Các biện pháp kĩ thuật

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã phỏng lái huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 68 - 74)

* Đối với các loài côn trùng bộ cánh cứng có vai trò là sinh vật chỉ thị

Đối với côn trùng là sinh vật chỉ thị cần thực hiện công tác trồng rừng, làm giàu rừng, cơ cấu loài cây làm thức ăn cho các pha khác nhau của côn trùng

bộ cánh cứng. Song song với đó là sử dụng các biện pháp phòng trừ hợp lý mà không làm tổn hại đến vai trò quan trọng của chúng trong cân bằng sinh thái.

* Đối với các loài côn trùng bộ cánh cứng có vai trò là thiên địch.

Các loài côn trùng có vai trò là thiên địch, để phát huy khả năng tiêu diệt các loài sâu hại khác thì phải thực hiện trồng rừng, làm giàu rừng, đối với nương rẫy thì phải thực hiện mô hình nông lâm kết hợp để tạo sự hài hoà về nơi cư trú và cho sự di chuyển cho các loài côn trùng bộ cánh cứng; bảo vệ các loài cây bụi, thảm tươi để các loài côn trùng bộ cánh cứng có nơi cư trú, đảm bảo có đủ nguồn thức ăn.

* Đối với các loài sinh vật có ý nghĩa du lịch sinh thái

Diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp làm cho phạm vi phân bố của các loài côn trùng cũng giảm dần theo do đó cần tiến hành mở rộng môi trường sống bằng việc trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng nhằm mục đích tạo ra các hệ sinh thái giống nhau trong một diện tích đủ lớn để thể hiện được mức độ thường gặp của các loài cao hơn.

PHẦN V

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua công tác điều tra nghiên cứu tại 9 tuyến điều tra ở 8 dạng sinh cảnh khác nhau tại xã Phỏng Lái tôi đã đưa ra được một số kết quả sau:

Trong khu vực nghiên cứu xác định được thành phần các loài côn trùng bộ cánh cứng có 31 loài thuộc 30 giống nằm trong 10 họ thuộc bộ cánh cứng Coleoptera. Trong đó có 10 loài nằm trong 9 giống khác nhau thuộc họ Scarabaeidae, đây là họ có số lượng loài và giống lớn nhất.

Trong tổng số loài đã xác định được có 30 loài thuộc nhóm ngẫu nhiên gặp và 1 loài thuộc nhóm ít gặp, không có loài nào thuộc nhóm thường gặp.

Xác định được ảnh hưởng của độ cao tới sự phân bố các loài côn trùng bộ cánh cứng.

Tính đa dạng về thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực xã Phỏng Lái không chỉ đa dạng về thành phần loài, giống, họ mà còn đa dạng về mặt hình thái, mô tả được một số đặc điểm nhận biết các loài côn trùng bộ cánh cứng.

Trong khu vực nghiên cứu xác định được 8 dạng sinh cảnh, trong đó có 2 sinh cảnh phát hiện được trên 25% tổng số lượng loài là SC6, SC7; 2 sinh cảnh có trên 10% số lượng loài là SC2 và SC3. Các dạng sinh cảnh xuất hiện loài ít loài nhất là SC4, SC5, SC8.

Xác định được hai loài côn trùng bộ cánh cứng xuất hiện ở nhiều sinh cảnh nhất là loài Canthon vigilans xuất hiện trong 5/8 sinh cảnh; loài Phanaeus triangularis xuất hiện trong 3/8 sinh cảnh.

Trong tổng số 10 họ côn trùng bộ cánh cứng điều tra được thì tất cả các họ đều có loài chỉ xuất hiện ở 1 dạng sinh cảnh. Trong đó họ Scarabaeidae có số lượng loài chỉ xuất hiện ở một dạng sinh cảnh nhiều nhất với 8 loài.

Số lượng các loài xuất hiện theo các mùa trong năm có sự thay đổi, qua hai đợt điều tra theo mùa tại khu vực nghiên cứu đã xác định được mùa hè có số lượng loài côn trùng bộ cánh cứng xuất hiện ít hơn mùa xuân.

Dựa vào kết quả phỏng vấn đã đánh giá được giá trị tình trạng tài nguyên côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực, đưa ra các nguyên nhân và giải pháp góp phần bảo tồn loài và phát triển kinh tế cho người dân nhờ vào việc kinh doanh, nhân nuôi các loài côn trùng bộ cánh cứng.

Đã đưa ra được những biện pháp quản lý loài tại khu vực nghiên cứu phù hợp với đặc điểm sinh lí, sinh thái của loài và điều kiện của khu vực.

Trong qua trình nghiên cứu đã xác định được 2 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam đó là loài Trypoxylus dichotomus thuộc mức nguy cấp EN và loài Eupatorus gracilcornis mức nguy cấp VU, cả 2 loài này đều thuộc họ Scarabaeidae.

5.2. Tồn tại

Chưa nghiên cứu được sự đa dạng về gien, tập tính cũng như ảnh hưởng của các loài côn trùng bộ cánh cứng đối với môi trường xung quanh.

Chưa nghiên cứu đầy đủ sự đa dạng của thành phần loài tới các yếu tố địa hình

Do địa hình phức tạp, thời tiết không thuận lợi nên khó khăn cho công tác điều tra thu thập số liệu.

5.3. Kiến nghị

Để bảo tồn được tài nguyên các loài sinh vật trong đó có côn trùng bộ cánh cứng trong khu vực nghiên cứu cần thực hiện:

- Thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm sự tác động vào tài nguyên rừng như hạn chế canh tác nương rẫy, không chăn thả gia súc vào rừng, nghiêm cấm khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ kiểm soát cháy rừng nhằm hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên côn trùng bộ cánh cứng.

- Tham mưu với các cấp chính quyền quy hoạch lại diện tích đất xác định rõ đất thổ cư, đất trồng cây nông, lâm nghiệp để hạn chế mọi sinh hoạt của người dân ảnh hưởng tới tài nguyên rừng trong đó côn trùng bộ cánh cứng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của các loài côn trùng bộ cánh cứng đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

- Gắn kết hài hòa lợi ích của việc bảo tồn với viêc phát triển kinh tế thông qua việc nhân nuôi buôn bán các loài côn trùng bộ cánh cứng có giá trị kinh tế nhưng phải đảm bảo không làm nguy hại đến sự da dạng hay tuyệt chủng của chúng ngoài tự nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng các trung tâm nghiên cứu để nhân nuôi thử nghiệm các loài côn trùng bộ cánh cứng những loài có có nguy cơ tuyệt chủng để phục vụ cho công tác bảo tồn.

- Tiếp tục điều tra nghiên cứu trong thời gian dài để đánh giá đầy đủ sự đa dạng và tầm quan trọng và những mối đe dọa gây ảnh hưởng xấu tới các loài côn trùng bộ cánh cứng để có các biện pháp bảo tồn hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, KHSD đất 5 năm (2011- 2015) xã Phỏng Lái.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngành Lâm Nghiệp.

3. Lý Văn Hiếu (2013), “Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài Côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) tại xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”, chuyên đề tốt nghiệp.

4. PGS.TS Nguyễn Đức Khiêm (2005), Giáo trình côn trùng nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

5. Trần Công Loanh, Nguyễn Thế Nhã (1997), Côn trùng rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Đỗ Thành Nam (2013), “Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh Vẩy (Lepidoptera) tại xã Cò Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”,

chuyên đề tốt nghiệp.

7. TS. Vũ Thị Nga (2009), Bài giảng Côn trùng lâm nghiệp, Trường đại học Nông Lâm, Tp Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999), Bảo tồn đa dạng sinh học, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Thế Nhã (2004), Giáo trình Bảo Vệ Thực Vật, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

10. GS.TS Nguyễn Viết Tùng (2006), Giáo trình côn trùng học đại cương, Trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

11. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam – Phần II động vật, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.

... ... ... ... ... ...

Sơn La, ngày tháng năm 2014

GIẢNG VIÊN

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã phỏng lái huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 68 - 74)