Phẩm chất, bản lĩnh, năng lực của thanh tra viên các cấp ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh phú thọ (Trang 44 - 49)

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra ở tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Phẩm chất, bản lĩnh, năng lực của thanh tra viên các cấp tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ

2.1.1.1. Số lượng

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, tổng số lao động ngành thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là 167 người, trong đó số lương thanh tra viên cao cấp là 06 người , số thanh tra viên chính là 40 người.

Bảng 2.1. Số lượng công chức ngành thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2019 Năm Tổng (người) TTVCC TTVC TTV Khác 2015 151 4 40 89 18 2016 155 4 41 97 13 2017 159 5 41 102 11 2018 162 5 39 107 11 2019 176 6 40 112 18

(Nguồn: Thanh tra tỉnh Phú Thọ)

Nhìn chung từ 2015 đến 2019, số lượng công chức ngành thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2015, số lượng công chức ngành thanh tra tỉnh Phú Thọ là 151 người đến năm 2017 là 159 người và đnế 2019 là 161 người

Như vậy có thể thấy quy mơ cơng chức ngành thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ những năm qua khơng có q nhiều biền động mà chỉ có xu

hướng tăng nhẹ. Trong bối cảnh khối lượng công việc của ngành đang tăng dần lên đây là một cố gắng không hề nhỏ của ngành thanh tra nhằm thực hiện chủ trương tinh giản biên chế của nhà nước.

2.1.1.2. Chất lượng

*Về trình độ quản lý nhà nước:

Nhìn chung có thể thấy, chủ yếu cơng chức trong ngành thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chủ yếu là thanh tra viên, tỷ lệ thanh tra viên chính khơng nhiều và tỷ lệ thanh tra viên cao cấp là rất ít. Nhìn chung trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ công chức thanh tra chưa cao và có sự chênh lệch giữa cơ quan thanh tra cấp tỉnh và cơ quan thanh tra cấp huyện, đội ngũ thanh tra viên cao cấp và thanh tra viên chính chủ yếu cơng tác tại thanh tra tỉnh và thanh tra sở. Đây là một thực tế đang tồn tại ở rất nhiều địa phương, điều này ảnh hưởng đến chấ lương hoạt động của cơ quan thanh tra do vậy địa phương cần quan tâm đến việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý nhà nước cho đội ngũ công chức trong ngành thanh tra trên địa bàn để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như góp phần thực hiện nhiệm vụ phịng, chống tham nhũng trong ngành thanh tra.

*Về chun mơn, nghiệp vụ:

Nhìn chung, cơng chức ngành thanh tra trên địa bàn tỉnh chủ yếu có trình độ đại học chiếm khoảng 70% số cơng chức tồn ngành, tỷ lệ cơng chức có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chiếm khoảng 20 % tổng số cơng chức tồn ngành. So với các ngành nghề khác và so với một số địa phương trên cả nước, trình độ, chun mơn nghiệp vụ của công chức ngành thanh tra trên địa bàn tỉnh ở mức khá cao bởi lẽ để được bổ nhiệm vao ngạch thanh tra viên thù tiêu chuẩn đề ra là phải tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng có sự chênh lệch giữa cấp tỉnh và cấp huyện. Thực tế cho thấy, năng lực phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của một bộ phận công chức ngành thanh tra còn hạn chế đặc biệt là thanh tra huyện, những vụ việc mà thanh tra phát hiện ra

chưa nhiều, xử lý vi phạm chưa triệt để, chưa đề ra được phương án tối ưu trong xử lý vi phạm. Điều này đặt ra dấu hỏi lớn về chất lượng của đội ngũ công chức ngành thanh tra. Trên thực tế, trình độ hiểu biết pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo và khả năng vận dụng trong thực tiễn của một bộ phận công chức ngành thanh tra còn hạn chế, năng lực tổ chức điều hành hoạt động thanh tra và xử lý vi phạm cịn lúng túng, chưa thật sự khoa học.

*Về trình độ lý luận chính trị

Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức ngành thanh tra hiện nay chưa cao, thanh tra tỉnh có khoảng 20% cơng chức có trình độ cao cấp lý luận chính trị và trên 40% cơng chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Ở thanh tra huyện có khoảng 5% cơng chức có trình độ lý luận chính trị. Đây là vấn đề đặt ra cho chính quyền địa phương, bên cạnh việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, trình độ quản lý nhà nước cần phải quan tâm chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ công chức ngành thanh tra đặc biệt là đội ngũ thanh tra cấp sở, cấp huyện góp phần xây dựng đội ngũ thanh tra vừa hồng vừa chuyên đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ của ngành.

*Về trình độ tin học, ngoại ngữ

Bên cạnh chuyên môn, nghiệp vụ; tin học, ngoại ngữ là hai yếu tố không thể thiếu để công chức ngành thanh tra đáp ứng được yêu cầu của nền hành chính hiện đại. 100% cơng chức ngành thanh tra trong diện được khảo sát đã đáp ứng cơ bản các yêu cầu tối thiểu về tin học, ngoại ngữ. Tuy nhiên, cơng chức có trình độ ngoại ngữ từ tin học trở lên không nhiều. Đại đa số cơng chức có chứng chỉ tin học, chỉ có một bộ phân nhỏ cơng chức có trình độ trung cấp trở lên. Về lý thuyết, trình độ tin học, ngoại ngữ của công chức ngành thanh tra về cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra. Thực tế cho thấy, một bộ phận công chức thanh tra chưa đáp ứng được kỹ năng tin học, chưa

tiếp cận được với những cơng nghệ mới. Trình độ ngoại ngữ của công chức ngành thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế.

Qua những phân tích, đánh giá về chất lượng đội ngũ công chức tại các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có thể thấy công chức ngành thanh tra về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về trình độ, chuyên mơn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học. Chất lượng đội ngũ công chức ngành có xu hướng giảm dần từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Công chức thanh tra trên địa bàn hiện nay đang ở nhóm tuổi rất thuận lợi để phát triển ngành thanh tra và có xu hướng trẻ dần. Tuy nhiên trên thực tế, trình độ và năng lực của đội ngũ công chức ngành thanh tra chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, khả năng vận dụng khoa học cơng nghệ hiện đại cịn rất hạn chế đặc biệt là đội ngũ công chức ngành thanh tra ở tuyến huyện. Một bộ phận công chức ngành thanh tra cịn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, trình độ chưa tương xứng với văn bằng; tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, dễ chịu tác động và không vượt qua được sự cám dỗ, mua chuộc, những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Điều này có ảnh hưởng lớn, tác động tiêu cực đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành thanh tra, và việc đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra trên địa bàn.

Đứng trước yêu cầu thực hiện nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp, nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức ngành thanh tra là một nhiệm vụ trọng yếu, đòi hỏi phải chú trọng hơn nữa vào việc đổi mới cơ chế quản lý trong các cơ quan thanh tra, thúc đẩy bản thân những công chức trong ngành tự rèn luyên, nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện mình hơn đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của ngành.

2.1.1.3. Về phẩm chất, đạo đức của công chức ngành thanh tra

có đam mê, nhiệt huyết với nghề, là cơ sở để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, khi đi vào cơ chế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, trước những cám dỗ của tiền tài vật chất, nhiều cán bộ thanh tra đã lơi lỏng tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, né tránh tự phê bình và phê bình nên bị chủ nghĩa cá nhân lấn át. Những năm qua, trên thực tế đã có nhiều thanh tra viên đã không tránh được những cám dỗ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn dẫn đến vi phạm pháp luật và đã phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Để giữ cho cán bộ thanh tra là “tấm gương sáng cho người ta soi mặt” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, cần đặc biệt quan tâm bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tác phong, tư cách và bản lĩnh của người cán bộ thanh tra đồng thời cần có những chế tài xử lý nghiêm mình đối với những cán bộ suy thóai đạo đức, tham nhũng, tiêu cực, có hành vi vi phạm pháp luật. Trong q trình nghiên cứu hồn thiện luận văn, tác giả đã thực hiện phát phiếu khảo sát đối với đội ngũ công chức ngành thanh tra tại một số cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh để làm rõ thực trạng phẩm chất, đạo đức của công chức ngành thanh tra. Cụ thể:

* Mức độ nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng trong ngành thanh tra của đội ngũ công chức ngành thanh tra

Mức độ nỗ lực trong cơng việc địi hỏi đội ngũ thanh tra viên phải là người có kiến thức, kỹ năng và nỗ lực làm việc nhiều hơn cả về thời gian và mức độ cống hiến. Trong điều kiện các yếu tố như tiền lương, tiền thưởng và điều kiện làm việc giữ ngun thì mực độ nỗ lực trong cơng việc được coi là tiêu chí đánh giá cơng chức có động lực, có đam mê làm việc hay khơng. Mức độ nỗ lực trong giải quyết công việc của đội ngũ thanh tra viên thể hiện sự năng động của người đó, thể hiện nhu cầu cống hiến, sự chủ động trong cơng việc, sự sáng tạo và có trách nhiệm trong giải quyết công việc.

* Thái độ, tác phong của đội ngũ thanh tra viên trong thực hiện nhiệm vụ

Qua điều tra, khảo sát có thể thấy đội ngũ cơng chức trong các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh có thái độ tương đối phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức theo quy định của pháp luật đối với công chức ngành thanh tra, tác phong làm việc chuyên nghiệp, ứng xử, giao tiếp với người dân, doanh nghiệp và đội ngũ công chức khác trong thực hiện nhiệm vụ tương đối hòa nhã, đúng mực. Điều này là do hàng năm đội ngũ công chức ngành thanh tra luôn được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, tạo điều kiện chỉ đạo thanh tra tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan tổ chức các hội nghị tập huấn, các đợt sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ thanh tra viên về rèn luyện đạo đức cách mạng, tu dưỡng bản thân theo chuẩn mực người cán bộ thanh tra. Thông qua các đợt tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo của cơng dân, người dân có phản hồi tốt về tác phong, thái độ giao tiếp ứng xử của đội ngũ thanh tra viên. Đây là tín hiệu đáng mừng là thành quả của nỗ lực của toàn ngành thanh tra trong việc từng bước xây dựng hình ảnh người cán bộ thanh tra có năng lực, bản lĩnh xứng đáng với niềm tin của nhân dân trong đấu tranh đẩy lùi nạn tham nhũng, lãng phí.

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn tỉnh phú thọ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)