Tình hình sử dụng đất của huyện Hà Quảng

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Tổng Hà Quảng, huyện Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX (Trang 34 - 42)

Số thứ tự Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất sản xuất nông nghiệp 7.293 16,09

2 Đất lâm nghiệp 34.608 76,36

3 Đất chuyên dùng 582 1,28

4 Đất ở 269 0,6

5 Đất chưa sử dụng 2.570 5.67

Tổng cộng 45.322 100

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2012

Với dân số của huyện là 88% sống ở nông thôn, nên người dân ở đây chủ yếu là làm nơng. Diện tích đất nơng nghiệp là 7.293 ha, chiếm 16,9% diện tích. Hà Quảng đang được đầu tư hình thành vùng ngơ của tỉnh. Ngồi cây ngơ

thì cịn trồng khoai sắn… Năm 2012 diện tích gieo trồng cây lương thực đạt 5154 ha. Diện tích trồng cây cơng nghiệp là 2.034,7 ha. Sản lượng nhiều nhất là cây lạc . Vùng Lục Khu được đầu tư để trở thành vùng sản xuất lạc hàng hóa. Cây cơng nghiệp lâu năm chỉ có cây chè. Các loại cây ăn quả phát triển trong các hộ gia đình. Diện tích chỉ có 88,21 ha. Nhóm các loại quả chiếm diện tích đáng kể là mận, lê, đào, hồng.

Ngoài trồng trọt để tăng thêm thu nhập cho cuộc sống, người dân của trong huyện cịn chú ý đến tiểu thủ cơng nghiệp. Các nghề tiểu thủ công nghiệp như: sơ chế, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt thổ cẩm, sản xuất nông cụ, nghề rèn, đan lát tre nứa, nhuộm vải chàm bằng tay, rèn dao búa. Ở Nà Giàng có làng nghề “Khẩu sli”. “Ở xã Trường Hà có nghề làm

giấy dó và hương thắp ở hai thơn Nà Mạ và Nà Kéo, được các xã và các huyện trong tỉnh biết đến ” [4, tr.290]. “Trên cơ sở đó xây dựng cụm cơng nghiệp –

tiểu thủ cơng nghiệp Sóc Giang với diện tích khoảng 5ha thuộc xã Sóc Giang. Cụm cơng nghiệp này gần đường giao thông, gần cửa khẩu nên thuận tiện trong việc cung cấp nguyên, nhiên liệu, giao lưu buôn bán và tiêu thụ sản phẩm. Ngồi ra hình thành một điểm cơng nghiệp làng nghề dệt thổ cẩm Lũng Nọi tại xã Phù Ngọc nhằm khôi phục và phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động” [26, tr.97]. Thủ công nghiệp không tách khỏi nông nghiệp. Người nông dân chủ yếu làm những lúc nông nhàn.

Số lượng vật nuôi ngày càng tăng. Năm 2012 số lượng trâu là 5.997 con, bò là 7.507 con, lợn là 26.480 con, số lượng ngựa là 1.326 con, số lượng dê cừu là 1.826 con, số lượng gà 127.539 con…Dự án phát triển đàn bị đã được thực hiện ở Hà Quảng. Việc ni trồng thủy sản được chú ý đầu tư phát triển, suối Bản Bó – Nà Giàng và sơng Nậm Thoong có nhiều cá nước ngọt quý hiếm. Diện tích ni trồng thủy sản là 18,92 ha. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.352 triệu tấn. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 26,83 tấn. Sản lượng cá nuôi đạt 25,30 tấn như ở xã Sóc Hà “ni cá theo phương pháp quảng canh, hàng năm thu hoạch từ 250 – 300kg cá” [4, tr.245].

Trước đây, rừng ở Hà Quảng có độ che phủ khá lớn, nhưng do đốt nương làm rẫy, ý thức bảo vệ rừng chưa cao nên số lượng rừng đã bị giảm rất nhiều. Hiện nay độ che phủ của rừng đạt 50%, vấn đề trồng rừng phủ xanh đồi trọc rất cần được quan tâm. Trong rừng có nhiều cây gỗ quý như nghiến, lim, sến, táu, trai lý… có giá trị cao. Năm 2012 đã khai thác được hơn 212.000 cây tre, nứa, lng. Diện tích rừng hiện có là 21.342 ha. Đến năm 2012 đã khơng cịn hiện tượng rừng bị cháy bị phá.

Kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số mang tính chất tự cung tự cấp. Nhưng họ vẫn tiến hành buôn bán, trao đổi hàng hóa ở chợ. Chợ cũng là nơi giao lưu tình cảm. Hình ảnh chợ đã đi vào những câu thơ:

Hay ngược lên Háng Lủng ngày chợ phiên Tiếng Sli Giang thiết tha lưng chừng núi

(53, tr.153)

Trước năm 1945 ở Hà Quảng nổi tiếng với chợ hay được goi là háng Slốc. Sau năm 1945 ở Hà Quảng “Có 6 chợ, chợ chính xây dựng tại Nà Giàng (xã Phù Ngọc) cách huyện lỵ 20 km…Chợ huyện tại Sóc Hà cách xã 3 km. Trong chiến tranh biên giới, địch phá sập chợ. Năm 1990 tỉnh cho xây lại đình chợ mới….

Năm 1979 huyện lỵ mới đưa về Bản Giới có thêm chợ Bản Giới (xã Xuân Hòa) và mở thêm chợ Kéo Dà (xã Trường Hà)” [49, tr.414]. Hiện nay các xã đã đầu tư xây dựng các trạm thu mua nông sản, các chợ buôn bán như chợ Tổng Cọt, chợ Nậm… Huyện có cửa khẩu Sóc Giang góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tuy nhiên “Khu kinh tế của khẩu Sóc

Giang huyện Hà Quảng hiện nay so với khu kinh tế của khẩu Tà Lùng và khu kinh tế cửa khẩu Hùng Quốc thì cịn hạn chế hơn nhiều về kim nghạch xuất khẩu và lượng người qua cửa khẩu, cũng như cơ sở hạ tầng và kỹ thuật” [ 26, tr. 84]. Hiện nay cửa khẩu cũng đang nhận được sự quan tâm,

Ở Hà Quảng hiện nay các ngành công nghiệp, tập trung chủ yếu vào công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Chủ yếu đầu tư vào khai thác đá và các loại mỏ khác. Công nghiệp chế biến phát triển sản xuất thực phẩm, sản phẩm dệt, trang phục, sản phẩm từ kim loại, sản phẩm khoáng phi kim loại… Số cơ sở sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn tồn huyện Hà Quảng là 127 cơ sở, trong đó có 10 cơ sở tập thể và 117 cơ sở cá thể. Công nghiệp chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có.

Hà Quảng là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, có nhiều di tích lịch sử: Bạn thẳng lên đường Pắc Bó

Thăm hang Bác ở ngày xưa Suối Lê Nin, núi Các Mác trầm tư Thăm mộ Kim Đồng, thăm đồi Thoong Mạ

(53, tr.153)

Hà Quảng là mảnh đất lịch sử, có truyền thống cách mạng. Người dân ở đây luôn tự hào về truyền thống cách mạng của q hương mình. Đây là nơi có cụm di tích cách mạng tiêu biểu nhất tỉnh Cao Bằng, nên được nhiều người đến thăm nhất. Là nơi Bác Hồ đã trở về làm việc sau hơn 30 năm tìm đường cứu nước, là quê hương của Kim Đồng, hiện nay để tưởng nhớ chiến công của người anh hùng này cho dân tộc thì tại thơn Nà Mạ xã Trường Hà Hà Quảng cịn có ngơi mộ của người anh hùng. Xã Trường Hà “ có Khu di tích lịch sử Pác Bó. Tại đây, xã đã xây dựng nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh” [4, tr.297]. Xã

Đào Ngạn có di tích lịch sử cách mạng Khuổi Slứn có hang Ngườm Phja Gào là nơi ở và làm việc của đồng chí Phạm Văn Đồng. Tại xóm Bản Bó xã Phù Ngọc có di tích thành nhà Mạc. Tại xóm Cốc Vường xã Sóc Hà có đền thờ Nùng Trí Cao… Đến đây du khách khơng những có điều kiện thăm quan những thắng cảnh đẹp núi, sông hùng vỹ mà cịn có thể ôn lại lịch sử cũng như tìm hiểu thêm một phần con người của Bác và hoạt động cách mạng của Bác trong thời gian Bác hoạt động tại đây.

Là nơi được thiên nhiên ưu đãi với những tiềm năng phong phú. Lại có những di tích lịch sử cách mạng. Do vậy du lịch với tiềm năng đầy hứa hẹn sẽ góp phần làm cho Hà Quảng phát triển thoát nghèo, làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế của Hà Quảng – một huyện biên cương của tỉnh Cao Bằng. Hà Quảng có tiềm năng để phát triển du lịch về nguồn, kết hợp với du lịch văn hóa các dân tộc khi đây là nơi có nhiều dân tộc cùng sinh sống, nên văn hóa đa dạng và phong phú, du lịch biên giới. Đây là điều kiện thận lợi để phát triển du lịch kết hợp với giáo dục truyền thống lịch sử tốt nhất so với các huyện khác trong tỉnh.

1.4.2. Về văn hóa – xã hội

Để nâng cao chất lượng giáo dục trước hết là đầu tư cho cơ sở vật chất, tạo môi trường thuận lợi cho học tập. Dù là một huyện miền núi cịn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian qua đã được sự quan tâm của Đảng về Nhà nước, nên cơ sở vật chất ngày càn được nâng cao. Trong huyện mạng lưới trường học phát triển rộng khắp, đủ các cấp học. Lớp mầm non là 126 trường, 119 giáo viên, 1.901 học sinh. Có 39 trường trung học phổ thơng với 372 lớp học và 599 giáo viên (có 19 trường tiểu học với 243 lớp và 294 giáo viên, 17 trường trung học cơ sở với 94 lớp và 219 giáo viên , 3 trường trung học phổ thông với 35 lớp và 86 giáo viên). Tổng số học sinh phổ thơng là 6.413 người, trong đó có 2.865 học sinh tiểu học, 2.327 học sinh trung học cơ sở, 1.221 học sinh trung học phổ thông. Chất lượng giáo dục ngày càng được đầu tư nâng cao tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 98,66%. Để phổ cập giáo dục và nâng cao trình độ học vấn cho người dân, trong huyện mở các lớp bổ túc để xóa mù chữ.

Do đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, trong thời gian bị thực dân Pháp cai trị, lại bị thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân nên mỗi khi ốm đau bệnh tật người dân chủ yếu chữa bằng lá cây, rễ cây, chứ khơng có thuốc thang để dùng. Khi có bệnh, ốm đau bệnh tật thì họ thường mời thầy mo, then, tào, bụt về làm lễ cúng để trừ bệnh tật. Họ cũng hay dùng những mẹo dân gian, hay những bài thuốc gia truyền để chữa bệnh. Đến khi nhà nước đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xây dựng các trạm y tế thì từ đó người dân đã đến đây để chữa bệnh. Mạng lưới y tế trong huyện ngày càng được phát triển rộng khắp, để chăm sóc sức khỏe cho người dân. Trên địa bàn có 24 cơ sở y tế và 141 giường bệnh. Với 24 cơ sở y tế thì có 1 bệnh viện đa khoa, 4 phịng khám khu vực, 19 trạm y tế xã. Tổng số giường bệnh là 141 giường bệnh, trong đó bệnh viện đa khoa có 60 giường bệnh, phịng khám khu vực có 24 giường bệnh, trạm y tế xã có 57 giường bệnh.

Cán bộ ngành y dược của huyện so với các huyện trong tỉnh khá cao, nên tính đến năm 2012 thì tổng số cán bộ ngành y dược trên địa bàn là có 173 người. Trong số 173 người thì bác sỹ có 28 người, y sỹ có 77 người, y tá có 36 người, hộ sinh là 32 người. Cán bộ ngành dược trên địa bàn huyện là 11 người, trong đó dược sỹ là 1 người, dược sỹ trung cấp là 8 người, dược tá là 2 người. Tỷ lệ xã có bác sỹ là 68,4%. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 47,4 %. Đặc biệt việc chăm sóc sức khỏe cho những người mang thai và trẻ em khá tốt. 100% xã có hộ sinh hoặc y sỹ sản. 96% trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ. Y tế ngày càng được đầu tư nên việc chăm lo sức khỏe cho người dân ngày càng được nâng cao số trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn dược chăm sóc bảo vệ là 1.519 người.

Nhà nước đã rất quan tâm đến nhu cầu sinh hoạt của người dân, nên đã đầu tư xây dựng các hệ thống cung cấp nước, các bể nước ăn được xây dựng, các hồ đập tưới tiêu cho người dân như đập Lảo Lường (Bắc Phương). Bên cạnh đó bưu điện, nhà văn hóa xã cũng đã được đầu tư xây dựng. Nhà nước đầu tư hệ thống điện lưới quốc gia đến khắp nơi trong huyện. Thơng tin văn hóa được phát triển, trình độ dân trí của người dân được nâng cao. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao ở huyện số lượng hộ dân cư đạt chuẩn văn hóa năm 2012 là 4.486 hộ. Ở Hà Quảng thu nhập của người dân còn thấp, chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay ở Hà Quảng một số thế mạnh và tiềm năng đang được chú ý đầu tư khai thác để phát triển. Trong đó cải tạo các khu di tích lịch sử, để thu hút du lịch là đáng chú ý hơn cả.

Tiểu kết chương 1: Địa bàn huyện Hà Quảng là địa bàn cư trú từ lâu đời của các dân tộc thiểu số trong đó chủ yếu là dân tộc Tày Nùng. Trình độ dân trí của người dân giữa các vùng trong huyện còn khá chênh lệch. Nhưng với sự quan tâm của Đảng Và Nhà nước nhằm nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân từ đó cũng đã cải thiện được đời sống cho nhân dân. Đây là huyện có điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi. Phù hợp với phát triển kinh tế nơng nghiệp. Tuy nhiên cũng cũng chính điều kiện tự nhiên này cũng đã gây ra khá nhiều khó khăn để phát triển kinh tế của huyện.

Chương 2

RUỘNG ĐẤT Ở TỔNG HÀ QUẢNG HUYỆN THẠCH LÂM TỈNH CAO BẰNG THẾ KỶ XIX

2.1. Địa bạ Hà Quảng nửa đầu thế kỷ XIX

Ngay sau khi vương triều Nguyễn được thiết lập, các vị vua của nhà Nguyễn đã rất quan tâm đến các các chính sách kinh tế, đặc biệt là vấn đề ruộng đất, nhất là việc lập địa bạ. Chính vì vậy: “ Năm 1803, Gia Long cho tiến hành một đợt đo đạc

ruộng đất lớn, lập “địa bạ” các xã, trải qua nhiều lần làm đi làm lại, năm 1820, bộ Hộ chính thức báo cáo…” [41, tr.446]. Thời vua Minh Mệnh “… sau nhiều lần lập thêm địa bạ các xã chưa làm và đặc biệt sau đợt đo đạc ruộng đất Nam Kỳ năm 1836, bộ Hộ đã cho con số (năm 1840)…” [41, tr.446]. Về cơ bản hầu hết các làng

xã trên cả nước đã có địa bạ. Thời Gia Long và Minh Mệnh là hai thời kỳ địa bạ được lập một cách quy mô và đầy đủ nhất. Còn các triều đại sau, các vị vua tuy cũng có thực hiện nhưng không đáng kể. Do vậy hiện nay ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thì các bộ sưu tập địa bạ đa số là thuộc về thời Gia Long và Minh Mệnh . Trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX, Hà Quảng đã nhiều lần được nhà Nguyễn cho lập địa bạ. Các địa bạ của Hà Quảng mà chúng tôi sưu tầm tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội), thuộc niên đại Gia Long 4 (1805) gồm có 11 tập địa bạ thuộc 2 tổng là Hà Quảng và Phù Dúng. “ Địa bạ của các xã thơn thường là

loại văn bản có giá trị pháp lý cao nhất vì được lập theo sự chỉ đạo của Nhà nước, việc khám đạc cũng được thực hiện dưới sự tổ chức và giám sát trực tiếp của Nhà nước.” [40, tr.6]. Địa bạ cũng là “là một nguồn tư liệu cực kỳ phong phú để nghiên cứu chế độ sở hữu ruộng đất, hình thái nơng nghiệp, kết cấu kinh tế xã hội và nhiều mặt của đời sống văn hóa…lịch sử nơng thơn Việt Nam” [40, tr.15].

Do vậy khi nghiên cứu về tình hình ruộng đất của bất cứ một địa phương nào trên cả nước thời Nguyễn, thì địa bạ là một nguồn tài liệu quan trọng và chính xác. Trên cơ sở nguồn địa bạ, chúng ta có thể tìm hiểu một cách tồn diện khơng chỉ về vấn đề ruộng đất, mà còn liên quan nhiều đến các vấn đề

khác, trong đời sống xã hội của người nông dân trong thời đại lúc bấy giờ. Tình hình địa bạ của Hà Quảng cụ thể như bảng 2.1.

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Tổng Hà Quảng, huyện Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX (Trang 34 - 42)