Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra chủ động, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh phú thọ (Trang 83 - 86)

động, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội, hiện diện trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Tham nhũng tồn tại ở mọi quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, khơng phân biệt trình độ phát triển.

Ở Việt Nam hiện nay, tình hình tham nhũng được đánh giá là vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp. Tham nhũng vẫn xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, khó phát hiện hơn. Bởi vậy, phịng, chống tham nhũng ln là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định phải kiên quyết trong cuộc đấu tranh

phòng, chống tham nhũng nhằm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, coi đó là giải pháp giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh... Đấu tranh phịng, chống tham nhũng hiện nay khơng những là vấn đề cấp bách ở Việt Nam, mà cịn là vấn đề của tồn cầu. Hầu hết chính phủ các nước đều nhận ra rằng, chống tham nhũng là một vấn đề quan trọng trong hợp tác quốc tế. Muốn chống tham nhũng, trước hết, phải cảnh báo về tệ nạn tham nhũng và có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan hữu quan ở cấp quốc gia và cả trên bình diện quốc tế. Thực tế cho thấy, trong cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng cần có tiếng nói chung và hành động chung của cả cộng đồng, trong đó, sự chủ động, tích cực tham gia của báo chí trong cuộc chiến này sẽ tạo nên tác động xã hội to lớn. Để phát huy vai trò của báo chí, cần phải nâng cao nhận thức của cả xã hội, của báo giới về vai trị của báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, tố cáo về tham nhũng, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; tăng cường trang thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại; nghiên cứu từng bước áp dụng các biện pháp, kỹ thuật điều tra đặc biệt với trình tự, thủ tục, điều kiện chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện hành vi tham nhũng...

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định trách nhiệm phối hợp của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về cơng tác phịng, chống tham nhũng; phối hợp trong việc xử lý vụ việc tham nhũng có dấu hiệu tội phạm; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng; kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham

nhũng. Tuy nhiên, Luật này không xác định rõ mối quan hệ phối hợp của các cơ quan này với cơ quan báo chí trong đấu tranh phịng chống tham nhũng, cho dù, các cơ quan báo chí được xác định trách nhiệm xã hội trong cuộc đấu tranh này. Song từ các quy định về trách nhiệm của các cơ quan hữu quan về tính minh bạch trong hoạt động và trách nhiệm cung cấp thơng tin, Luật Phịng, chống tham nhũng xác định: Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức họp báo về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; cung cấp thơng tin về cơng tác phịng, chống tham nhũng và xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; thực hiện quy chế phát ngôn theo quy định của Luật Báo chí và pháp luật có liên quan. Đối với vụ việc có liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà dư luận xã hội quan tâm thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đó phải tổ chức họp báo đột xuất hoặc cử người phát ngôn cung cấp thông tin, làm rõ vụ việc có liên quan. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin và pháp luật có liên quan.

Đối với cơ quan chức năng về phòng, chống tham nhũng, như: Cơ quan Thanh tra nhà nước, cơ quan Kiểm tra của Đảng, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án dân dân... Bên cạnh việc chú trọng kiện toàn về tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng phòng, chống tham nhũng với nhau, thì các cơ quan này cần chủ động trong việc phối hợp với cơ quan báo chí, chủ động cơng khai kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế; chủ động cung cấp thông tin về những vấn đề nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm, giúp định hướng tốt dư luận xã hội và cũng thể hiện sự công khai, minh bạch của Đảng, Nhà nước trong xử lý tham nhũng.

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh phú thọ (Trang 83 - 86)