II. Phân tích chất lượng tài sản
4. Dư nợ cho vay theo thời hạn gốc của khoản vay
đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Cho vay ngắn hạn 38.929.021 65,93% 53.084.757 71,28% 63.664.871 72,56% Cho vay trung hạn 11.640.912 19,72% 12.262.555 16,46% 12.397.257 14,13% Cho vay dài hạn 7.538.140 12,77% 8.564.688 11,50% 11.215.782 12,78% Khoản ứng trước KH,
repo của MBS 936.764 1,58% 566.564 0,76% 465.005 0,53% Tổng dư nợ 59.044.837 100% 74.478.564 100% 87.742.915 100%
Tổng quát mà nói, khoản mục cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng hơn 60% tổng dư nợ cho vay.Cụ thể năm 2011 chiếm 65,93% tương ứng với giá trị tuyệt đối là 38.929.021 triệu đồng, năm 2012 chiếm 71, 28% tương ứng với 53. 084.757 triệu đồng và năm 2013 chiếm 72,56% tương ứng với giá trị tuyệt đối là 63.664.871 triệu đồng).Theo chiến lược trong báo cáo thường niên của MB, MB có chiến lược chính huy động và cho vay ngắn hạn.Điều này là dễ hiểu với chiến lược phát triển vững chắc của MB, vì cho vay ngắn hạn sẽ có kỳ hán đáo hạn thấp do đó rủi ro lãi suất sẽ không nhiều.
Cho vay trung hạn có xu hướng giảm đều ( từ 19,72% xuống 16,46% và cuối cùng xuống còn 14,13% tương ứng với mức giảm về số tương đối là 3,26% và 2,33%), tuy nhiên về số tuyệt đối thì có tăng nhẹ.Điều này xuất phát từ việc tổng tài sản của MB tăng mạnh thế nên dù tỷ trọng có giảm nhẹ thì làm cho giá trị tuyệt đối vẫn tăng nhẹ.Có thể thấy MB vẫn giữ nguyên liều lượng về giá trị đối với khoản mục cho vay trung hạn ( MB duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng của mình).Hơn nữa khoản mục trung hạn do có thời gian đáo hạn lâu hơn nên đây cũng là nguồn mà có thể lợi nhuận sẽ bù lại được nhiều hơn.
Đối với khoản mục cho vay dài hạn, thì MB duy trì tỷ lệ khá ổn định, dao động quanh mức 12%, tương tự như cho vay trung hạn, cho vay dài hạn tuy mang lại lợi nhuận cao hơn nhưng rủi ro cũng nhiều hơn.Vì vậy MB chỉ chấp nhận duy trì trong 1 tỷ lệ nhất định, đảm bảo chiến mục phát triển bền vững.
5. Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của MB giai đoạn 2011-2013.
đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)
Nông lâm nghiệp, thủy sản 3.559.257 6,03 4.794.181 6,44 5.633.734 6,42
Khai khoáng 2.929.578 4,96 3.439.663 4,62 3.717.029 4,24
Công nghiệp chế biến, chế tạo 12.986.414 21,99 16.873.465 22,66 20.388.689 23,24
SXPP điện, khí đốt, nước nóng, hơi nức và điều hòa
không khí
5.539.063 9,38 8.614.625 11,57 10.398.469 11,85
Cung cấp nước, QL-Xl rác
thải, nước thải 613 0,00 1.100 0,00 19.519 0,02
Xây dựng 4.606.825 7,80 7.035.410 9,45 7.630.176 8,70
Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô
tô, xe máy và xe có động cơ 13.622.447 23,07 16.150.517 21,68 19.078.820 21,74
Vận tải, kho bãi 3.746.642 6,35 3.470.848 4,66 3.821.852 4,36
Dich vụ lưu trú và ăn uống 124.164 0,21 116.683 0,16 194.099 0,22
Thông tin và truyền thông 2.169.944 3,68 2.069.285 2,78 2.577.649 2,94
Hoạt động tài chính- ngân
Hoạt động kinh doanh ĐBS 5.191.136 8,79 5.478.216 7,36 5.743.241 6,55 Hoạt động chuyên môn, khoa
học và công nghệ 112.684 0,19 224.722 0,30 224.059 0,26
Hoạt động tài chính và dịch
vụ hỗ trợ 337.859 0,57 306.822 0,41 310.117 0,35
Hoạt động của Đảng, TCTT-
XH, QLQP.. 2.669 0,00 3.948 0,01 4.969 0,01
Giáo dục, đào tạo 126.708 0,21 106.900 0,14 49.963 0,06
Y tế- hoạt động trợ giúp xã
hội 73.150 0,12 130.532 0,18 289.530 0,33
Nghệ thuật, vui chơi, giải trí 2.839 0,00 2.967 0,00 124.662 0,14
Hoạt động dịch vụ khác 327.279 0,55 385.801 0,52 482.721 0,55
Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình-
sxsp tiêu dung gia đình
2.372.277 4,02 4.384.374 5,89 6.239.504 7,10
Hoạt động của các tổ chức và
cơ quan quốc tế 2.090 0,00 1.755 0,00 1.184 0,00
Hoạt động khác 16.725 0,03 94.220 0,13 54.277 0,06
Tổng 58.108.073 98,41 73.912.001 99,24 87.277.910 99,47
Table 1
( Lý do mà tổng tỷ trọng cho vay không đạt 100%, vì có một phần nhỏ cho vay thuộc của công ty con
MBS, giá trị của MBS nhỏ và cũng không phải mục đích phân tích để thấy được Chất lượng tài sản trong hoạt động ngân hàng nên nhóm em xin phép không đưa vào nữa.)
Qua bảng trên ta thấy,Lĩnh vực cho vay theo ngành nghề của MB rất đa dạng, trải dài từ các ngành nông nghiệp- công nghiệp nhẹ- công nghiệp nặng cho tới các ngành đầu tư vận tải.Với một danh mục cho vay đa dạng giúp cho MB tìm kiếm thêm nhiều khách hàng, phân tán rủi ro, cũng như tìm kiếm lợi nhuận.Là cơ hội tốt để ngân hàng có thể nắm bắt và đổi hướng cho vay dễ dàng hơn đối với những ngành đang có xu hướng phát triển mà không phải mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin và tìm kiếm khách hàng.Dựa vào bảng tỷ trọng ta thấy một số điểm chính sau:
Thứ nhất, công nghiệp chế biến- chế tạo và lĩnh vực bán buôn bán lẻ sửa chữa ô tô, xe máy, xe có động cơ là hai lĩnh vực, ngành nghề chiếm dư nợ cho vay cao nhất của
MB.Cụ thể từ năm 2011- 2013 thì công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tương ứng là
21,99 -22,66- 23,24%( tương ứng với số tuyệt đối là 12.986.414- 16.873.465- 20.388.689 triệu đồng), đối với lĩnh vực bán buôn-bán lẻ sửa chữa ô tô..thì chiếm 23,07% - 21,68%- 21,74%. Cũng giống các ngan hàng khác, MB không ngừng tìm kiếm và nâng cao lợi nhuận với mức rủi ro thấp nhất.Lĩnh vực có xu hướng phát triển mạnh, khả năng trả vốn vay tốt luôn là kênh mà các ngân hàng hướng tới cho vay.Trở lại mấy năm gần đây lĩnh vực ô tô xe máy bùng nổ phát triển mạnh với các dòng xe có nhiều tín năng ưu việt, nên đây vẫn là kênh cho vay chiếm tỷ trọng lớn.Còn các ngành công nghiệp chế biến chế tạo là theo định hướng phát triển của Nhà nước: Chú trọng cho vay công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ cao.
Thứ hai, như ở trên đã nói MB chú trọng phát triển tín dụng theo định hướng nhà nước.Trong đó chú trọng cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn,đồng hành cùng doing nghiệp lúa gạo, cho vay tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, cho vay xây dựng phát triển cơ sở hạng tầng đất nước…Đó là lý do mà cơ cấu tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, cho vay xây dựng và cho vay SXPP điện , khí đốt..lại chiếm tỷ trọng khá lớn.
6. Phân tích chất lượng nợ cho vay.
Bảng 1: Phân loại nợ theo 5 nhóm nợ của MB giai đoạn 2011 – 2013
Đvt: triệu đồng
Chi tiêu 2011 2012 2013
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 54.766.211 94,25% 69.511.714 94,06% 81.233.044 93,08% Nợ cần chú ý 2.404.479 4,14% 3.028.649 4,10% 3.898.791 4,47% Nợ dưới tiêu chuẩn 305.546 0,53% 299.127 0,40% 653.037 0,75% Nợ nghi ngờ 111.310 0,19% 432.905 0,59% 674.370 0,77% Nợ có khả năng mất
vốn 520.527 0,89% 639.607 0,86% 818.668 0,94% Tổng cộng 58.108.073 100% 73.912.001 100% 87.277.910 100%
Tỷ lệ nợ xấu 1,61% 1,84% 2,45%.
( Không lấy số liệu của công ty con MBS) Qua bảng trên ta thấy, ta thấy tỷ lệ nợ xấu của MB có xu hướng tăng ( năm 2011 chỉ chiếm 1,61% và đạt con số 2,45% vào năm 2013 tương ứng với số tuyệt đối là 58.108.073 triệu đồng và 87.277.910 triệu đồng).Khách quan mà nói con số tăng này không phải do công tác quản trị nợ của MB không tốt mà xuất phát từ những nhân tố khách quan từ môi trường kinh tế là chính.Nhìn lại kinh tế trong những năm qua, kể từ năm 2008 trở lại đây, nền kinh tế luôn trong tình trạng suy thoái, lạm phát tăng cao, làm sức cầu giảm mạnh, tất yếu các doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn vào hàng tồn kho, nhiều doanh nghiệp phá sản ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng,thị trường chứng khoán và đặc biệt là thị trường bất động sản trầm lắng làm cho các nhà đầu tư không bán được hàng trong khi tín dụng chủ yếu được cấp bởi ngân hàng…
Tuy nhiên,tỷ lệ nợ xấu của MB trong giai đoạn 2011-2013 luôn nhỏ hơn 3%- Mức tỷ lệ an toàn ở ngưỡng an toàn.Từ đó có thể thấy chất lượng tín dụng của MB luôn được đảm bảo và nằm trong tầm kiểm soát,mặc dù có sự tăng mạnh về dư nợ tín dụng so với trung bình ngành ( Năm 2012 dư nợ cho vay tăng 26% so với trung bình ngành, năm 2013 dư nợ cho vay tăng 18% so với năm 2012 - cao hơn hẳn so với trung bình ngành là 12,51% ) nhưng tỷ lệ nợ xấu luôn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của trung bình ngành.Cụ thể thì năm 2011 thì tỷ lệ nợ xấu của MB của MB chỉ chiếm 1,61% trong khi con số của TB ngành là từ 3,6-3,8%.Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của MB là 1,84%, TB ngành đạt con số “ ngất ngưởng” 4,08 % và năm 2013 vừa qua, dù có sự ra đời của công ty mua bán nợ VAMC thì tỷ lệ nợ xấu của TB ngành vẫn ở mức cao là 3,63%.
( Nguồn:Ngân hàng nhà nước)
7. Dự phòng rủi ro cho vay của MB giai đoạn 2011- 2013.
Nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng, cũng như sự tăng đột biến về chi phí.MB cũng giống các ngân hàng khác luôn có khoản trích dự phòng hằng năm để phòng ngừa rủi ro.Cụ thể:
Số dư dự phòng rủi ro cho vay tại MB giai đoạn 2011 – 2013 Đvt: Triệu đồng
31/12/2013 31/12/20122 31/12/2011 Dự phòng cụ thể 1.178.428 801.666 675.195 Dự phòng chung 591.720 511.075 417.346
Tổng 1.770.148 1.312.741 1.092.540
Trích lập dự phòng của MB được thực hiện theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN bố sung quyết định 493.Theo đó dự phòng chung là được xác định bằng 0,75% tổng các khoản nợ từ nhóm 1 tới nhóm 4 và các cam kết ngoại bảng.Dự phòng cụ thế được trích dựa theo phân loại từng nhóm nợ.Cụ thể thì nợ nhóm 1 ( nợ đủ tiêu chuẩn) không phải trích lập dự phòng, nợ nhóm 2 ( nợ cần chú ý) có tỷ lệ trích lập là 5%, nợ nhóm 3 ( nợ dưới tiêu chuẩn) tỷ lệ trích lập là 20 %, nợ nhóm 4 ( nợ nghi ngờ) tỷ lệ trích lập là 50% và cuối cùng nợ có khả năng mất vốn có tỷ lệ là 100%.Việc trích lập dự phòng có ý nghĩa trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng, đồng thời cũng nhằm giúp cho ngân hàng có những bước đi, đề ra những chính sách đi quản trị nguồn cho vay của mình tốt hơn.
Nhìn vào bảng trên ta thấy, dự phòng của ngân hàng tăng đều qua các năm.So sánh số liệu năm 2013 với 2011 thấy số dư dự phòng tăng 62% ứng với mức tăng tuyệt đối là 677.608 triệu đồng.Có thể lý giải cho việc trích lập dự phòng tăng mạnh này là : Bước từ năm 2011 sang 2012 NHNN yêu cầu các NHTM trích lập dự phòng rủi ro tín dụng một cách đầy đủ nhằm giảm thiểu rủi ro của hệ thống NHTM.Hơn nữa, dư nợ tín dụng cùng với tỷ lệ nợ xấu của MB luôn tăng qua các năm 2011 tới 2013.Đó là lý do tại sao số dư dự phòng luôn tăng từ năm 2011 tới năm 2013.
Do trích lập dự phòng được tính vào chi phí của ngân hàng, việc trích lập dự phòng hằng kỳ sẽ làm giảm được tình trạng chi phí đột biến tăng khi biến cố xảy ra thật. Hơn nữa căn cứ vào con số trích lập, ngân hàng có thể dùng số tiền đó để tiến hành nghiệp vụ thúc nợ, hỗ trợ doanh nghiệp, phát mại tài sản, từ đó giúp giảm nợ xấu về mặt thực tế. Bên cạnh đó, khi tỷ lệ trích lập dự phòng cao, hoạt động tín dụng của NHTM sẽ được quản lý chặt hơn từ phía NHNN, các chính sách tín dụng của NHTM cũng thắt chặt hơn, giúp chất lượng tín dụng của các khoản tín dụng tương lai trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, mặt trái của việc trích lập tín dung cao khiến chi phí của ngân hàng tăng cao, lợi
nhuận của ngân hàng giảm sút từ đó làm ảnh hưởng đến cổ tức của các cổ đông cũng như vị thế của NH trên thị trường.
8. khoản mục đầu tư
Bảng : Các khoản mục đầu tư của MB giai đoạn 2011 – 2013
Chứng khoán đầu tư sẵn sang để bán.
31/12/2011 Triệu VNĐ 31/12/2012 Triệu VNĐ 31/12/2013 Triệu VNĐ • Trái phiếu Chính phủ 7.394.788 30.987.640 17.782.806 Trái phiếu do chính phủ bảo lãnh 2.725.000 4.763.349 21.784.419 • Trái phiếu do các TCTD trong nước
phát hành 3.251.998 712.420 962.950
• Trái phiếu do các tổ chức kinh tế trong
nước phát hành 526.32 567.670 219.220
CK
• Cổ phiếu do tổ chức vị kinh tế trong
nước phát hành 864.311 808.865 617.684
• Cổ phiếu do các TCTD trong nước phát
hành 106.434
106.434
106.434
Tổng 14.866.663 37.946.378 41.473.513
Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư
sẵn sàng để bán (282.678) (100.192) (80.545)
Tổng 14.585.976 37.846.186 41.392.967
Chứng khoán giữ tới ngày đáo hạn.
31/12/2011 Triệu VNĐ 31/12/2012 Triệu VNĐ 31/12/2013 Triệu VNĐ Chứng khoán chính phủ 50.000 400.278 50.000 Chứng khoán do chính phủ bảo lãnh 350.000 350.000 340.000 Chứng khoán nợ do các TCTD phát hành 3.468.694 2.080.000 2.080.000 Chứng khoán nợ do các TCTD phát hành 1.135.000 1.267.532 2.254.878
Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư giữ tới ngày đáo hạn
(176.750) (556.500) (105.500)
Tổng 4.826.944 3.541.310 4.619.378
Qua bảng trên ta rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, về quy mô đầu tư chứng khoán đầu tư tăng trong giai đoạn 2011 – 2013. ( số liệu tăng cụ thể trình bảng 2.2).Điều này cũng dễ hiểu vì trong giai đoạn khi mà các TCTD không dám cho vay ra thì phải tự tìm cho mình một kênh đầu tư khác.Đặc biệt, giai đoạn này MB lại có sự tăng trưởng mạnh về tài sản.
Thứ hai, đối với chứng khoán đầu tư sẵn sang để bán, thì trái phiếu chính phủ chiếm tỷ lệ cao nhất.Cụ thể năm 2011 chiếm 49,74% , năm 2012 chiếm 81,68% và năm 2013 chiếm 28,88 % tổng giá trị chứng khoán đầu tư sẵn sang để bán.Điều này cũng hoàn toàn không khó hiểu, vì trái phiếu kho bạc có độ rủi ro rất thấp ( gần như bằng 0) do vậy tính lỏng rất cao nên dễ dàng bán bất cứ lúc nào theo mong muốn của ngân hàng.
Thứ ba,chứng khoán đầu tư giữ tới ngày đáo hạn thì chứng khoán do các TCTD phát hành lại chiếm tỷ trong cao nhất. khoảng từ 40 – 60% tổng giá trị chứng khoán đầu tư giữ tới ngày đáo hạn.Loại chứng khoán này mục đích nắm giữ là để hưởng lãi. Vì vậy dễ dàng lý giải cho điều trên, ta thấy rằng chứng khoán do các TCTD có lãi suất cao ( thấp hơn chút so với các TCKT ) tuy nhiên lại an toàn hơn nhiều so với CK do TCKT phát hành.
Thứ tư, xét về cơ cấu chứng khoán đầu tư nói chung thì chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán lại chiếm tỷ trọng rất cao.Cụ thể năm 2011 chiếm 75,82%; năm 2012 chiếm 90,25 % và năm 2013 chiếm 89,78% )Điều này là phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2013. Khi nền kinh tế đang ở dưới đáy của chu kỳ kinh tế, không ổn định, nắm giữ chứng khoán sẵn sàng để bán giúp ngân hàng tận dụng được những cơ hội từ thị trường, “lướt sóng” kiếm lời. Hơn thế nữa, hiện nay tại MB nói riêng cũng như các NHTM tại Viêt Nam, cho vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn, nên dòng tiền từ các danh mục đầu tư càng linh hoạt, càng giúp ngân hàng giải quyết bài toán về thanh khoản. xuất phát từ quy tắc đầu tư, đó là một bài học của kinh doanh đó là “không bao
giờ bỏ trứng chung một giỏ” đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó dự đoán như hiên nay, MB đã đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán của mình, chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong danh mục (chưa đến 10%) nhưng nó giữ vai trò ổn định, cân bằng danh mục và cần thiết .
9. Các khoản cam kết ngoại bảng.
31/12/2011 ( triệu đồng) 31/12/2012 ( triệu đồng) 31/12/2013 ( triệu đồng) Bảo lãnh khác 13.058.900 20.796.976 18.765.198