Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tân Yên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai huyện Tân Yên, Bắc Giang giai đoạn 2005 đến 2010 (Trang 41)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tân Yên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Tân Yên là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích tự nhiên 20.554,41 ha, ở toạ độ 106000’20” – 106011’40” độ kinh Đông và 21018’30” – 21023’00” độ vĩ Bắc. Phía Bắc giáp huyện Yên Thế và huyện Phú Bình- tỉnh Thái Ngun, phía Đơng giáp huyện Lạng Giang, phía Tây giáp huyện Hiệp Hồ, phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Huyện cách thành phố Bắc Giang 15 km theo tỉnh lộ 398, huyện Sóc Sơn- Hà Nội 30 km theo tỉnh lộ 295, thành phố Thái Nguyên 40 km theo tỉnh lộ 294… Vị trí địa lý của huyện khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu văn hoá giữa các vùng miền trong và ngồi tỉnh.

* Đặc điểm địa hình

Huyện Tân Yên mang đặc trưng địa hình bán sơn địa, được chia thành 3 vùng là: Vùng đồi núi thấp nằm ở phía Đơng và phía Bắc; vùng trung do nằm ở phía Tây; vùng thấp ở phía Nam. Độ cao trung bình của huyện từ 10- 15m so với mực nước biển, điểm cao nhất là núi Đót 121,8 m (thuộc xã Phúc Sơn), điểm thấp nhất là 1,0 m (thuộc cánh đồng Chủ xã Quế Nham).

* Đặc điểm khí hậu

- Khí hậu thời tiết: Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,

02 mùa rõ rệt: Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10, nóng và mưa nhiều, lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa trong năm; Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khơ, hanh, mưa ít.

- Thuỷ văn, nguồn nước:

+ Lưu vực sơng Thương tiếp giáp phía Đơng- Nam của huyện có trữ lượng nước dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt của các xã Hợp Đức, Liên Chung, Quế Nham.

+ Hệ thống kênh đào tự chảy thuộc Thuỷ nông Sông Cầu quản lý, cơng trình này nằm trên địa bàn huyện gồm có: Kênh Chính dài 26,2 km, khả năng tưới 2.860 ha, Kênh 5 dài 17,7 km, khả năng tưới 1.950 ha.

+ Hồ, Tân Yên có 78 hồ lớn nhỏ nằm rải rác trong huyện, trữ lượng nước thiết kế khoảng 39 triệu m3. Ngồi ra cịn có 02 hồ nằm trên địa bàn huyện Yên Thế là hồ Đá Ong với dung tích chứa 6,38 m3

nước và hồ Cầu Rễ có sức chứa tương tự cũng là nguồn cung cấp nước cho huyện.

* Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Trên địa bàn huyện Tân n có 17 loại đất chính, chủ yếu có 3 nhóm là: đất đồi và ruộng bậc thang nằm chủ yếu ở phía Đơng Bắc, chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên; Đất phù sa cổ bạc màu chủ yếu ở phía Tây- Nam chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên; Đất phù sa cổ địa hình thấp trũng chủ yếu nằm ở phía Đơng- Nam chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên.

- Tài nguyên khoáng sản: Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn

huyện khoáng sản rõ nhất là quạng barits với trữ lượng nhỏ thuộc khu vực Lang Cao, xã Cao Xá. Ngồi ra cịn có các loại khống sản sét phục vụ sản xuất gốm sứ, vật liệu xây dựng.

3.1.2. Điều kiện hạ tầng- kinh tế- xã hội

- Giao thông: Hệ thống giao thông đường bộ của huyện có tổng chiều

dài khoảng 1.206 km, gồm 5 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều dài 70 km, 6 tuyến đường huyện lộ tổng chiều dài 48 km cịn lại là đường xã và giao thơng nơng thơn.

- Thuỷ lợi: Trên địa bàn huyện có hệ thống kênh thuỷ nơng sơng Cầu

có khả năng tưới ổn định cho diện tích 6.000 ha đất canh tác. Tuyến kênh Chính dài 26 km, kênh 5 dài 19 km có khả năng tưới cho diện tích 3.000 ha. Ngồi ra cịn có các trạm bơm điện đặt ở các sơng ngịi trên địa bàn huyện và 78 hồ đập lớn nhỏ phục vụ tưới và điều hoà lũ trên địa bàn.

- Hệ thống cung cấp điện: Hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện

được quan tâm đầu tư 100% các xã, thị trấn có điện lưới quốc gia.

- Đặc điểm kinh tế: Trong giai đoạn 2005- 2010 kinh tế của huyện

liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 25,8%, trong đó ngành nơng, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 15,2%, công nghiệp- xây dựng tăng 50,9%, dịch vụ tăng 30,8%, sản phẩm hàng hoá ngày càng phong phú. Giá trị sản xuất bình quân/người năm 2010 đạt 16,9 triệu đồng. Trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất ngành công nghiệp- xây dựng tăng nhanh (chiếm 36,1%), ngành nông, lâm nghiệp giảm dần (chiếm 43,9%), dịch vụ chiếm 20%.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Yên giai đoạn 2005 đến 2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 1. Tổng gía trị sản xuất Tỷ đồng 706,6 833 748 916,8 1.055,1 - Công nghiệp –TTCN- XDCB Tỷ đồng 96,9 175 199 292,3 318,9

- Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 493,3 513 424 445,3 524,4 - Dịch vụ Tỷ đồng 116,4 145 125 179,2 211,8

2. Cơ cấu

- Công nghiệp –TTCN-

XDCB % 14,8 23,6 28,2 31,7 36,1

- Nông, lâm, thuỷ sản % 68,4 58 54,8 49,1 43,9

- Dịch vụ % 16,8 18,4 17 19,2 20

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Yên)

- Nguồn nhân lực: Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, toàn huyện

hiện có 5 cơ sở dạy nghề, trong 5 năm qua đã tạo việc làm mới cho 14.467 lao động (đạt 121% mục tiêu); xuất khẩu lao động 2.900 người (đạt 145% mục tiêu); đào tạo nghề cho 8.207 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo 32%.

- Giáo dục, y tế, văn hố và bảo vệ mơi trường: Tồn huyện có 78

trường học các cấp và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Hiện có 32.900 học sinh ở tất cả các bậc học. Huyện đã đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2000, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2003 ; có 18 trường được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia.

Về y tế huyện có trung bình 4 bác sỹ/vạn dân; 100% trạm y tế cấp xã có bác sỹ; 100% các thơn, khu phố có cán bộ y tế; 5/24 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

- Mục tiêu kinh tế- xã hội đến năm 2015: Tiếp tục đảy mạnh phát

triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nơng nghiệp hàng hố; đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp- TTCN, dịch vụ và ngành nghề nông thôn. Huy động mạnh mẽ các nguồn lực, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng và nhân rộng mơ hình nơng thơn mới. Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, tạo sự chuyển biến mới trên lĩnh vực giáo dục- đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội...; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; giải quyết tốt các vấn đề về lao động, việc làm, xố đói, giảm nghèo; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Xây dựng các cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đồn thể nhân dân; nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành, phối hợp tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đề ra. Một số mục tiêu chủ yếu như sau: Giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân hàng năm 17-19%; cơ cấu kinh tế đến năm 2015, nông lâm nghệp thuỷ sản 33%, coong nghiệp- xây dựng 43%, dịch vụ 24%; giá trị sản xuất bình quân đầu người 39 triệu đồng/năm; giáo dục, trường chuẩn quốc gia 80%, phòng học kiên cố và bán kiên cố 100%; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới cịn dưới 8,5%; tỷ lệ hộ được cơng nhận danh hiệu “gia đình văn hố” đạt trên 80%, tỷ lệ thơn làng khu phố đạt tiêu chuẩn văn hoá trên 65%; tạo việc làm mới cho trên 3.000

lao động/năm; phấn đấu 70% trở lên cơ sở Đảng đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh; có 45- 50% xã đạt nơng thơn mới theo tiêu chí của Chính phủ...

3.2. Đánh giá cơng tác quản lý nhà nƣớc về đất đai của huyện giai đoạn 2005- 2010

3.2.1. Sơ lược về công tác quản lý đất đai của huyện

- Công xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện: UBND huyện không ban hành văn bản quy

phạm pháp luật, chỉ tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên đã ban hành.

- Cơng tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính: Việc xác định địa giới hành chính cấp

huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn chưa được thực hiện lại. Hồ sơ địa giới hành chính được lập theo Chỉ thị 364/CT- HĐBT ngày 6/11/1991. Năm 2009 huyện thực hiện khơi phục 14 mốc giới hành chính giữa các xã, thị trấn do đã biến dạng và mất mốc.

- Công tác khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Từ 2005 đến

2010 huyện đã triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính 15 xã, đang thực hiện đo đạc 9 xã, nâng tổng số xã, thị trấn được đo đạc bản đồ địa chính lên 24/24 đơn vị đạt 100%. Đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và năm 2010 theo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo hồ sơ quy hoạch sử dụng đất cho 24/24 xã, thị trấn và bản đồ cấp huyện đạt tỷ lệ 100%.

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Đã lập quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020, các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đến 2010 đạt 100% đơn vị đã lập xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Tuy nhiên theo quy định việc lập quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất phải lập sau quy hoạch KT- XH và quy hoạch chung, nhưng chưa thực hiện được nên quy hoạch sử dụng đất thường xuyên phải điều chỉnh bổ sung. Quy hoạch phần lớn chưa thực hiện được chi tiết đến từng thửa đất theo quy định do nhiều đơn vị chưa có bản đồ địa chính.

- Cơng tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư:

+ Về giao đất, đã giao đất cho hộ gia đình, cá nhân 3.007 hồ sơ, diện tích 34,37 ha, trong đó giao đất ở 2.955 hồ sơ, diện tích 31,83 ha; đất sản xuất kinh doanh dịch vụ 42 hồ sơ, diện tích 1,34 ha; đất khác 10 hồ sơ, diện tích 1,20 ha. Trình UBND tỉnh giao 24,6 ha đất cho 22 tổ chức để xây dựng trụ sở và các cơng trình cơng cộng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

+ Về cho thuê đât, đã cho 50 hộ gia đình, cá nhân th đất, diện tích 16,28 ha. Trình tỉnh cho 27 tổ chức thuê, diện tích 22,8 ha để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh.

+ Về chuyển mục đích sử dụng đất: Cấp huyện cho phép chuyển mục đích đất trồng cây hàng năm sang ni thuỷ sản 94,23 ha, chuyển mục đích đất cây hàng năm sang trồng cây lâu năm 3,64 ha. Cấp xã làm thủ tục cho chuyển mục đích đất trồng lúa khơng ăn chắc sang nuôi thuỷ sản 150,5 ha.

+ Về thu hồi đất: UBND huyện thu hồi 72,86 ha của 2.638 lượt hộ gia đình, cá nhân để phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện và tăng thu ngân sách nhà nước từ đất đai.

+ Công tác bồi thường, tái định cư: Trong 5 năm huyện thực hiện bồi thường cho các hộ bị thu hồi đất tổng giá trị bồi thường 52,25 tỷ đồng. Bồi thường bằng giao đất ở tái định cư 31 lơ, diện tích 0,38 ha, bồi thường bằng giao đất sản xuất kinh doanh dịch vụ 4 lơ, diện tích 0,03 ha.

- Cơng tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Công tác cấp Giấy CNQSD đất: Tổng số đã cấp trong 5 năm là 39.834 giấy, diện tích 2.758,92 ha, trong đó: đất ở đơ thị 1.369 giấy, diện tích 34,11 ha; đất ở nông thôn 8.451 giấy, diện tích 348,07 ha; đất nơng nghiệp 29.849 giấy, diện tích 2.339,72 ha; đất lâm nghiệp 165 giấy, diện tích 37,02 ha. Tồn huyện hiện còn trên 2.000 trường hợp chưa được cấp GCN lần đầu.

+ Công tác lập, quản lý hồ sơ địa chính: Hệ thống hồ sơ địa chính cơ bản được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2003. Việc quản lý hồ sơ chủ yếu vẫn theo phương pháp thủ công trên giấy, công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai và chuyển thông tin biến động theo 3 cấp chưa được thực hiện thường xuyên.

- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.

Công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo chu kỳ 5 năm và công tác thống kê đất đai hàng năm được thực hiện khá tốt đảm bảo đúng tiến độ quy định, số liệu có độ tin cậy cao.

Bảng 3.2: Kết quả kiểm kê, thống kê đất đai qua một số năm STT Mục đích sử dụng đất STT Mục đích sử dụng đất số Diện tích năm 2005 (ha) Diện tích năm 2007 (ha) Diện tích năm 2010 (ha) Tổng diện tích tự nhiên 20.433,05 20.441,85 20.554,41 1 Đất nông nghiệp NNP 12.982,53 12.843,01 12.911,47

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11.625,89 11.395,59 11.385,88 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 9.255,94 9.021,95 9.003,95 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 8.395,76 8.188,33 8.168,64 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 150,32 149,34 123,48 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 709,86 684,28 711,83 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2.369,95 2.373,64 2.381,93

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 668,12 665,68 631,61 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 579,68 577,24 554,21 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 51,2 51,2 51,2 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 37,24 37,24 26,2 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 649,2 743,43 853,68 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 39,32 38,31 40,3

2 Đất phi nông nghiệp PNN 6.946,54 7.095,25 7.182,65

2.1 Đất ở OTC 2.535,96 2.580,01 2.734,57

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 2.462,4 2.504,86 2.659,13

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 73,56 75.15 75,44

2.2 Đất chuyên dùng CDG 3.251,91 3.353,03 3.293,76 2.2.5 Đất có mục đich công cộng CCC 2.924,11 2.998,76 2.934,53 2.3 Đất tơn giáo, tín ngưỡng TTN 57,96 56,29 58,05 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 254,03 255,71 257,84 2.5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng SMN 841,42 844,95 833,17

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 5,26 5,26 5,26

3 Đất chưa sử dụng CSD 503,98 503,59 460,29

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 272,36 271,02 257,58 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 203,98 204,93 176,74 3.3 Núi đá khơng có rừng cây NCS 27,64 27.64 25,97

Theo kết quả kiểm kê đất đai đến 01/01/2010, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.554,41 ha, trong đó: đất nơng nghiệp 12.905,47 ha chiếm 62,79% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 7.188,65 ha chiếm 34,97%; đất chưa sử dụng 460,29 ha chiếm 2,24% diện tích tự nhiên.

- Cơng tác quản lý tài chính về đất đai. Tổng nguồn thu ngân sách nhà

nước từ đất trên 500 tỷ đồng, chủ yếu là tiền sử dụng đất thông qua giao đất ở. Việc quản lý và sử dụng nguồn thu từ đất tại huyện cơ bản đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

- Công tác quản lý và phát triển thị trường QSD đất trong thị trường BĐS. Việc phát triển thị trường quyền sử dụng đất những năm gần đây đã

được quan tâm chỉ đạo thực hiện như: Nâng cao năng lực Văn phịng ĐKQSD đất, làm tốt cơng tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận QSD đất, giao đất, cho thuê đất, xây dựng khung giá các loại đất, thực hiện cải cách hành

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai huyện Tân Yên, Bắc Giang giai đoạn 2005 đến 2010 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)