Sự phân bố các loại ruộng đất ở Hà Quảng năm 1805

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Tổng Hà Quảng, huyện Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX (Trang 46 - 59)

- Chất lượng đất đai

Cao Bằng nói chung và Hà Quảng nói riêng đất đai chủ yếu là đất loại 2 và đất loại 3 là đất vừa và đất xấu, khơng có đất loại 1 là đất loại tốt. Trong đó đất loại 2 là 292.3.13.3.0 chiếm 25%, còn đất loại 3 là 729.2.13.9.0 chiếm chủ yếu là 63 %. Loại đất ở đây đã cho ta biết được chất lượng đất đai ở đây không được màu mỡ và tốt lắm. Điều này là do địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi, nên đất đai khơng có nhiều chất dinh dưỡng. Vì đất đai ở đây có độ dốc lớn nên dễ bị rửa trơi, bạc màu. Không những thế ở đây cũng thiếu nguồn nước, ở đây chủ yếu chỉ có các dịng sơng nhỏ. Có những nơi như ở Lục Khu là nơi khơ hạn khơng có nguồn nước. Đây là những lý do làm cho nguồn đất đai ở đây khơng được tốt.

- Tình hình sở hữu ruộng cơng

“Ở Việt Nam, ruộng đất chủ yếu là ruộng đất thuộc phạm vi quản lý của các làng xã, bao gồm cả ruộng đất công, cả ruộng đất tư, và các loại đất đai khác…..” [40, tr.5]. Ở Hà Quảng theo địa bạ năm Gia Long 4

88%

(1805) trong thời kỳ này tồn tại cả hai hình thức sở hữu này. Theo số liệu thống kê của các địa bạ mà chúng tôi thu thập được qua địa bạ của triều Nguyễn thì trong thời kỳ này ruộng công ở Hà Quảng là 23.2.5.4.0 chiếm 1,9%. Qua đó ta có thể thấy trong toàn bộ ruộng đất ở đây, phần diện tích công điền chiếm một tỷ lệ rất nhỏ khơng đáng kể. Ở thời kỳ này tình trạng chấp chiếm ruộng đất, biến công vi tư rất phổ biến. “Nhà Nguyễn thi hành

nhiều biện pháp nhằm tăng cường quỹ ruộng đất công. Từ Gia Long đến đầu Tự Đức, Nhà nước đã ban hành 24 quyết định mở rộng quỹ công điền…“ [40, tr.45], nhưng ruộng công vẫn thấp. Do vậy “Nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX tỏ rõ một thái độ nhất quán trong việc duy trì , bảo vệ và mở rộng ruộng công làng xã.

Năm 1803 Nhà nước cấm đứt làng xã không được bán đứt hay cầm cố ruộng đất công" [40, tr.44]. Nhưng nhà nước không kiểm sốt được tồn bộ ruộng

đất dù nhà nước đã có nhiều chính sách để hạn chế điều này. Qua số liệu trên đây chúng ta có thể thấy được rằng trong thời gian này ruộng đất ở Hà Quảng đa số là thuộc sở hữu tư nhân. Tình trạng này khơng chỉ riêng ở Hà Quảng mà đây là tình trạng chung phổ biến của cả nước. “Khơng chỉ ở Nam Kì có rất ít ruộng cơng mà

ở Bắc Kì, trải qua nhiều thế kỷ biến chuyển, nhiều xã khơng có hoặc rất ít ruộng cơng.” [41, tr 446] nên “Nước ta duy có trấn Sơn Nam hạ là rất nhiều ruộng và đất bãi cơng… cịn ở các xứ khác thì thứ hạng ruộng cơng khơng có mấy” [9, tr.70]. Đây là một đặc điểm của Hà Quảng vì nếu so sánh với nhiều nơi ở khu vực miền núi phía bắc, ta có thể thấy nhiều nơi khơng có ruộng cơng. Nhiều nơi 100% là ruộng tư như ở Đại Từ (Thái Nguyên) [54, tr.55].

- Tình hình sở hữu ruộng đất tư

Ruộng tư (tư điền)

Ơ Hà Quảng thế kỷ XIX, ruộng tư chiếm đa số. Điều này cũng phù hợp với tình hình tư hữu chung trong cả nước. “Đến đầu thế kỷ XIX sở hữu tư nhân về

ruộng đất đã chiếm vị trí bao trùm (theo Nguyễn Công Tiệp là 2.816.221 mẫu, chiếm tỷ lệ 82,92%)” [40, tr.35]. “Đầu thế kỷ XIX sở hữu ruộng đất về làng xã nói

chung đã rất thu hẹp. Sở hữu tư nhân đã chiếm vị trí ưu thế chi phối các quan hệ ruộng đất ” [40, tr.55]. Ruộng đất tư ở thời kỳ này chiếm khá lớn, chỉ có một xã

duy nhất là xã Hà Quảng có ruộng cơng, cịn tất cả các xã khác 100% là ruộng tư. Hà Quảng ruộng tư chiếm 88 %. Đây là một tỷ lệ lớn và phổ biến ở nhiều nơi. Vì đầu thời Nguyễn chế độ tư hữu hóa về ruộng đất đã chiếm phần lớn. Ruộng đất tư hữu có nhiều nguồn gốc khác nhau: do chính sách ban cấp ruộng đất của nhà nước, do tệ chiếm công vi tư diễn ra rất phổ biến, do chính sách khai hoang đất đai, do mua bán ruộng đất diễn ra nhiều. Nên ruộng tư thời kỳ này chiếm một tỷ lệ rất lớn và là chủ yếu.

- Về quy mô sở hữu ruộng đất

Bảng 2.4: Quy mô ruộng đất thuộc sở hữu của 8 xã của Hà Quảng theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Đơn vị: Mẫu.sào.thước.tấc. phân (m.s.th.t.p)

Quy mô sở hữu

Xã thôn 50-100 mẫu 100-200mẫu 200-300 mẫu 300-500 mẫu

I.Tổng Hà Quảng 1.Xã Hà Quảng X 2.Xã Quảng Trù X 3.Xã Hà Gian X 4.Xã Minh Loan X 5.Xã Bà Đông X 6.Xã Hòa Mục X II.Tổng Phù Dúng 7.Xã Nà Xác X 8.Xã Xuân Đào X 3 3 1 1 Tổng cộng :8 xã = 100% 37,5% 37,5% 12,5% = 12,5%

Ruộng đất ở Hà Quảng cũng như ở nhiều nơi khác trên đất nước do bản xã đồng cư. Trong tổng số 8 xã được thống kê, quy mô sở hữu cao nhất từ 300 đến 500 mẫu ở xã Hà Quảng, chiếm tỷ lệ 12,5%. Thấp hơn từ 200 đến 300 mẫu, ở xã Quảng Trù chiếm tỷ lệ 12,5%. Quy mô sở hữu từ 100 đến 200 mẫu, ở 3 xã là Hà Gian, Minh Loan, Hòa Mục chiếm 37,5%. Thấp nhất từ 50 đến 100 mẫu, ở xã Bà Đông, Nà Xác và Xuân Đào chiếm tỷ lệ 37,5%. Qua đó ta có thể thấy quy mơ sở hữu ở Hà Quảng nói chung khơng đều nhau. Có xã sở hữu lớn như Hà Quảng, có xã sở hữu nhỏ như Bà Đông, Nà Xác, Xuân Đào.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Dưới 1 mẫu 1 đến 3 mẫu 3 đến 5 mẫu 5 đến 10 mẫu 10 đến 20 mẫu

Số chủ Diện tích

Biểu đồ 2.2: Quy mơ sở hữu ruộng tư của Hà Quảng (1805)

(Xin xem bảng phụ lục 1)

Ở Hà Quảng thời Gia Long số ruộng đất tư hữu thuộc về 270 chủ sở hữu. Quy mô sở hữu ruộng đất ở Hà Quảng thời điểm này khá đa dạng. Có 5 loại sở hữu. Là sở hữu ruộng đất dưới 1 mẫu, từ 1 đến 3 mẫu, từ 3 đến 5 mẫu, từ 5 đến 10 mẫu, từ 10 đến 20 mẫu.

Quy mô sở hữu thấp nhất là dưới 1 mẫu, cao nhất là từ 10 đến 20 mẫu. Có 199 người sở hữu dưới 5 mẫu, chiếm 73,71% tổng số chủ, chiếm 54,4% diện tích đất đai. Thấp nhất là sở hữu dưới 1 mẫu có 5 số chủ chiếm 1,85% và có diện tích thấp nhất chỉ chiếm 0,30% diện tích đất đai. Đông nhất là sở hữu từ 3 đến 5 mẫu có 99 số chủ số chủ chiếm 36,67% và sở hữu 36,14% diện tích đất đai. Quy mơ sở hữu có diện tích lớn nhất chiếm 41,53% là từ 5 đến 10 mẫu, tuy số chủ chỉ có 68 người chiếm 25,18%. Quy mô sở hữu ruộng đất lớn nhất từ 10 đến 20 mẫu có 3 số chủ chỉ chiếm 1,11% và diện tích sở hữu cũng chỉ chiếm 4,01%. Có 199 người sở hữu dưới 5 mẫu, chiếm 73,71% tổng số chủ sở hữu, nhưng chỉ chiếm 54,46% diện tích đất đai.

Nếu chúng ta lấy mốc 5 mẫu là mốc sở hữu trung bình, thì ở Hà Quảng phần lớn là sở hữu nhỏ và vừa. Những người chủ sở hữu này phần lớn là những người nông dân tự canh. Trong khi đó số chủ sở hữu trên 5 mẫu, có 71 người, chiếm 26,29% tổng số chủ, có đến 464.2.9.6 diện tích sở hữu chiếm đến 46,54%. Như vậy phần lớn quy mơ sở hữu diện tích đất đai lớn tập trung trong tay một số ít người có quyền lực trong xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủ có mức sở hữu cao nhất là ông Vũ Kim Hợp xã Quảng Trù với diện tích sở hữu là 17 mẫu. Chủ có mức sở hữu thấp nhất là ông Hà Văn Phát ở xã Hà Gian với diện tích sở hữu là 0 mẫu 7 sào. Như vậy quy mô sở hữu giữa người sở hữu lớn nhất và người sở hữu thấp nhất có một khoảng cách rất lớn. Sở hữu ruộng đất thời kỳ này chủ yếu là vừa và nhỏ.

Diện tích bình qn sở hữu của một chủ ở Hà Quảng là 3.7.12.5.0, ở Quảng Hòa (Cao Bằng) là 6.9.7.1.5 [58, tr.80]. Với số liệu này khi so sánh với các nơi khác trong cùng thời điểm thì đây là mức sở hữu thấp.

Bảng 2.5: Bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Ghi chú đơn vị: Mẫu.sào.thước.tấc. phân (m.s.th.t.p)

Xã, thơn

Diện tích ruộng tư ghi

trong địa bạ Số chủ Bình quân 1 chủ Phụ canh I. Tổng Hà Quảng 1. Xã Hà Quảng 262.5.3.2.0 66 3.9.11.6.0 21 2. Xã Quảng Trù 185.3.9.9.0 40 4.6.5.1.0 20 3. Xã Hà Gian 126.7.14.3.0 53 2.3.13.8.0 38 4. Xã Minh Loan 104.8.4.4.0 26 4.0.4.7.0 14 5. Xã Bà Đông 79.2.12.2.0 19 4.1.10.9.0 7 6. Xã Hòa Mục 156.3.10.8.0 32 4.8.12.9.0 6 II.Tổng Phù Dúng 7.Xã Nà Xác 49.7.10.1.0 18 2.7.9.7.0 4 8.Xã Xuân Đào 56.7.6.3.0 16 3.5.6.9.0 16 Tổng cộng 1021.6.11.2.0 270 3.7.12.5.0 126

(Nguồn: Thống kê 8 địa bạ Gia Long 4 (1805)

Diện tích sở hữu cao nhất ở xã Hà Quảng là 262.5.3.2.0, cịn diện tích sở hữu thấp nhất là xã Xuân Đào có 56.7.6.3.0. Có thể lý giải hiện tượng này là do số chủ ở các xã khơng đều nhau, xã có diện tích sở hữu cao nhất thì có số chủ cũng nhiều nhất, cịn xã có diện tích sở hữu thấp nhất thì có số chủ thấp nhất. Xã có mức bình qn sở hữu cao nhất là Hịa Mục có 4.8.12.9.0. Tiếp theo là xã Bà Đơng có 4.1.10.9.0. Xã có mức bình qn sở hữu thấp nhất là Hà Gian có 2.3.13.8.0. Như vậy, bình qn sở hữu một chủ ở Hà Quảng không lớn lắm mà trải đều nhiều chủ sở hữu nhỏ. Trong khi bình quân một chủ sở hữu ruộng đất ở Đại Từ (Thái Nguyên) là 10.3.9.0.0 [54, tr.49], Quảng Hòa (Cao Bằng ) là 6.9.7.1.5 [58, tr.80]. Cịn bình qn một chủ sở hữu ở Hà Quảng chỉ là 3.7.12.5.0 đây là một tỷ lệ tương đối thấp nếu như so sánh với các nơi khác cùng thời điểm đó.

Ở Hà Quảng cũng có chủ phụ canh. Người phụ canh là người từ nơi khác đến đây sinh sống. Họ trở thành chủ sở hữu ruộng đất do họ có tiền mua bán ruộng đất. Ở Hà Quảng số người phụ canh là 126 người và tất cả các xã đều có người phụ canh. Tuy nhiên số lượng người phụ canh giữa các xã cũng có sự chênh lệch khá lớn. Xã Nà Xác chỉ thống kê được 4 người phụ canh, tỷ lệ thấp nhất. Xã có số người phụ canh lớn nhất là xã Hà Gian có 38 người phụ canh.

- Đất tư (tư thổ)

Đất tư thổ ở Hà Quảng chiếm một tỷ lệ nhỏ, khơng nhiều, chiếm 10,1%. Xã có tỷ lệ đất tư thổ nhiều nhất là xã Minh Loan với diện tích thổ trạch viên trì là 23.9.5.8.0. Cịn xã có tỷ lệ thổ trạch viên trì thấp nhất là xã Hà Gian với diện tích là 8.7.4.3.0.

Bảng 2.6: Diện tích thổ trạch viên trì ở Hà Quảng theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Đơn vị: Mẫu.sào.thước.tấc. phân (m.s.th.t.p)

Xã, thơn Tổng diện tích ruộng đất Diện tích thổ trạch Tỷ lệ

I. Tổng Hà Quảng 1. Xã Hà Quảng 302.3.13.9.0 16.6.5.3.0 5,2% 2. Xã Quảng Trù 201.5.8.9.0 16.4.14.0.0 7,9% 3. Xã Hà Gian 135.5.3.6.0 8.7.4.3.0 5,9% 4. Xã Minh Loan 128.7.10.2.0 23.9.5.8.0 17,9% 5. Xã Bà Đông 89.2.0.5.0 9.9.3.3.0 10,1% 6. Xã Hòa Mục 176.4.5.8.0 20.0.10.0.0 11,3% II. Tổng Phù Dúng 7. Xã Nà Xác 60.7.10.1.0 11.0.0.0.0 18,3% 8. Xã Xuân Đào 68.4.0.5.0 11.6.9.2.0 16,1% Tổng cộng 1163.0.8.5.0 118.1.6.9.0 10,1%

Nếu như so sánh diện tích thổ trạch viên trì với tổng diện tích ruộng đất của từng xã ta có thể thấy xã Hà Quảng là xã có tỷ lệ thấp nhất chiếm 5,2% so với tổng diện tích ruộng đất của xã. Cịn xã Nà Xác có tỷ lệ cao nhất chiếm 18,3% so với tổng diện tích ruộng đất của tồn xã. Khơng có diện tích đất lưu hoang. 100% diện tích đất đai lúc bấy giờ là thực trưng. Chứng tỏ chính sách khai hoang của nhà Nguyễn có tác dụng tích cực đối với vùng này. So sánh với các nơi khác về diện tích thổ trạch viên trì cùng thời điểm như Đại Từ (Thái Nguyên) chiếm 2.08% [54, tr.54] thì tỷ lệ này ở Hà Quảng là cao nhất, gấp hai, gấp ba so với các nơi khác.

- Giới tính trong sở hữu ruộng đất

Về giới tính trong chủ sở hữu ruộng đất, qua bảng thống kê quy mô sở hữu ruộng đất thì chúng ta có thể thấy trong tổng số 270 chủ sở hữu ruộng đất ở Hà Quảng lúc bấy giờ, thì chủ sở hữu nam là 238 người chiếm đến 88,1 %, còn chủ sở hữu nữ là 32 người chỉ chiếm 11,9 %.

Bảng 2.7: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân

Đơn vị: Mẫu.sào.thước.tấc. phân (m.s.th.t.p)

Chủ sở hữu Nam Chủ sở hữu Nữ

Quy mơ sở

hữu Diện tích sở hữu Phần trăm Số chủ Tỷ lệ Diện tích sở hữu Phần trăm Số chủ Tỷ lệ 1.9.2.0.0 3 1.2.3.0.0 2 Dưới 1 mẫu 0,1% 1,2% 0,8% 6,2% 172.3.13.3.0 89 12.3.0.0.0 6 1 đến 3 mẫu 19,2% 37,6% 9,6% 18,8% 308.2.13.3.0 83 61.3.0.0.0 16 3 đến 5 mẫu 34,3% 34,8% 48,8% 50% 373.6.9.6.0 60 50.6.0.0.0 8 5 đến 10 mẫu 41,9% 25,2% 40,8% 25% 40.0.0.0.0 3 10 đến 20 mẫu 4,5% 1,2% 896.2.8.2.0 238 125.4.3.0.0 32 Tổng cộng 100% 100% 100% 100%

Về giới tính trong chủ sở hữu ruộng đất, qua bảng trên cho thấy, trong tổng số 270 chủ sở hữu ruộng đất ở Hà Quảng lúc bấy giờ, thì chủ sở hữu nam là 238 người chiếm đến 88,1 %, còn chủ sở hữu nữ là 32 người chỉ chiếm 11,9%. Tuy tỷ lệ của chủ sở hữu nữ không cao nhưng với 11,9 % thì cũng cho ta biết được lúc bấy giờ vai trò của người phụ nữ đã được đề cao. Họ cũng đã phần nào khẳng định được vị trí của mình trong xã hội.

Do số lượng chủ sở hữu nữ không nhiều cho nên tổng diện tích ruộng đất mà chủ sở hữu nữ có được cũng chiếm tỷ lệ nhỏ. Nếu như tổng diện tích chủ sở hữu nam là 896.2.8.2.0 chiếm 86% thì tổng diện tích chủ sở hữu nữ chỉ là 125.4.3.0.0 và tỷ lệ phần trăm cũng chỉ có 14%.

- Quy mơ sở hữu ruộng đất của các nhóm họ

Ở Hà Quảng tại thời điểm Gia Long năm 1805 có 270 chủ sở hữu ruộng thuộc 21 họ khác nhau. Trong đó số chủ sở hữu trong mỗi họ khơng đều nhau. Có họ có số chủ sở hữu chiếm số lượng rất đơng như họ Nguyễn có 54 chủ, chiếm 20 %. Họ Nơng có 40 chủ, chiếm 14,8 %. Họ Hồng có 36 chủ, chiếm 13,5 %. Bên cạnh đó cũng có những nhóm họ có rất ít chủ sở hữu thậm chí chỉ có một chủ sở hữu như họ Tơ, Đồn, Lâm, Ma, Phạm…

Mức độ sở hữu ruộng đất của các họ cũng khác nhau. Diện tích sở hữu lớn nhất là 17mẫu là của ông Vũ Kim Hợp xã Quảng Trù. Diện tích sở hữu nhỏ nhất: 0 mẫu 7 sào là của ông Hà Văn Phát xã Hà Gian.

Bảng 2.8: Quy mơ sở hữu ruộng tư theo các nhóm họ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú đơn vị: Mẫu.sào.thước.tấc. phân (m.s.th.t.p).

STT Họ Tổng số chủ Tỷ lệ (%) Diện tích sở hữu Tỷ lệ (%) 1 Đào 3 1,1% 6.2.0.0.0 0,6% 2 Tạ 14 5,2% 43.1.0.0.0 4,2% 3 Trần 10 3,7% 33.3.0.3.0 3,3% 4 Vũ 12 4,4% 72.9.9.9.0 7,2% 5 Triệu 9 3,3% 28.9.0.0.0 2,8% 6 Tô 2 0,7% 4.0.0.0.0 0,4% 7 Đoàn 1 0,4% 4.2.0.0.0.0 0,4% 8 Nguyễn 54 20% 217.9.9.2.0 21,3% 9 Lâm 1 0,4% 3.6.8.0.0 0,4% 10 Đàm 13 4,8% 47.4.0.0.0 4,6% 11 Nông 4 14,8% 173.7.8.9.0 17% 12 Hà 9 3,3% 44.0.4.4.0 4,3% 13 Hoàng 36 13,5% 132.3.9.5.0 12,8% 14 Ma 1 0,4% 0.9.1.0.0 0,1% 15 Đinh 3 1,1% 7.0.0.0.0 0,7% 16 Bế 17 6,3% 46.9.14.0.0 4,6% 17 Phạm 2 0,7% 5.6.0.0.0 0,5% 18 Lưu 9 3,3% 32.7.0.0.0 3,2% 19 Lê 15 5,6% 50.3.0.0.0 4,9% 20 Dương 10 3,7% 29.4.4.0.0 2,8% 21 Chu 9 3,3% 39.9.2.0.0 3,9% Tổng cộng 270 100% 1021.6.11.2.0 100%

Trong số các họ thì họ Nguyễn có nhiều chủ sở hữu nhất, tổng diện tích ruộng đất cũng lớn nhất là 217.9.9.2.0 chiếm 21,3% tổng diện tích ruộng đất. Tiếp theo là họ Nông với tổng diện tích ruộng đất là 173.7.8.9.0 chiếm 17% tổng diện tích ruộng đất, rồi đến họ Hồng tổng diện tích ruộng đất là 132.3.9.5.0 chiếm 12,8% tổng diện tích ruộng đất. Đây là 3 nhóm họ sở hữu phần lớn tổng diện tích ruộng đất, chiếm quá nửa tổng diện tích ruộng đất lên

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Tổng Hà Quảng, huyện Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX (Trang 46 - 59)