Phân tích mức độ thanh khoản

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA MB GIAI ĐOẠN 2011 – 2013. (Trang 58 - 77)

Dưới góc độ quản trị ngân hàng: thanh khoản là khả năng ngân hàng của ngân hàng sử dụng ,tìm kiếm các nguồn tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán ,chi trả hoặc cấp tín dụng của khách hàng trong từng thời kì cụ thể.

Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao.

Quản trị thanh khoản:là quá trình tác động liên tục , có chủ đích của nhà quản trị ngân hàng lên các nguồn cung và nguồn cầu thanh khoản nhằm đảm bảo các yêu cầu thanh toán , chi trả và yêu cầu cấp tín dụng của ngân hàng với những hao tổn nhỏ nhất.

1. Kết cấu tài sản.

Dưới đây là bảng kết cấu tài sản của ngân hàng thông qua chỉ tiêu giữa tổng tài sản “có” thanh khoản trên tống tài sản trong giai đoạn 2011- 2013.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tài sản ngắn hạn/tổng tài sản 77% 70% 67%

Tài sản dài hạn /tổng tài sản 23% 30% 33%

Tài sản thanh khoản 49.439.471 50.276.122 35.302.270

Tổng tài sản 138.831.492 175.609.964 180.432.771

Tài sản thanh khoản/ tổng tài

sản 35,61% 28.63% 19.57%

Đvt : triệu đồng. Từ bảng sơ liệu trên cho ta thấy tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản , và tỷ lệ tài sản ngắn hạn / tổng tài sản thì giảm dần trong vòng 3 năm từ 77%(năm 2011) xuống còn 67%(năm 2013) điều này được lý giải so ngân hàng này đã đầu tư vào bất động sản nhiều hơn và chứng khứng khoán đấu tư tăng mạnh.

Tỷ lệ tài sản thanh khoản có xu hướng giảm dần năm 2011 tỷ lệ tài sản thanh khoản / tổng tài sản là 35,61%(năm 2011) và nó đã giảm xuống còn 19,57% (2013). Việc

giảm tỷ lệ này là do tỷ lệ cho vay của khách hàng ngày càng tăng, tài sản ngắn hạn thì giảm dần trong khi quy mô về tài sản của ngân hàng ngày càng lớn. Vì vậy mà tỷ lệ này ngày càng giảm. Tuy nhiên thì tỷ lệ này luôn ở mức an toàn và đáp ứng được nhu cầu chi trả cho khách hàng.

Mặc dù tình hình kinh tế như hiện nay là không khả quan, cho vay cũng như quy trình thẩm định tín dụng rất chặt chẽ, tuy nhiên ngân hàng vẫn không ngừng tăng được lượng tiền gửi vào ngân hàng . Chứng tỏ đây là một ngân hàng rất uy tín và có thương hiệu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, được sự tin yêu của công chúng.

2. Cơ cấu vốn huy động

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tiền gửi của khách hàng 89,548,673 117,747,416 136,099,287 Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng

khác 26,672,484 30,512,107 26,672,484

Phát hành GTCG 4,531,632 3,420,068 2,000,058

Tổng nguồn vốn huy động 120,752,789 151,679,591 164,771,829

Nguồn vốn 138,831,492 175,609,964 180,432,771

Cơ cấu vốn / tổng nguồn vốn 86.98% 86.37% 91.32%

Đvt : triệu đồng Từ bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng MB trong giai đoạn 2011- 2013 tăng nhanh. Xét về số tuyệt đối:

Năm 2011, nguồn vốn huy động được của BIDV là 120,752,789 triệu đồng thì đến 2012 đã tăng lên mức 151,679,591 triệu. Không dừng lại ở đó, nguồn vốn huy động cón tăng lên và đạt 180,432,771 triệu năm 2013. Việc tăng nguồn vốn huy động là phù hợp với quy mô kinh doanh và cơ cấu tài sản của ngân hàng cũng như là quy mô hoạt động của ngân hàng này. Điều có thể thấy rõ nhất ở đây là nguồn vốn huy động tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của nhóm tiền gửi khách hàng đây là một nguồn vốn huy động vô cùng quan trọng đối với bất kì một ngân hàng nào. Tiền gửi của khách hàng tăng mạnh trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, ngành ngân hàng đang có những chuyển biến mạnh mẽ trong việc tái cơ cấu các ngân hàng, sự biến động về lãi suất , lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng… tất cả những yếu tố đó không thể làm giảm lòng tin của công chúng vào

ngân hàng MB. Điều này càng khẳng định rõ hơn vị thế , thương hiệu của ngân hàng MB trong lòng công chúng gửi tiền.

Khi xét về số tương đối ta thấy nguồn vốn huy động chiếm đa số trong cơ cấu tổng nguồn vốn , và tỷ lệ vốn huy động/tổng nguồn vốn tăng mạnh năm 2011 chiếm 86,98% đến năm 2013 thì con số này đã vượt lên đạt mức rất cao 91,32%. Qua đây cho ta thấy được một cách rõ nét hơn trong cơ cấu vốn cũng như khả năng huy động vốn của ngân hàng này khá nhanh và đạt được những con số đáng khích lệ. Điều này cho thấy ngân hàng này có tính thanh khoản khá cao, có thể đáp ứng được trạng thái thanh khoản một cách tốt nhất.

3. Mức độ phù hợp giữa vốn huy động và tài sản.

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN, tỷ lệ khoản mục cho vay so với tổng nguồn vốn huy động không vượt quá 80%.

Đơn vị : triệu đồng.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng nguồn vốn huy động 120,752,789 151,679,591 164,771,829 Tổng khoản mục cho vay 58,562,486 97,925,160 105,806,563

Tổng khoản CV/VHĐ 48.5% 64.56% 64.21%

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy khoản mục cho vay không ngừng tăng qua các năm. Năm 2011 cho vay dạt 58,562,486 triệu đồng, đến năm 2013 con số này đã lên tới 105,806,563 triệu đồng , điều này cho ta thấy khách hàng đến xin vay khá lớn và không ngừng gia tăng, điều này chó ta thấy được ngân hàng này rất uy tín , linh hoạt trong các gói sản phẩm cho vay. Khách hàng ngày càng tin tưởng vào ngân hàng hơn.

Xét về tỷ lệ cho vay/ huy động vốn thì qua 3 năm tỷ lệ này đề tăng và đều nằm trong mức an toàn, tuân thủ quy định của NHNN tỷ lệ cho vay/huy động không vượt quá 80%. Ngân hàng luôn duy trì mức độ an toàn về vốn, có thể thấy nếu khách hàng muốn gửi tiền hay dùng bất cứ sản phẩm nào của ngân hàng MB thì họ đều yên tâm.

Gía trị tuyệt đối( tỷ đồng) Cơ cấu(%) Nợ ngắn hạn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nợ ngắn hạn 116,445 148,964 157,697 92,76% 91,9% 95.73% Nợ dài hạn 12,088 13,116 7,035 7.24% 8.1% 4.27% Tổng nợ 128,534 162,080 164,731 100% 100% 100%

Từ bảng số liệu trên cho ta thấy nợ ngắn hạn của ngân hàng không ngừng gia tăng trong 3 năm trở lại đây, và ngược lại thì nợ dài hạn có chiều hướng giảm dần, điều này cho thấy trong bối cảnh kinh tế đầy biến động và khó khăn như hiện nay việc cho vay các doanh nghiệp lớn với tốc độ thu hồi vốn chậm, đòi hỏi việc cho vay dài hạn sẽ vô cùng rủi ro, chưa kể đến những biến động về lãi suất, giá cả làm cho tổn thất tiềm tàng của nợ dài hạn tăng thêm. Vì vậy trong bối cảnh kinh tế hiện nay việc duy trì cho vay ngắn hạn để tránh rủi ro và tăng tính thanh khoản của tài sản có của ngân hàng đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên có thể thấy cơ cấu nợ ngắn hạn của ngân hàng này qua lớn chiếm 95,73% năm 2013 có thể thấy cơ cấu vốn như vậy cũng khá mạo hiểm làm giảm khả năng sinh lời của tài sản mà ngân hàng nắm giữ điều đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy ngan hàng cần có những chính sách , biện pháp nhằm điều chỉnh tỷ lệ này sao cho hợp lý hơn đảm bảo mức độ an toàn tuyệt đối cho ngân hàng.

Để có thể hiểu rõ hơn nữa về trạng thái thanh khoản của ngân hàng MB chúng ta cùng nhau đi phân tích làm rõ thêm một số chỉ số thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng.

4. Hoạt động thanh khoản của ngân hàng TMCP quân đội giai đoạn 2011 – 20134.1. Các hệ số đánh giá. 4.1. Các hệ số đánh giá.

Với nguồn dữ liệu thu thập từ báo cáo thường niên , báo cáo tài chính trong 3 năm 2011-2013 của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, nhóm đã chọn cách tiếp cận qua các tiêu chí và các chỉ số thanh khoản sau đây để đánh giá tính hình thanh khoản của ngân hàng này:

+Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu : CAR=

+Hệ số giới hạn huy động vốn:

+Tỷ số giữa vốn tự có so với tổng tài sản có:

+Chỉ số trạng thái tiền mặt H3:

H3=

+Chỉ số năng lực cho vay H4 :

+Chỉ số dư nợ / tiền gửi khách hàng H5:

+Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 :

H6=

+Chỉ số H8:

Bảng tổng hợp vốn điều lệ và các chỉ số thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội từ năm 2011-2013.

Các chỉ tiêu đo lường thanh

khoản. 2011 2012 2013

1.vốn điều lệ. 7.300 tỷ đồng 10000 tỷ đồng 11.256 tỷ đồng 2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu :

CAR. 9,59% 11.15% 11,00% 3. Hệ số giới hạn huy động vốn H1. 7.50% 7.94% 9.19% 4. Tỷ số giữa vốn tự có so với tổng tài sản có H2. 6.95% 7.33%. 8.39% 5. Chỉ số trạng thái tiền mặt H3. 30.2% 10.9% 4.4%

6. Chỉ số năng lực cho vay H4. 43.7% 43.5% 50%

7. Chỉ số dư nợ /tiền gửi khách

hàng H5. 67.8% 64.8% 66.3%

8. Chỉ số chứng khoán thanh

khoản : H6 11.3% 21.7% 25.1%

9. Chỉ số trạng thái ròng đối với

các TCTD H7. 1,56 1,41 1,25

10. Chỉ số H8. 46.9% 16.3% 5.9%

Ghi chú: Về chỉ tiêu về khả năng thanh khoản: Trước đây, Quyết định 457/2005/ QĐ- NHNN ngày 19/04/2005 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng đã quy định đo lường chỉ tiêu khả năng thanh khoản bằng các chỉ tiêu khả năng thanh toán ngay và khả năng thanh toán chung. Hiện nay thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng nhà nước thay thế QĐ 457 đã thay thế các đo lường về chỉ tiêu thanh khoản.

4.2. Phân tích các chỉ số thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội năm 2011-2013.

Vốn điều lệ.

Nghị định 141/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của chính phủ quy định mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại nhà nước đến nay là 3000 tỷ VNĐ. Từ năm 2011- 2013 vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội lớn hơn vốn pháp định cần thiết. Trong giai đoạn này vốn điều lệ của ngân hàng này không ngừng tăng mạnh, mặc dù trong bối cảnh kinh tế còn rất nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế tuy nhiên ngân hàng thương mại cổ phần quân đội vẫn duy trì một số vố điều lệ rất cao 11256 tỷ VNĐ (năm 2013). Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho ngân hàng thể hiện được sự tăng cường khả năng hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của MB. Vốn điều lệ tăng có nghĩa là khả năng huy động và cho vay của ngân hàng cũng tăng theo. Từ đó ngân hàng có thể mở rộng hoạt động cũng như là mạng lưới của mình để chiếm lĩnh thị trường.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR, hệ số giớ hạn huy động vốn H1 , tỷ số vốn tự có so với tổng tài sản có H2.

a, Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR.

Hệ số này phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối thiểu ngân hàng phải đạt trên tổng tài sản có rủi ro quy dổi. Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 25/05/2010, NHNN quy định TCTD phải đảm bảo chỉ số này tối thiểu là 9% . Nếu theo tiêu chí này thì ngân hàng thương mại cổ phần quân đội trong các năm 2011-2013 đều đạt được yêu cầu và ở mức an toàn 11% ( năm 2013). Ý nghĩa của hệ số CAR là mức rủi ro mà các ngân hàng đươc phép mạo hiểm trong việc sử dụng vốn cao hay thấp tùy thuộc vào độ lớn vốn tự có của ngân hàng , cụ thể : đối với ngân hàng có vốn tự có lớn thì nó được phép sử dụng vốn ở mức liều lĩnh với hi vọng đạt được mức lợi nhuận cao nhất, nhưng rủi ro cao hơn và ngược lại.Nhìn chung hệ số CAR của ngân hàng đều lớn hơn 9% trong giai đoạn 2011- 2013. Việc tăng của tỷ số này có thể là do ngân hàng này khi thành lập đã được cổ phần hóa, vốn điều lệ tăng qua các năm làm cho vốn chủ sở hữu cũng tăng qua các năm , do đó hệ số CAR này tăng là điều dễ hiểu.

b, . Hệ số giới hạn huy động vốn H1, . Tỷ số giữa vốn tự có so với tổng tài sản có H2.

Đối với hệ số H1 và H2, tiêu chuẩn chung là lớn hơn 5%. Hệ số H1 đưa ra nhắm mục đích giớ hạn mức huy động vốn của ngân hàng để tránh tình trạng khi ngân hàng huy động vốn quá nhiều vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có khi đó ngân hàng có thể mất khả năng chi trả. Hệ số này càng tiến dần về 5% thì khả năng huy động vốn của ngân hàng càng cao trong khi đó mức độ rủi ro vẫn đảm bảo theo quy định. Từ năm 2011-2013 thì tỷ lệ H1 đều lớn hơn 5% và luôn ở mức khá cao 9,19% (năm 2013) đây là một con số hết sức ngưỡng mộ của ngân hàng và nó không ngừng tăng qua các năm cho thấy nhu cầu về vốn của ngân hàn rất lớn, huy động vốn rất nhiều điều này có thể dễ hiểu, vì đây là một ngân hàng có quy mô rất lớn, ngân hàng đã chủ động linh hoạt có thể huy động một số vốn lớn như vậy để đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh của ngân hàng, được biết năm 2013 ngân hàng thương mại cổ phần quân đội có lợi nhuận rất cao đứng tốp 1. Điều này càng thể hiện rõ hơn khả năng kinh doanh , huy động vốn của ngân hàng trong lĩnh vực ngân hàng.

Hệ số H2 đưa ra mức độ rủi ro của tổng tài sản có của ngân hàng . Thông thường , ngân hàng nào cũng gặp phải sự sụt giảm về giá tài sản ( do rủi ro xuất hiện) càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng giảm thấp.. Vì vậy hệ số này cho phép tài sản của ngân hàng sụt giảm ở một mức nhất định so với vốn tự có của ngân hàng. Nhìn chung thì trong năm 2011-2013 thì chỉ số này đều tăng lên và đạt ở mức cao 8.39% ( năm 2013). Điều này cho thấy vốn tự có của ngân hàng này rất cao so với quy mô hoạt động.

Qua việc phân tích hai chỉ số H1, H2 cho thấy các chỉ số này đều tăng qua các năm và đều ở mức chấp nhận được, và đều ở mức an toàn. Năm 2013 lợi nhuận ngân hàng này khá cao, tình trạng thanh khoản rất tốt, có thể nói là dư thừa thanh khoản, ngân hàng luôn chủ động, đưa ra các giải pháp chính sách huy động vốn rất kịp thời đảm bảo công tác giải ngân và kinh doanh của ngân hàng.

a,Chỉ số H3.( chỉ số trạng thái tiền mặt)

Chỉ số H3 là chỉ số về trạng thái tiền mặt. Một tỷ lệ tiền gửi cao có nghĩa là chỉ số H3 cao đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Theo số liệu tính toán ở bảng trên thì năm 2011 và 2012 thì chỉ số H3 này ở mức rất cao lần lượt là 30.2% và 10.9% , tuy nhiên đến năm 2013 con số này đã giảm rất mạnh và chỉ còn 4,4% nhỏ 10% theo quy định , nên khi có nhu cầu thanh khoản lớn , đột xuất , chắc chắn ngân hàng sẽ phải vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất rất cao. Tuy nhiên điều này có thể được lý giải bởi việc huy động vốn và đi vay của ngân hàng này năm 2013 là rất lớn để đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như là kinh doanh của ngân hàng. Được biết năm 2013 là một năm có trang thái thanh khoản rất dồi dào của toàn hệ thống ngân hàng Việt

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA MB GIAI ĐOẠN 2011 – 2013. (Trang 58 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w