Canh tác lúa nước

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Tổng Hà Quảng, huyện Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX (Trang 80 - 89)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1.Canh tác lúa nước

3.1. Trồng trọt

3.1.1.Canh tác lúa nước

Nghề trồng trọt ra đời từ lâu. Trồng trọt là hình thức kinh tế chính, là nguồn sống chủ yếu của người dân. Với truyền thống làm nghề nông lâu đời, họ có một kho tàng những kinh nghiệm sản xuất. Mỗi khi đến một mùa trồng trọt mới người dân ở đây thường dựa vào hiện tượng tự nhiên để dự đoán năm đó được mùa hay mất mùa:

“Phạ mà bươn lạp thư háp tẳm thai Phạ mà bươn chiêng, phiêng lắt phiêng lý

Phạ mà bươn nhì tì đảy tì đai (Trời về tháng chạp, gánh thóc đến chết

Trời về tháng giêng, đều nhau tăm tắp Trời về tháng hai nơi được nơi không)”

[18, tr.24]

Ở Việt Nam“Nghề trồng lúa ở Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời, cây

lúa trồng là một cây bản địa người dân Việt Nam đã là những người trồng lúa giỏi từ nghìn xưa và trong những hoàn cảnh sản xuất khác nhau đã tích lũy được cả một kho tàng kinh nghiệm trồng lúa phong phú và độc đáo” [15,

tr.243]. Làm ruộng trồng lúa là được người dân coi là quan trọng nhất: “Slíp đon rẩy tềnh phja,

bấu táy rẩu nà hua nặm (Mười mảnh vườn trên núi không

bằng thửa ruộng nước)” [18, tr.29]

Đồng thời họ cũng kết hợp làm nương trồng màu. Lựa chọn đất đai để canh tác là một việc quan trọng, đây là khâu lựa chọn đầu tiên khi tiến hành sản xuất. Đất đai là yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến trồng trọt, địa hình chất đất có ảnh hưởng lớn đến q trình sản xuất. Qua việc nghiên cứu địa bạ của hai tổng Hà Quảng và Phù Dúng. Vào nửa đầu thế kỷ XIX thời Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) ở Hà Quảng có đất điền tức là đất ruộng (trong đó có tư điền và công điền), và đất thổ trạch viên trì. Chất lượng đất ruộng thì chỉ có đất loại 2 và đất loại 3 khơng thấy có đất loại 1. Trong đó đất loại 3 là chủ yếu, theo địa bạ Gia Long 4 (1805) đất loại 2 chỉ có 25% trong khi đất loại 3 là 63%, thời Minh Mệnh 21 (1840) đất loại 2 là 31,6% và đất loại 3 là 57,2%. Đây là hai loại đất xấu, không được tốt cho lắm do vậy cũng có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất nông nghiệp.

Ở vùng đất phía nam của huyện là vùng thấp,vùng bồn địa - vùng địa hình bằng phẳng, đồi núi thấp xen kẽ những cánh đồng. Loại đất chủ yếu là vàng đỏ trên đá phiến thạch sét, đất phù sa. Vùng đất này tập trung ở các xã như Đào Ngạn, Nà Sác, Phù Ngọc…Đây là nơi có điều kiện thuận lợi, có loại đất tốt để trồng lúa có hiệu quả cao. Ở phía bắc là vùng cao, có đất nâu đỏ trên đá vôi, đây là loại đất tốt, nhưng hơi khô rời rạc. Đất đai ở Hà Quảng chủ yếu là đồi núi, đất khơ rời rạc. Đất có thể dùng trong nông nghiệp lại không nhiều, lại thiếu nước trầm trọng. Nông nghiệp phụ thuộc lớn vào thiên nhiên, với những đặc điểm về đất đai khí hậu như vậy ở Hà Quảng cũng như trong tỉnh Cao Bằng “Trong tỉnh chỉ có ruộng cấy lúa thu khơng có ruộng cấy lúa hè ”

[47, tr.652]. Do đặc điểm khí hậu mưa nhiều vào mùa hè và mùa thu, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp nên người dân một năm cũng chỉ cấy một vụ “Ruộng

đất cằn cỗi cứng rắn, chỉ có vụ thu khơng có vụ hè” [62, tr.107]. Người dân ở

đây thường cày ruộng vào tháng Chạp vì theo kinh nghiệm: “Tháng chạp cày ủ , gánh thóc gẫy địn ”

Để canh tác nông nghiệp người dân thường lựa chọn những mảnh đất bằng phẳng, ở dưới thấp, gần nguồn nước gần sông, gần suối để thuận lợi cho canh tác, những đám ruộng như vậy được gọi là “nà nặm”. Ngồi ra họ cịn khai phá đất đai, làm thêm ruộng ở những sườn đồi, sườn núi gọi là ruộng chờ nước mà người dân địa phương hay goị là “nà lẹng” để trồng lúa cạn.“ Trong

quá trình phát triển sản xuất lúa nước đã được đua dần từ ruộng nước lên ruộng cạn” [15, tr.137]. Gọi là ruộng chờ nước vì địa hình phức tạp không chủ

động được nguồn nước nên họ phải chờ mưa xuống mới bắt đầu có thể canh tác được. Hình thức lúa trồng trên cạn phụ thuộc lớn vào lượng mưa tự nhiên. Lượng mưa như thế đều có ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Để biết được trời mưa hay khơng mưa họ có kinh nghiệm:

“ Phạ đăng cón bấu luổn phân” (Trời sấm trước khơng mấy khi mưa)

[21, tr.11]

Kĩ thuật khai phá và làm đất

Đất đai là yếu tố quan trọng. Tùy từng loại đất người dân có những kỹ thuật làm đất khác nhau, phù hợp với từng loại đất. Làm đất là quá trình quan trọng vì trong quá trình làm đất sẽ làm cho đất được tơi xốp, từ đó sẽ làm cho đất tăng được khả năng thấm nước, giữ nước được lâu hơn. Sẽ có tác dụng trong việc vùi đều phân bón trong đất, trộn phân được đều, diệt sâu bọ hại lúa, diệt cỏ dại hại cây trồng. Làm cho cây lúa được sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Để làm đất người dân thường dùng cày và sức trâu. Kỹ thuật khai phá và làm đất phụ thuộc vào công cụ làm nông nghiệp được gọi là nông cụ. Có nhiều loại cơng cụ được sử dụng trong quá trình lao động như cày, cuốc, bừa, thuổng, dao… Nơng cụ phổ biến trong làm đất của nhân dân là cày chìa vơi, là nơng cụ có hình dáng lưỡi to, bắp khỏe, nên có thể cày sâu, lật được đất sang cả hai bên. Đây là nông cụ được sử dụng phổ biến hơn cả trong thời gian này. Bừa được sử dụng nhiều trong quá trình làm đất để đất tơi xốp, và có tác dụng tích cực đối

với trồng lúa “Nhiều bừa thì lúa chắc” [39, tr.118]. Cuốc có nhiều loại như

cuốc vạc bờ, làm cỏ ngô, cuốc đất đào rễ cây… Các loại nơng cụ này đã giúp ích cho người dân trong việc làm đất, mặc dù cịn khá thơ sơ, có nhiều nhược điểm nên năng suất lao động cịn thấp, khơng đem lại hiệu quả cao. Ngồi nơng cụ thì người dân ở đây cũng sử dụng thêm các loại gia súc như: trâu, bò, ngựa trong việc làm đất. Quá trình làm đất được người dân rất chú trọng, cho nên họ làm đất rất kỹ lưỡng. Quy trình làm đất thường được người dân thực hiện theo nguyên tắc là có hai lần cày, ba lần bừa. Cày là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình làm đất để trồng lúa. Sau khi chọn được đất, thì họ bắt đầu tiến hành cày ải. Trong quá trình cày ải, nếu như gặp trời mưa thì vơ cùng thuận lợi, là may mắn cho người dân. Vì nhờ nước mưa sẽ có tác dụng làm cho đất mềm hơn, tơi xốp, tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho đất. Sau đó họ cày lại một lần nữa cho kỹ. Công việc tiếp theo là họ tiến hành bừa cho đất được tơi xốp, vùi lấp phân bón và diệt cỏ. Sau đó họ bừa tiếp để dàn bùn trong ruộng và cuối cùng là bừa kỹ để bắt đầu tiến hành cấy.

Thủy lợi

Thủy lợi là một vấn đề quan trọng và được những người làm nông nghiệp rất coi trọng. Trong sản xuất nông nghiệp trải qua bao đời cày cấy ông cha ta đã đúc kết được những kinh nghiệm làm ruộng thật sâu sắc, dân gian thường có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để nói đến nước là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất trong canh tác nông nghiệp. Ruộng trồng lúa, không thể thiếu được trong quá trình canh tác. Đối với người dân ở Hà Quảng cũng quan niệm rằng: “…làm ruộng thì ủ nước. Như thế đất mới tốt, cây trồng mới tốt ” [18, tr.29 ]. Các dân tộc ở Hà Quảng đã cùng nhau làm các cơng trình thủy lợi. Bằng sức lao động của mình con người đã biết dựa vào thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho mục đích của mình, người dân ở Hà Quảng cũng vậy. Ở Hà Quảng địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều nơi rất cao, có độ cao khá lớn, địa hình mấp mơ, nên ở nhiều nơi thiếu nước trầm trọng, đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống nhất là sản xuất của người dân ở đây.

Nhất là vùng Lục Khu ở Hà Quảng chủ yếu có các mạch nước ngầm. Người dân ở đây rất khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất do thiếu nước. Do vậy trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nước mưa. Người dân cũng phải chủ động, sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, để giải quyết vấn đề nước tưới, để đảm bảo ổn định nước trong ruộng, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Khi đã chọn được ruộng thì để giữ nước thì họ thường be bờ cao, cày sâu bừa kỹ để ruộng có thể chứa nước được lâu. Ngồi ra để thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp thì họ phải xây dựng những con mương, những hệ thống tưới tiêu phù hợp với địa hình, để dẫn nước vào ruộng, phục vụ cho sản xuất. Do vậy hệ thống thủy lợi là rất quan trọng. Hệ thống tưới tiêu nước của đồng bào các dân tộc, gồm ống máng dẫn nước, phai, cọn nước… để có thể dẫn nước thường xuyên vào ruộng.. Đảm bảo lượng nước ổn định cho ruộng. Ở Hà Quảng có đặc điểm ngồi loại hình ruộng nước, thuận lợi về nước, gần nguồn nước, chủ động về nước. Thì cịn có một hệ thống ruộng bậc thang khắp sườn đồi, nên hệ thống cọn nước là phổ biến nhất. Cọn nước có thể đưa nước lên cao, tưới nước đến những chân ruộng ở cao, đồng thời có thể ổn định được lượng nước trong ruộng.

Về hệ thống tưới tiêu của người dân “… Trên ruộng nương rải rác có những nơi dùng máng tre bương gác nối tiếp để hứng nước suối dẫn vào ruộng hoặc dùng xe guồng để lấy nước tưới ruộng, ít tốn sức mà thường đạt được hiệu quả” [47, tr 652]. Hay “… cũng mắc dàn máng tre hứng nước suối hoặc

làm xe guồng kéo nước tưới ruộng” [47, tr.653].

Phai dẫn nước: Về làm phai để dẫn nước vào ruộng, người Tày vẫn thường lưu truyền câu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Bươn chiêng tò mạy lỉ, bươn nhỉ tò mạy phai (Tháng giêng hái rào, tháng hai hái cọc phai)”

Ở những nơi canh tác xa các con sông, con suối, người dân cũng biết sáng tạo ra các biện pháp để tận dụng được nước của chúng. Họ làm “Phai” để dẫn nước. “Phai” là đập ngăn sông ngăn suối để dẫn nước vào ruộng. “Phai” thường được đắp bằng tre hoặc gỗ, đất đá thật chặt, đặt nằm ngang so với mặt sông. Độ dài của phai tùy theo mặt suối quyết định. Nước bị chặn tràn lên mương từ đó dẫn nước vào ruộng. Đặc điểm của “Phai” là chỉ dẫn được nước vào ruộng ở một chiều cao nhất định nào đó, ở những nơi quá cao, hoặc quá xa hơn so với các con sơng con suối thì khơng thể dùng hệ thống này được.

Máng nước: Là hệ thống ống tre đục rỗng nối lại với nhau để dẫn nước. Với đặc điểm là những ống tre nối lại với nhau, nên dễ dàng uốn lượn qua các sườn đồi một cách rất linh hoạt, đảm bảo có thể tưới được nước ruộng và cả những sườn đồi nhỏ hẹp, cao. Những máng nước này có thể dẫn nước từ nơi này sang nơi khác khá thuận lợi. Máng nước được sử dụng không chỉ là cung cấp nước cho sản xuất mà còn để cung cấp nước cho sinh hoạt cho người dân.

Cọn nước : Qua chuyến đi thực tế tại Hà Quảng, tôi thấy hiện nay ở đây cọn nước cịn khá ít lác đác chỉ thấy xuất hiện ở xã Phù Ngọc. Là hệ thống tưới tiêu mang đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số rất độc đáo. Cọn nước là sản phẩm sáng tạo của người dân nhưng được làm từ các chất liệu hồn tồn có từ trong thiên nhiên là tre, gỗ, nứa… Cọn nước chỉ được làm để dùng ở những nơi gần sông, gần suối. Hình thức của cọn nước là những bánh xe trịn, có đường kính to nhỏ khác nhau tùy theo những nơi khác nhau. Hoạt động của cọn nước phụ thuộc hoàn toàn vào dịng nước chảy của sơng ,suối, khi nước chảy sẽ làm bánh xe quay một cách tự nhiên. Nếu như dịng nước khơng chảy thì bánh xe của cọn nước sẽ không hoạt động. Để khắc phục tình trạng đó, người dân phải đắp phai để nước dâng lên cao làm cho nước chảy từ trên xuống dưới, để tạo lực giúp bánh xe quay, cho cọn nước hoạt động bình thường. Khi cọn nước quay xuống thấp sẽ múc nước ở các con sông,suối vào những ống tre buộc ở bánh xe. Ở bánh xe có những cánh quạt cản nước vào các ống bương buộc chếch vào vịng ngồi bánh xe. Khi quay lên cao nước ở những ống tre đó sẽ đổ vào các máng nước đã được đặt sẵn, rồi từ các máng nước đó sẽ dẫn nước đi các cánh đồng ruộng.

Tất cả các hệ thống tưới tiêu này là sản phẩm của sự sáng tạo của con người nhưng chất liệu để làm nên chúng đều là những thứ có sẵn trong thiên nhiên. Qua đó chúng ta có thể thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa thiên nhiên với cuộc sống của con người. Dù thiên nhiên có nhiều khắc nhiệt, khó khăn nhưng con người bằng chính những kinh nghiệm, trí tuệ của mình vẫn biết cải tạo thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên, dựa vào những điều kiện thuận lợi của thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.

Hệ thống thủy lợi của người dân ở đây, với chính những sản phẩm do bàn tay những người nông dân làm ra đã phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp.

Kỹ thuật gieo mạ, cấy lúa

Công việc gieo mạ cũng là một khâu quan trọng, công việc này cũng được người dân ở đây hết sức quan tâm. Qua q trình canh tác nơng nghiệp họ đã thấy được vai trò của mạ: Trong địa chí các xã Cao Bằng có ghi “Quai chướng chả, vả chướng hà, (khơn chăm mạ, dại chăm lúa)” [ 15, tr.238]. Ngoài

ra cũng có nhiều tục ngữ ca dao cũng nhắc tới vấn đề này: “Nà đây nhờ chả, lục mả nhờ nồm (Ruộng tốt nhờ mạ, con lớn nhờ sữa mẹ)” [58, tr.121]. Theo

kinh nghiệm làm nông nghiệp lâu đời, người dân đã đúc kết được kinh nghiệm: “Mác hảy xúc ván chả

Mác hả xúc làm ná (Quả si chín gieo mạ Quả vả chín cấy lúa)”

[18, tr. 18]

Thóc được chọn làm giống là những hạt thóc đã được chọn từ lúc thu hoạch vụ trước, rồi sau đó để riêng. Thóc được chọn là những hạt có đặc điểm là mẩy, đẹp, không bị lép, được phơi khô và mang đi cất giữ. Trước khi đem thóc đi gieo, thì đem thóc đi ngâm vào nước, cho thóc nảy mầm. Sau khi thóc đã nảy mầm thì họ bắt đầu đem thóc đi gieo ở những đám ruộng đã được chọn kỹ từ trước, hay được gọi là ruộng mạ. Ruộng mạ là ruộng được chọn ra từ những đám ruộng tốt nhất, có thuận lợi gần nguồn nước, được bừa kỹ. Họ gieo

mạ vào ruộng có đầy nước. Người dân ở đây thường gieo mạ vào tháng 3 hoặc tháng 5. Họ thường có câu:

“Bươn slam lồng chả…” (Tháng ba gieo mạ…) [18, tr. 20]

Khi mạ được 20 đến 30 ngày tuổi thì họ nhổ mạ, bó mạ thành từng bó rồi đem đi cấy vào ruộng.

Thời vụ gieo trồng rất quan trọng “nhất thì nhì thục” vì thời vụ gieo

trồng có liên quan trực tiếp nên năng suất trồng trọt. Do vậy người dân ở đây rất quan tâm đến thời vụ gieo trồng, họ thường nhắc nhau phải chú ý đến thời vụ gieo trồng, phải làm đúng thời vụ thì mới có năng suất:

“Slíp co lả, bấu táy hả co hua

(Mười cây cấy muộn, không bằng năm cây cấy sớm ) ” [18, tr.13 ]

Để xác định đúng thời vụ gieo trồng, họ cũng dựa vào các hiện tượng tự nhiên, các kinh nghiệm sản xuất mà họ đúc kết được trong quá trình sản xuất. Dựa vào các loại thực vật “Để biết thời vụ cấy lúa mùa thích hợp dựa

vào độ lớn và màu sắc của quả dâu da và quả mác mật” [18, tr.16]

“Mác phầy cắm năng đăm nà (Quả dâu da tím vỏ thì cấy lúa ) ”

[18, tr.16] “Mác mặt lai toọng ruộc đăm nà

(Quả mác mật vỏ đốm bụng con nịng nọc thì cấy lúa mùa)” [18, tr.16] Khi cấy lúa, người dân thường rất chú ý đến khoảng cách giữa các cây lúa, vì khi lớn lúa cao, và tán rộng nên thường cấy thưa, để tạo điều kiện cho lúa phát triển tốt.

Sau khi đã cấy lúa thì đồng bào bắt đầu chú ý đến việc chăm sóc lúa. Họ

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Tổng Hà Quảng, huyện Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX (Trang 80 - 89)