Phẩm chất, bản lĩnh, năng lực của thanh tra viên

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh phú thọ (Trang 37 - 39)

Thanh tra có vai trị quan trọng đối với hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước mà chủ yếu thơng qua hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ thanh tra viên. Thanh tra viên là công chức được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của thủ trưởng cơ quan thanh tra. Đây được coi là lực lượng giữ gìn kỷ cương hành chính nhà nước. Trong điều kiện đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng nền hành chính kiến tạo, liêm chính, hành động, quyết liệt phục vụ nhân dân như Đảng và Nhà nước ta đang lãnh đạo thực hiện thì việc xây dựng, kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của thanh tra nhà nước là bắt buộc là địi hỏi tất yếu.

Trong đó việc nâng cao năng lực, bản lĩnh, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ thanh tra viên là điều kiện tiên quyết, đóng vai trị quan trọng trong việc giữ gìn pháp chế, pháp quyền trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Việc nâng cao chất lượng thanh tra viên chính là nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra từ đó nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra.

Việc nâng cao chất lượng thanh tra viên phải đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính đồng thời phải đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp cơng dân, phịng chống tham nhũng của từng cơ quan thanh tra và phải đi đôi với đảm bảo số lượng, cơ cấu hợp lý, phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và đặc điểm tình hình, điều kiện của từng cơ quan thanh tra theo cấp, ngành, lĩnh vực.

Nâng cao phẩm chất của thanh tra viên là phải tăng cường giáo dục về ý thức đạo đức tư cách nghề nghiệp cho công chức ngành thanh tra để họ thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tự rèn luyện mình khơng bị tha hóa, biến chất trước những cám dỗ trong cuộc sống cũng như trong thực thi công vụ. Phẩm chất, tư cách đạo đức của thanh tra viên sẽ chi phối hành động của họ khi thực thi cơng vụ. Người thanh tra viên có tư cách đạo đức tốt, trong sáng, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng sẽ không bị ảnh hướng bởi những lợi ích vật chất mà làm trái quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra, đảm bảo đúng kỉ cương của pháp luật. Ngược lại những cơng chức trong ngành nếu bị tha hóa, phẩm chất tư cách không tốt, bản lĩnh không vững vàng sẽ dễ bị mua chuộc, vì lợi ích vật chất mà dung túng, bỏ qua cho các hành vi sai trái, bao che cho những cá nhân vi phạm pháp luật hoặc bản thân có hành vi vi phạm, tham ơ, tham nhũng của công để tư lợi cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh chung của đội ngũ thanh tra

viên và làm giảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước trong thực thi công vụ.

Năng lực của thanh tra viên được xem xét cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ vì đây là cơng việc có tính chất đặc thù, liên quan đến toàn bộ hệ thống các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương. Do vậy, thanh tra viên không chỉ phải am hiểu về kiến thức thanh tra mà còn phải nắm vững những đặc trưng của ngành, lĩnh vực thanh tra trong khi tiến hành các hoạt động thanh tra. Năng lực của thanh tra viên quyết định đến chất lượng của các hoạt động thanh tra từ đó quyết định đế hiệu quả của các hoạt động phong, chống tham nhũng nói chung và trong cơ quan thanh tra nói riêng. Do vậy việc nâng cao năng lực của đội ngũ thanh tra viên là yếu tố quan trọng bậc nhất đảm bảo hoạt động phòng, chống tham nhũng được thực hiện triệt để, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh phú thọ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)