IV. Phân tích khả năng sinh lời
4. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM
NIM =
Chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập lãi thuần phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ lãi so với tốc độ tăng chi phí. Tài sản có sinh lời là những tài sản mang lại lợi nhuận cho NH như cho vay KH, các khoản đầu tư, cho vay liên NH, tiền gửi tại NHNN. Đơn giản hóa phần
tử số chính là khoản thu nhập lãi thuần trong bảng CĐKT. Theo như đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì được xem là quá cao. NIM có xu hướng cao ở các ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ, các ngân hàng thẻ tín dụng và các tổ chức cho vay hơn là NIM của các ngân hàng bán buôn, các ngân hàng đa quốc gia hay các tổ chức cho vay cầm cố. Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt tài sản Nợ - Có trong khi NIM có xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận
ngân hàng giảm.
Chỉ tiêu NIM qua các năm gần đây là :
Năm 2011 : NIM = x 100% = 3,93% Năm 2012: NIM = x 100% = 2,75% Năm 2013: NIM = x 100% = 3,29%
Theo như tính toán NIM năm 2011 của MBB là 3,93%, con số này năm 2012 và năm 2013 tương ứng lần lượt là 2,75% và 3.29%. NIM giảm 1,18% cho thấy cuộc đua huy động vốn của các NH năm 2011 đến năm 2012 trong khi phải cho vay ra với lãi suất không "quá sốc" đối với các DN khiến tỷ lệ thu nhập từ lãi của các NH có phần giảm sút.
Tuy nhiên đến năm 2013 chỉ số này lại tăng lên đạt 3,29%. Điều này cho thấy hoạt động của MBBank ở mảng huy động vốn và cho vay ngày càng có xu hướng tốt lên, nhất là trong bối cảnh năm 2011, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thận trọng thì đây là một thành công lớn, mà MBBank đã đạt được.
Dự báo năm 2014, cả lãi suất thu nhập và lãi suất huy động đều giảm làm tỷ lệ NIM cũng giảm theo. Mặc dù vậy nhưng so với mức trung bình ngành thì MBB vẫn có thể giữ được vị trí cao trong các ngân hàng thương mại Việt Nam.