TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Quan điểm bảo đảm phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra động thanh tra
Từ trước đến nay, Đảng ta đã ban hành rất nhiều chỉ thị, nghị quyết về phòng, chống tham nhũng. Nghị quyết số 14/NQ/TW ngày 15-5-1996 về quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp để đấu tranh chống tham nhũng của Bộ Chính trị khóa VII đã chỉ rõ: Đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay. Nó góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng Đảng và kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân…
Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chống tham nhũng là cuộc đấu tranh hết sức phức tạp, địi 41 hỏi có sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng, quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật phòng, chống tham nhũng chủ yếu dựa trên các quan điểm lớn đã được chỉ ra tại Nghị quyết số 14- NQ/TW ngày 15- 5-1996 và trong một số văn kiện khác của Đảng như sau:
- Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn chặt với đổi mới kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đồn kết tồn dân;
thống chính trị, xây dựng Đảng và kiện toàn, tăng cường đoàn kết nội bộ; - Chống tham nhũng phải gắn liền với chống quan liêu, lãng phí;
- Đấu tranh chống tham nhũng phải kết hợp giữa xây, phịng và chống. Vừa tích cực phòng ngừa, vừa xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng;
- Đẩy mạnh phòng và chống tham nhũng một cách chủ động, huy động và phối hợp chặt chẽ mọi lực lượng đấu tranh chống tham nhũng, thực hiện chống tham nhũng ở mọi cấp, mọi ngành;
- Đấu tranh phòng và chống tham nhũng là nhiệm vụ lâu dài, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì và thận trọng, khơng nóng vội, khơng chủ quan; phải có kế hoạch cụ thể, có bước đi vững chắc; sử dụng nhiều biện pháp, trong đó lấy giáo dục làm cơ sở, lấy pháp chế làm đảm bảo.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm đẩy mạnh cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, trong đó xác định: “Đấu tranh 42 phịng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội”1 . Đại hội yêu cầu: “Thành lập các ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương và địa phương đủ mạnh, có thực quyền, hoạt động có hiệu quả”2 .
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề cập một cách tồn diện, tập trung về cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí. Nghị quyết Trung ương 3 khóa X đã đưa ra những nhận định, đánh giá về cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí; chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của những thiếu sót, khuyết điểm trong phịng, chống tham nhũng, lãng phí; đề ra những mục tiêu, quan điểm chỉ đạo cơng tác phịng,
chống tham nhũng, lãng phí. Mục tiêu của cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí được nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa X là: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính”.
Hoạt động thanh tra là hoạt động liên quan trực tiếp đến cơng tác phịng, chống tham nhũng, phát hiện và xử lý các tội phạm tham nhũng. Do vậy, vấn đề phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra cần phải được đặt lên hàng đầu. Có thể khái quát một số quan điểm của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra cụ thể như sau: