II. Phân tích chất lượng tài sản
8. Khoản mục đầu tư
Bảng : Các khoản mục đầu tư của MB giai đoạn 2011 – 2013
Chứng khoán đầu tư sẵn sang để bán.
31/12/2011 Triệu VNĐ 31/12/2012 Triệu VNĐ 31/12/2013 Triệu VNĐ • Trái phiếu Chính phủ 7.394.788 30.987.640 17.782.806 Trái phiếu do chính phủ bảo lãnh 2.725.000 4.763.349 21.784.419 • Trái phiếu do các TCTD trong nước
phát hành 3.251.998 712.420 962.950
• Trái phiếu do các tổ chức kinh tế trong
nước phát hành 526.32 567.670 219.220
CK
• Cổ phiếu do tổ chức vị kinh tế trong
nước phát hành 864.311 808.865 617.684
• Cổ phiếu do các TCTD trong nước phát
hành 106.434
106.434
106.434
Tổng 14.866.663 37.946.378 41.473.513
Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư
sẵn sàng để bán (282.678) (100.192) (80.545)
Tổng 14.585.976 37.846.186 41.392.967
Chứng khoán giữ tới ngày đáo hạn.
31/12/2011 Triệu VNĐ 31/12/2012 Triệu VNĐ 31/12/2013 Triệu VNĐ Chứng khoán chính phủ 50.000 400.278 50.000 Chứng khoán do chính phủ bảo lãnh 350.000 350.000 340.000 Chứng khoán nợ do các TCTD phát hành 3.468.694 2.080.000 2.080.000 Chứng khoán nợ do các TCTD phát hành 1.135.000 1.267.532 2.254.878
Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư giữ tới ngày đáo hạn
(176.750) (556.500) (105.500)
Tổng 4.826.944 3.541.310 4.619.378
Qua bảng trên ta rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, về quy mô đầu tư chứng khoán đầu tư tăng trong giai đoạn 2011 – 2013. ( số liệu tăng cụ thể trình bảng 2.2).Điều này cũng dễ hiểu vì trong giai đoạn khi mà các TCTD không dám cho vay ra thì phải tự tìm cho mình một kênh đầu tư khác.Đặc biệt, giai đoạn này MB lại có sự tăng trưởng mạnh về tài sản.
Thứ hai, đối với chứng khoán đầu tư sẵn sang để bán, thì trái phiếu chính phủ chiếm tỷ lệ cao nhất.Cụ thể năm 2011 chiếm 49,74% , năm 2012 chiếm 81,68% và năm 2013 chiếm 28,88 % tổng giá trị chứng khoán đầu tư sẵn sang để bán.Điều này cũng hoàn toàn không khó hiểu, vì trái phiếu kho bạc có độ rủi ro rất thấp ( gần như bằng 0) do vậy tính lỏng rất cao nên dễ dàng bán bất cứ lúc nào theo mong muốn của ngân hàng.
Thứ ba,chứng khoán đầu tư giữ tới ngày đáo hạn thì chứng khoán do các TCTD phát hành lại chiếm tỷ trong cao nhất. khoảng từ 40 – 60% tổng giá trị chứng khoán đầu tư giữ tới ngày đáo hạn.Loại chứng khoán này mục đích nắm giữ là để hưởng lãi. Vì vậy dễ dàng lý giải cho điều trên, ta thấy rằng chứng khoán do các TCTD có lãi suất cao ( thấp hơn chút so với các TCKT ) tuy nhiên lại an toàn hơn nhiều so với CK do TCKT phát hành.
Thứ tư, xét về cơ cấu chứng khoán đầu tư nói chung thì chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán lại chiếm tỷ trọng rất cao.Cụ thể năm 2011 chiếm 75,82%; năm 2012 chiếm 90,25 % và năm 2013 chiếm 89,78% )Điều này là phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2013. Khi nền kinh tế đang ở dưới đáy của chu kỳ kinh tế, không ổn định, nắm giữ chứng khoán sẵn sàng để bán giúp ngân hàng tận dụng được những cơ hội từ thị trường, “lướt sóng” kiếm lời. Hơn thế nữa, hiện nay tại MB nói riêng cũng như các NHTM tại Viêt Nam, cho vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn, nên dòng tiền từ các danh mục đầu tư càng linh hoạt, càng giúp ngân hàng giải quyết bài toán về thanh khoản. xuất phát từ quy tắc đầu tư, đó là một bài học của kinh doanh đó là “không bao
giờ bỏ trứng chung một giỏ” đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó dự đoán như hiên nay, MB đã đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán của mình, chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong danh mục (chưa đến 10%) nhưng nó giữ vai trò ổn định, cân bằng danh mục và cần thiết .
9. Các khoản cam kết ngoại bảng.
31/12/2011 ( triệu đồng) 31/12/2012 ( triệu đồng) 31/12/2013 ( triệu đồng) Bảo lãnh khác 13.058.900 20.796.976 18.765.198 Bảo lãnh vay vốn - 425.429 317.266 Cam kết thư tín dụng 62.735.710 52.063.507 33.027.546 Tổng 75.794.766 73.285.912 52.110.010
Xu thế giá trị cam kết ngoại bảng của MB có xu hưởng giảm khá mạnh, đặc biệt là khoản cam kết thư tín dụng.Điều này phần nào có thế do ngân hàng không muốn có những bước đi mạo hiểm - vì đây là mảng với rủi ro tiềm ẩn lớn, giá trị mất cũng có thế rất lớn.
Cam kết ngoại bảng là nguồn giúp ngân hàng có thể giúp ngân hàng bù các khoản lỗ nội bảng như hoạt động cấp tín dụng, hoạt động đầu tư....Tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro.Để đánh giá chất lượng cam kết ngoại bảng, ta sẽ xem xét tổng các nhóm 3 nhóm 4 và nhóm 5 so với tổng giá trị cam kết ngoại bảng.Tỷ lệ này càng nhỏ thì chất lượng cam kết ngoại bảng càng tốt.Qua số liệu trên BCTC hợp nhất của MB, ta thấy các khoản cam kết ngoại bảng đều thuộc nhóm 1 – nhóm nợ tiêu chuẩn.Như vậy có thể thấy chất lượng khoản mục cam kết ngoại bảng của MB rất tốt.
Kết : Qua phân tích các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng TSC của MB giai đoạn từ năm 2011 – 2013 ta thấy, chất lương tài sản của MB rất tốt.Quy mô tài sản liên tục tăng, tỷ lệ nợ xấu luôn trong vòng kiểm soát, phân tán rủi ro bằng nắm nhiều loại chứng khoán an toàn , huy động và cho vay ngắn hạn để giảm rủi ro do sự thay đổi lãi suất thị trường và chất lượng cam kết ngoại bảng thì hoàn toàn tốt….
III. Phân tích chất lượng quản lý – Management Compttency.
1. Thành phần ban quản trị.
Hội đồng quản trị hiện nay: - Chủ tịch HĐQT: Lê Hữu Đức
- Phó chủ tịch HĐQT: Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch HĐQT: Lưu Trung Thái - Thành viên HĐQT: Lê Công
- Thành viên HĐQT: Hà Tiến Dũng
- Thành viên HĐQT: Nguyễn Đăng Nghiêm - Thành viên HĐQT: Trần Thị Kim Anh - Thành viên HĐQT: Nguyễn Thị Ngọc - Thành viên HĐQT: Nguyễn Văn Hùng - Thành viên HĐQT: Nguyễn Thị Thủy - Thành viên HĐQT: Nguyễn Văn Huê.
Thượng tướng Lê Hữu Đức được bổ nhiệm giữ vai trò chủ tịch HĐQT từ ngày 28/4/2011. Với vai trò là chủ tịch HĐQT ông Lê Hữu Đức đã ghi dấu ấn đậm nét về chỉ đạo xây dựng mô hình quản trị, định hướng chiến lược và phương thức quản lý tại MB. Đồng thời, Ông đã chỉ đạo rất quyết liệt hoạt động tái cơ cấu toàn diện các công ty con, mang lại kết quả tích cực cho các công ty. Ông cũng là người củng cố bản sắc quân đội trong văn hóa doanh nghiệp MB với phương châm “Kỷ luật nghiêm - Thượng tôn pháp luật - Hiệu quả - An toàn - Không sợ cạnh tranh - Có trách nhiệm với xã hội”
Năm 2013, ông Lưu Trung Thái được bầu làm phó chủ tịch HĐQT. Ông Thái gia nhập MB từ năm 1997 và đã giữ nhiều vị trí quan trọng, ông là một trong những nhân tố giúp MB đạt được vị trí như hiện nay.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh, thạc sĩ điện tử viễn thông. Ông đã có những đóng góp quan trọng xây dựng chiến lược CNTT tại MB , định hướng xây dựng sản phẩm liên kết viễn thông – tài chính, ngân hàng.
Ban quản trị của MB là những người tài giỏi, am hiểu nhiều lĩnh vực, sáng tạo, xây dựng những chiến lược giúp MB phát triển ngay cả trong điều kiện kinh tế khó khăn, không ổn định.
Năm 2011
Mô hình quản lý kinh doanh theo trục dọc được triển khai mạnh mẽ, tăng cường sự kiểm soát từ Hội sở đến các đơn vị kinh doanh, công tác thẩm định được sự hỗ trợ của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đã giúp giảm thiểu thời gian xử lý công việc, đảm bảo phục vụ khách hàng, vừa đảm bảo kiểm soát rủi ro theo từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động. Bộ máy hoạt động chuyển dần từ cơ chế hoạt động phân tán sang cơ chế tập trung, đi đôi với việc phân cấp thẩm quyền linh hoạt và hiệu quả đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh, phù hợp với quy định pháp luật và tình hình thực tế.
Các cuộc họp thường trực HĐQT được tổ chức hàng tuần, họp HĐQT được tổ chức hàng quý để nghe báo cáo của Ban Tổng giám đốc về tình hình hoạt động và chỉ đạo kế hoạch hàng tuần, hàng tháng. Thành viên thường trực HĐQT cũng thường xuyên chỉ đạo, trao đổi trực tiếp với Ban điều hành và các cán bộ quản lý trung gian nhằm định hướng, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn kịp thời có điều chỉnh cần thiết, tạo mối gắn kết sâu sắc và hoạt động hiệu quả.
HĐQT phối hợp với Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra kiểm soát tình hình hoạt động của các thành viên MB, chỉ đạo nghiên cứu kết luận của các đoàn kiểm tra khác ( kiểm soát nội bộ, thanh tra..) nhằm theo dõi, định hướng, có ý kiến chỉ đạo và làm cơ sở đánh giá hoạt động của ban điều hành hoạt động định kỳ và kịp thời có các chỉ đạo đến các đơn vị nhằm hạn chế rủi ro.
Các ủy ban chuyên môn của HĐQT: ủy ban quản trị về rủi ro, ủy ban quản trị về nhân sự , ủy ban quản lý tài sản Nợ- Có đã hoạt động bước đầu hỗ trợ, tham mưu cho ban HĐQT.
Năm 2012.
Hội đồng quản trị MB triển khai quy chế quản trị công ty niêm yết, đáp ứng đầy đủ về quản trị nội bộ, đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật và yêu cầu hiệu quả trong ngân hàng.
Với việc phân cấp rõ vai trò Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành,…công tác quản trị - điều hành được thực hiện một cách có hệ thống, có sự phối hợp thông tin chặt chẽ đảm bảo đáp ứng nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt các yêu cầu phát sinh trong hoạt động quản lý kinh doanh và yêu cầu thực tế.
Các cuộc họp Thường trực Hội đồng quản trị được tổ chức hàng tuần, họp HĐQT được tổ chức hàng quý để nghe báo cáo của Ban Tổng giám đốc về tình hình hoạt động và chỉ đạo kế hoạch hàng tuần, hàng tháng. Hội đồng quản trị cùng ban kiểm soát phối hợp chỉ đạo Kiểm toán nội bộ tổ chức các chương trình kiểm tra hoạt động, kiểm tra toàn diện, kiểm tra đột xuất và kiểm toán chuyên đề đồi với 25 chi nhánh, 2 công ty con và 4 khối thuộc cơ quan hội sở nhằm theo dõi, định hướng và có ý kiến chỉ đạo và làm cơ sở đánh giá định kỳ hoạt động của Ban điều hành căn cứ theo mục tiêu và kết quả hoạt động của công việc.
Năm 2013.
Giai đoạn 2011 – 2013 MB luôn kiên trì thực hiện phương châm quản lý “ Tăng trưởng hợp lý, tái cơ cấu, hiệu quả” theo đó các sáng kiến chiến lược, kế hoạch kinh doanh, các chương trình chiến lược được chú trọng triển khai theo hướng “ quản trị rủi ro
chặt chẽ” tuân thủ nghiêm ngặt, chặt chẽ các quy đinh của nhà nước. MB cũng có chính sách linh hoạt tận dụng các cơ hội, giúp ngân hàng giữ được tốc độ tăng trưởng.Hệ thống kiểm soát cải tiến chất lượng dịch vụ, cải tổ bán hàng tại chi nhánh, đặt khách hàng là trung tâm, hoàn thành hệ thống kiểm định và kiểm soát chất lượng (ISO, SLA, 5S…) được MB chú trọng.
Chú trọng xây dựng năng lực quản trị rủi ro vượt trội, MB đã triển khai đề án quản trị rủi ro hoạt động với sự tư vấn của Deloite, triển khai xếp hạng và phê duyệt tín dụng tự động cho KHCN và SME siêu nhỏ và chuẩn bị các điều kiện thực hiện quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel 1và Basel 2
3. Chính sách nhân sự.
Nhân sự của MB tăng dần cả về số lượng và chất lượng tính đến hết năm 2012 là 5211 người và hết năm 2013 là 5650 với độ tuổi trung bình là 28 tuổi, trình độ đại học và trên đại học chiếm 90,6% (năm 2012), 91,7% (năm 2013) và mức thu nhập bình quân trong năm 2012 là 17.457.257 đồng/tháng, năm 2013 là 18.065.694 đồng/tháng.Trong năm 2013, MB đã tổ chức 522 khóa đào tạo cho 34951 lượt nhân sự trong đó có 99 khóa nghiệp vụ và 423 khóa kĩ năng.
Ngoài mức lương và phụ cấp hàng tháng, MB còn có lương bổ sung định kì vào các ngày lễ Tết, thưởng theo kết quả công việc, thưởng theo sáng kiến, đóng góp giá trị cho ngân hàng, thưởng do hoàn thành mức kế hoạch năm, thực hiện chế độ cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên.
Nhằm động viên, gắn bó mỗi CBNV đối với ngân hàng, MB áp dụng một số chế độ đãi ngộ đối với nhân viên như: tặng quà nhân dịp sinh nhật, Tết nguyên đán, hỗ trợ kinh phí giao lưu CBNV trong đơn vị, chế độ bảo hiểm sức khỏe cho mỗi cá nhân, đi tham quan, nghỉ mát, hưởng trợ cấp khi ốm đau…
MB chú trọng trong công tác bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên. Ngoài các khóa đào tạo của hệ thống đã được quy chuẩn theo khung chức danh, CBNV còn tham dự các khóa đào tạo nội bộ tại đơn vị hoặc được hỗ trợ đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở các trường, học viện bên ngoài.
MB được đánh giá là một trong những ngân hàng chi trả lương cao và chế độ đãi ngộ tốt nhất hiện nay.
4. Công tác quản trị rủi ro.
Rủi ro là một phần tất yếu của kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro tốt là điều kiện cần thiết tạo nền tảng cho mọi hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, công tác quản trị rủi ro được HĐQT và Ban điều hành đặc biệt quan tâm và được xác định là một trong hai nền tảng cho sự thành công của quá trình thực thi chiến lược giai đoạn 2010 – 2015 với nhiệm vụ trọng tâm phát triển bền vững của ngân hàng. Chiến lược QTRR được định hướng xây dựng, phát triển toàn diện, chuyên sâu trong tất cả các khâu hoạt động nghiệp vụ trên cơ sở phù hợp với tiêu chuẩn, hệ thống thông lệ quốc tế về QTRR và thực tiễn hoạt động của MB
a. Rủi ro tín dụng
MB đã thực hiện nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp thống kê đảm bảo nâng cao tính chính xác của mô hình, hỗ trợ ra quyết định cho vay. Đầu tư xây dựng các công cụ kiểm soát rủi ro theo tiêu chuẩn tiên tiến, hướng đến Basel II. Công tác thu hồi và quản lý nợ xấu được chuyên môn hóa và hiện đại. trong năm 2013, MB đã thành công trong công tác đảm bảo tốt tăng trưởng tín dụng ( tăng 16,2%) đi đôi với việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ( tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới mức 2,5%)
b. Rủi ro hoạt động
MB là một trong những ngân hàng đầu tiên tại VN triển khai thành công mảng rủi ro hoạt động với sự tư vấn của đối tác Deloitte
Từ năm 2011- 2013, MB đã hoàn thành dự án xây dựng hệ thống QTRR hoạt động bao gồm khung QTRR hoạt động ( khẩu vị, chiến lược, chính sách hoạt động) và các công cụ quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả tiệm cận theo thông lệ quốc tế Basel II.
Đây là một trong những rủi ro quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng, nó là tác nhân gây nhanh nhất sự đổ vỡ của ngân hàng. chính vì vậy MB luôn quan tâm đặc biệt đến loại rủi ro này. Với mỗi giai đoạn của thị trường, MB đều xây dựng các kịch bản ứng phó và điều chỉnh phù hợp để đảm bảo tốt nhất hoạt động của ngân hàng.
d. Rủi ro thị trường
Trong năm 2013, MB xây dựng các công cụ đo lường rủi ro thị trường theo các phương pháp đánh giá nội bộ, xây dựng mô hình đo lường rủi ro thị trường theo phương pháp Value-at-risk đối với danh mục ngoại tệ, vàng. MB cũng đang trong quá trình hoàn thiện mô hình đo lường đối với các danh mục còn lại trong năm tới đối với các loại tài sản