, quyền lực. Tất cả những điều đó đã làm cho Đại Việt rơi vào hoàn cảnh bị chia cắt liên miên. Sau khi nhà Lê sụp đổ trong các thế kỷ XVI đến XVIII đất nước ta đã bị chia cắt nhiều lần, bởi hai cuộc chiến tranh có quy mơ lớn là chiến tranh Nam – Bắc triều, kéo dài từ năm 1530 đến cuối thế kỷ XVI, và chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài từ năm 1627 và năm 1672. Tình trạng chia cắt đất nước, kéo theo là các cuộc chiến tranh đã gây hậu quả lớn đến tình hình kinh tế. “… Vào nửa sau thế kỷ XVII, ruộng đất canh tác ở bốn châu (Thạch Lâm, Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang), trong đó diện tích ruộng đất cơng chỉ chiếm một số lượng ít ỏi mà thơi” [58, tr.71].
Vào đầu thế kỷ XIX chính sách quân điền của nhà Lê đã bị phá sản. Ở Đàng Ngoài nhà nước Lê – Trịnh và ở Đàng Trong là chính quyền nhà Nguyễn khơng cịn có khả năng quan tâm đến sản xuất nơng nghiệp và chăm lo cho đời sống của người dân được như thời kỳ trước nữa. Nông nghiệp bị tàn phá do chiến tranh, bọn quan lại địa chủ cướp đoạt ruộng đất, xâm lấn đất công, hạn hán, lũ lụt, mất mùa đói kém xảy ra, đời sống nhân dân cực khổ.
Phong trào nông dân đã bùng nổ ở nhiều nơi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương ở Sơn Tây nay là Vĩnh Phúc, khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu ở Hải Dương, khởi nghĩa Hồng Cơng Chất ở Sơn Nam, khởi nghĩa Lê Duy Mật ở Thanh Hóa…
Trong tất cả các phong trào nơng dân đó, nổi bật nhất là phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ năm 1771. Phong trào nông dân Tây Sơn là một cuộc khởi nghĩa vĩ đại đã đánh đổ được chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài. Đánh đuổi được hai thế lực xâm lược hùng mạnh là quân can thiệp Xiêm và quân Thanh. Sau khi vương triều Tây Sơn được thành lập, trước tình hình khủng hoảng của kinh tế, vua Quang Trung đã đưa ra nhiều chính sách để phục hồi sản xuất. Trong đó đáng chú ý là “chiếu khuyến nơng ” được ban bố năm 1789. Chính sách này đã có tác dụng tích cực. Tuy nhiên sau khi vua Quang Trung mất, Quang Toản và triều thần khơng cịn khả năng tiếp tục sự nghiệp của vua Quang Trung nữa. Tháng 6 năm 1802 Nguyễn Ánh đã lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long. Nhà Nguyễn được ra đời và tồn tại trong hoàn cảnh đất nước ta đã trải qua các cuộc chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân cực khổ nên chính quyền nhà Nguyễn phải bắt tay vào quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. “Ở thế kỷ XIX, …. Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp là nguồn sống chủ yếu của hơn 90% cư dân và là nguồn thu nhập chính của Nhà nước và hệ thống quan lại của nó. Vì vậy các vua Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức đều rất quan tâm đến nông nghiệp” [40,
tr.125 ]. Trong đó nổi bật lên là vấn đề ruộng đất. Một trong những biện pháp quản lý ruộng đất là lập địa bạ.