Tiếp tục kiện toàn về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh theo Luật Thanh tra và pháp luật khác có liên quan nhằm thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung quản lý nhà nước về tiếp công dân và về thanh tra; kiện toàn tổ chức, bộ máy của đơn vị, bộ phận thực hiện chức năng phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan thanh tra cấp tỉnh, huyện nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơng tác phịng, chống tham nhũng; kiện toàn tổ chức thanh tra sở, ngành theo quy định của pháp luật về thanh tra và các pháp luật chuyên ngành, khắc phục những hạn chế về tổ chức cơ quan thanh tra chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động,
phục vụ đắc lực công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan thanh tra: Tăng cường thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; tăng cường công tác giám sát hoạt động của Đồn Thanh tra, thẩm định kết luận thanh tra, cơng khai kết quả, quyết định xử lý về thanh tra; tập trung xem xét tính hợp pháp, chính xác của các kết luận thanh tra nhằm phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật để tiến hành thanh tra lại hoặc kiến nghị biện pháp xử lý theo quy định; đẩy mạnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng; kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp và cấp dưới; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập; các cơ quan thanh tra cấp tỉnh, huyện chú trọng việc phát hiện các sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật và nâng cao chất lượng các kiến nghị qua hoạt động thanh tra.
Đổi mới công tác quản lý, tăng cường giám sát hoạt động thanh tra và người tiến hành thanh tra, phân công sử dụng cán bộ, công chức ngành thanh tra: Trong thời gian tới, Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy chế quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành thanh tra của tỉnh. Chú trọng công tác tuyển dụng mới nguồn nhân lực, đảm bảo yêu cầu trình độ, chất lượng đầu vào của nguồn nhân lực mới hoặc tiếp nhận nguồn nhân lực có q trình cơng tác và kinh nghiệm thực tiễn từ các ngành khác chuyển đến; phải có sự luân phiên chuyển đổi vị trí cơng tác, thơng qua đó tạo mơi trường rèn luyện đội ngũ công chức phát triển theo hướng giỏi một việc biết nhiều việc; quan tâm đào tạo sau đại học cả trong nước và nước ngoài đối với các ngành KH&CN, pháp luật, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ, công chức.
Tăng cường đầu tư phương tiện, cơ sở vật chất và các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức làm công tác thanh tra: Tiếp tục hoàn thiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; xây dựng mạng thông tin thông suốt từ thanh tra tỉnh đến thanh tra sở, thanh tra các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và với Thanh tra Chính phủ. Đảm bảo kịp thời cập nhật các thông tin, dữ liệu phản ánh tình hình cơng tác thanh tra, cơng tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và cơng tác phịng, chống tham nhũng của từng địa phương, đơn vị. Về kinh phí đảm bảo hoạt động của các cơ quan thanh tra hàng năm, ngồi kinh phí được phân bổ theo định mức chung của tỉnh đối với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tài chính các cấp cần tính tốn bổ sung thêm phần kinh phí đảm bảo chi cho các chính sách đặc thù đưa vào dự toán ngay từ đầu năm như phụ cấp ngành, phụ cấp thâm niên ngành, trang phục ngành, kinh phí thanh tra chuyên ngành và kinh phí thực hiện các cuộc thanh tra và nhiệm vụ đột xuất ngồi kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao. Hồn thiện các chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức làm công tác thanh tra.