Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã phỏng lái huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 31 - 74)

* Giao thông

Mạng lưới giao thông của xã trong những năm qua đã có những bước phát triển. Toàn xã hiện có 5km đường Quốc lộ 6 rải nhựa nằm trong địa phận của xã thuận tiện cho việc đi lại và trao đổi hàng hóa của nhân dân trong xã cũng như các xã lân cận. Ngoài ra còn có một số tuyến đường chính (Quốc lộ 6 – Tiên Hưng, Quốc lộ 6 – bản Kiến Xương – bản Tiên Hưng, Quốc lộ 6 – bản Mô Cổng…) có chiều dài khoảng 20km là đường nhựa, các tuyến đường bản (Mô Cổng, Nậm Giắt, Pha Lao…) với tổng chiều dài là 27,3km bê tông hóa được 15,7km còn lại vẫn là đường đất, ngoài ra còn có các tuyến giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.

Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ của xã còn hạn chế, phần lớn các tuyến đường còn nhỏ hẹp, chất lượng đang dần xuống cấp, đi lại, vận chuyển, giao lưu hàng hóa… gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa.

* Thủy lợi, cấp thoát nƣớc

Công tác thủy lợi đã thực hiện tốt nhiệm vụ tưới tiêu cho các xứ đồng, cơ bản không có diện tích bị hạn. Hệ thống các phai, đập của xã sử dụng tương đối hiệu quả với tổng chiều dài 8,7 km các tuyến kênh mương tưới tiêu vào nội đồng ổn định cho 53,87 ha.

Tuy nhiên, phần lớn là các công trình tạm thời lại chưa được xây dựng đồng bộ từ công trình đầu mối đến hệ thống kênh mương, một số tuyến kênh mương đã bị xuống cấp, kinh phí cứng hóa, nạo vét, khơi thông dòng chảy… còn hạn chế, hiệu quả sử dụng so với năng lực thiết kế thấp. Ngoài ra do tác động của thiên nhiên cũng như các hoạt động của con người nên hầu hết đã bị xuống cấp… Các công trình chủ yếu tập trung tưới cho cây lúa, trong khi nhu cầu tưới ẩm cho cây công nghiệp, cây ăn quả… hầu như không đáng kể. Trong tương lai, cần từng bước đầu tư cứng hóa kênh mương nội đồng và dành quỹ đất mở rộng các tuyến kênh mương là rất cần thiết.

* Năng lƣợng

Trong những năm qua, việc điện khí hóa nông thôn rất được xã chú trọng nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống lưới điện quốc gia được đầu tư và cải tạo nhằm đảm bảo cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất. Công tác quản lý an toàn lưới điện được đầu tư xây dựng. Hiện tại có 3 trạm hạ thế 0,4 KW cung cấp điện toàn xã.

* Bƣu chính viễn thông

Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn xã ngày càng được đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cũng như giao lưu với các vùng xung quanh của người dân địa phương. Bưu điện trung tâm đã được củng cố, nâng cấp và tăng cường trang thiết bị.

Hệ thống truyền thanh, huyền hình hàng năm được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo cung cấp kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước. Hiện tại, trên 75% số hộ có điện thoại bàn, điện thoại di động, tivi phục vụ tốt thông tin trong và ngoài tỉnh.

* Văn hóa

Cơ sở đất giành cho các hoạt động văn hóa của xã là có nhà văn hóa xã và nhà văn hóa của các bản. Hiện nay tuy các cơ sở này chưa được đầu tư đồng loạt như nhà văn hóa xã, bản chưa được xây dựng khang trang, nhưng để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thần hoạt động văn hóa của xã cũng rất sôi động.

Hiện tại số đội văn nghệ tại các bản là 23 đội, duy trì 1 đội văn nghệ xung kích 1 đội cầu lông, 1 đội bóng đá luôn duy trì hoạt động và giao lưu biểu diễn thi đấu với các xã. Toàn xã đã có 5 bản đạt tiêu chuẩn bản làng tiên tiến, tổng số hộ gia đình văn hóa là 812 hộ, với 904 hộ tham gia xây dựng nội quy, quy ước, hương ước phù hợp với phong tục tập quán dân tộc phong phú, đậm đà bản sắc luôn được giữ gìn và phát huy.

* Y tế

Sự nghiệp y tế được duy trì và củng cố. Nâng cao chất lượng khám bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại trạm y tế xã thường xuyên có hiệu quả. Công tác phòng chống các loại dịch bệnh được chú trọng triển khai thực hiện đạt kết quả cao, trong năm không xảy ra dịch.

Các công tác thực hiện chương trình viêm phổi trẻ em, quản lý người tàn tật, quản lý sức khỏe cho bệnh nhân tâm thần và người cao tuổi được duy trì thường xuyên có hiệu quả. Công tác phòng chống sốt rét đạt 100%, chương trình phòng chống HIV/AIDS quản lý 3 ca HIV, thực hiện phương pháp điều trị y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại đạt 20% so với số khám.

Công tác KHHGĐ được duy trì thực hiện thường xuyên, phụ nữ có thai được khám đạt 78%, phụ nữ sinh ở trạm y tế đạt 91%, không có Đảng viên sinh con thứ 3, số trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đầy đủ vác xin đạt 95%, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em là 19,6%.

* Giáo dục – đào tạo

Xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư có hiệu quả nhất cho tương lai, là sự chuẩn bị nhân tài cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, mặc dù ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn nhưng cấp ủy, chính quyền đã quan tâm, tạo điều

kiện đầu từ cơ sở vật chất hệ thống trường học cơ bản được cải tạo, nâng cấp và mở rộng.

Xây dựng kiên cố hóa trường, lớp học gồm 2 nhà, trường cấp I một nhà 2 tầng có 6 phòng học, trường cấp II một nhà có 5 phòng học

Khối giáo dục mầm non: Tổng số giáo viên là 17, số học sinh là 190 trong đó khối mầm non là 144, số nhà trẻ là 46.

Khối tiểu học: Tổng số 13 lớp, 23 giáo viên và 278 học sinh, duy trì tốt công tác dạy và học.

Khối THCS: Tổng số là 10 lớp với 28 giáo viên và 252 học sinh, trong học kỳ I có 1,6% học sinh có học lực giỏi, 19,4% học lực khá, 59,2% học lực trung bình, 19% học lực yếu và 0,8 % học lực kém.

Công tác khuyến học được củng cố và phát triển, ngày càng nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các tầng lớp xã hội, tuy nhiên các điều kiện phục vụ cho công tác dạy và học còn thiếu chưa đảm bảo chất lượng, các lớp mầm non ở một số bản còn thiếu. Vì vậy trong những năm tới cần đầu tư mở rộng diện tích trường học, nâng cấp trang thiết bị, dạy và học, nâng cao giáo dục là hết sức cần thiết.

* Thể dục – thể thao

Phong trào thể dục thể thao quần chúng luôn được duy trì, xã đã thành lập được 1 đội bóng đá và 1 đội cầu lông. Nhưng các phong trào hoạt động chưa được thường xuyên chỉ tập trung phát động vào các dịp lễ hội của huyện, của xã. Mặt khác do cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thể thao của xã chưa được đầu tư, chưa có đủ địa điểm để người dân tham gia hoạt động.

* Chợ

Hiện tại xã đã có một chợ nằm ở khu trung tâm xã phục vụ nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa của nhân dân trong xã, ngoài ra còn có một số quán nhỏ lẻ của một số hộ gia đình, cá nhân tự phát để bán những hàng hóa thông thường, cung cấp một số mặt hàng đơn giản như quần áo, sách vở và những sản phẩm lương thực khác cho dân.

3.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.1. Thuận lợi:

- Là xã có trục đường Quốc lộ chạy qua và tiếp giáp với tỉnh bạn làm tăng khả năng giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các xã và vùng lân cận.

- Sự đa dạng của yếu tố địa hình, khí hậu, đất đai màu mỡ cùng các nguồn tài nguyên sinh học phong phú phù hợp với nhiều loại cây trồng như: lúa nước, cây ăn quả cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhân dân trên địa bàn có tinh thần cần cù lao động, có bộ óc sáng tạo, cùng với nguồn nhân lực dồi dào là yếu tố rất thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.

3.4.2. Khó khăn:

- Nguồn nước hạn chế ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã.

- Địa hình phức tạp, chia cắt ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác đất nông nghiệp ở quy mô tập trung, phát triển giao thông, xây dựng các công trình kinh tế kỹ thuật, cơ sở hạ tầng. Để phát triển đòi hỏi phải có mức đầu tư về tiền bạc và sức lực đáng kể.

- Thời tiết diễn biến phức tạp, kinh tế nông nghiệp thuần nông, đất đai bạc màu. Khí hậu phân hóa theo mùa khắc nghiệt, mùa mưa lượng mưa tập trung gây lũ quét, sạt lở xói mòn đất, mùa khô thường hạn hán thiếu nước trầm trọng ở những vùng cao.

- Đất sản xuất có những diện tích đất dốc, hệ số quay vòng thấp, năng suất cây trồng chưa cao.

Nhận xét: Qua công tác điều tra tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Phỏng Lái cho thấy:

Các hoạt động của người dân đã và đang ảnh hưởng tới các nguồn tài nguyên rừng, từ đó ảnh hưởng gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của các loài côn trùng bộ cánh cứng, điển hình là các hoạt động đốt nương làm rẫy, du canh du cư cùng phương thức canh tác lạc hậu, chăn thả gia súc bừa bãi, săn bắt thú rừng, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ… đây chính là sức ép lớn đối với môi

trường sinh thái. Để bảo vệ rừng cần phải có giải pháp phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân trong xã.

Đặc biệt là trong mùa mưa do địa hình dốc cao và bị chia cắt tạo nên dòng chảy mặt lớn gây nên hiện tượng xói mòn, sạt lở làm ảnh hưởng lớn xấu tài nguyên đất, các hệ sinh thái rừng từ đó cũng tác động tiêu cực tới môi trường, làm mất nơi cư trú, thay đổi hoàn cảnh sống của các loài côn trùng bộ cánh cứng.

Đời sống của nhân dân còn nghèo và bấp bênh, trình độ dân trí không đồng đều do vậy nhận thức về chủ trương, tiếp thu khoa học, chuyển đổi suy nghĩ, cách làm còn hạn chế. Đây là thách thức lớn cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền nhằm thu hút sự tham gia của người dân, cần tìm ra giải pháp thích hợp cho sự phát triển bền vững đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân đồng thời bảo tồn được nguồn tài nguyên thiên nhiên.

PHẦN IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Lập bảng danh lục thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu.

Biểu 4.1: Danh lục thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu

STT Họ Giống Loài Độ bắt gặp (Ki) I Scarabaeidae (Họ Bọ hung) Eupatorus Eupatorus gracilcornis * Trypoxylus Trypoxylus dichotomus * Protaetia Protaetia fusca * Phyllophaga Phyllophaga vetula * Dyscinetus Dyscinetus picipes * Canthon Canthon vigilans ** Phanaeus Phanaeus triangularis * Copris Copris fricator * Copris arizonensis *

II Curculionidae (Họ vòi voi) Cyrtotrachelus Cyrtotrachelus buqueti * Otidognahus Otidognahus davidis * Naupactus Naupactus cervinus * Arrhenodes Arrhenodes minutus * III Lucannidae (Họ Kẹp kìm) Prosopocoilus Prosopocoilus sp * IV Dytiscidae (Họ Cà niễng) Cybister Cybister bengalensis * V Hydrophilidae Hydrophilus Hydrophilus acuminatus * VI Cerambycidae (Họ Xén tóc) Brachysomida Brachysomida bivittata * Parelaphidion Parelaphidion aspersum * Eudistenia Eudistenia costipenis * Elatotrypes Elatotrypes hoferi * VII Carabidae (Họ Chân chạy) Pheropsophus Pheropsophus jessoensis *

Calosoma Calosoma sayi *

Catascopus Catascopus sauteri

*

VIII Elateridae Atalantycha

Atalantycha bilineata

(Họ Bổ củi) Blauta Blauta cribraria * IX Coccinelidae (Họ Bọ rùa) Hippodamia Hippodamia variegata * Cycloneda Cycloneda sanguinea * Harmonia Harmonia axyridis * X Chrysomelidae (Họ Ánh kim) Chrysolina Chrysolina orichalcea * Lexiphanes Lexiphanes guerini * ơ

Từ biểu 4.1 cho thấy trong xã Phỏng Lái điều tra được 31 loài côn trùng cánh cứng thuộc 30 giống nằm trong 10 họ của bộ cánh cứng (Coleoptera), Lớp Côn trùng (Insecta), Ngành Chân đốt (Arthropoda) , Giới Động vật.

* Mức độ bắt gặp các loài côn trùng bộ cánh cứng.

Biểu 4.2: Mức độ bắt gặp các loài côn trùng bộ cánh cứng trong khu vực nghiên cứu

Độ thƣờng gặp Số lƣợng loài Độ bắt gặp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Ki) P% Loài

Loài ngẫu nhiên gặp 30 * 96.8

Loài ít gặp 1 ** 3.2

Tổng 31 100%

Từ biểu 4.2 cho thấy đại đa số các loài trong khu vực nghiên cứu đều thuộc nhóm loài ngẫu nhiên bắt gặp (Ki < 25%, kí hiệu *), có một loài duy nhất thuộc họ Scarabaeidae thuộc nhóm ít gặp (25% ≤ Ki ≤ 50%, kí hiệu **). Kết quả thể hiện ở hình sau:

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện độ bắt gặp các loài côn trùng bộ cánh cứng

Những loài có độ bắt gặp ngẫu nhiên gồm các loài được thể hiện ở biểu dưới đây.

Biểu 4.3: Các loài côn trùng bộ cánh cứng thuộc nhóm ngẫu nhiên

Stt Tên loài Họ Độ bắt gặp

(Ki)

1 Eupatorus gracilcornis Scarabaeidae 2.6

2 Trypoxylus dichotomus Scarabaeidae 5.1

3 Protaetia fusca Scarabaeidae 2.6

4 Phyllophaga vetula Scarabaeidae 2.6

5 Dyscinetus picipes Scarabaeidae 2.6

6 Phanaeus triangularis Scarabaeidae 7.7

7 Copris fricator Scarabaeidae 2.6

8 Copris arizonensis Scarabaeidae 2.6

9 Euetheola humilis Scarabaeidae 2.6

10 Cyrtotrachelus buqueti Curculionidae 2.6

11 Otidognahus davidis Curculionidae 2.6

12 Arrhenodes minutus Curculionidae 2.6

14 Prosopocoilus sp Lucannidae 2.6

15 Cybister bengalensis Dytiscidae 2.6

16 Hydrophilus acuminatus Hydrophilidae 2.6

17 Brachysomida bivittata Cerambycidae 5.1

18 Parelaphidion aspersum Cerambycidae 2.6

19 Eudistenia costipenis Cerambycidae 2.6

20 Elatotrypes hoferi Cerambycidae 2.6

21 Pheropsophus jessoensis Carabidae 2.6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22 Calosoma sayi Carabidae 2.6

23 Catascopus sauteri Carabidae 2.6

24 Atalantycha bilineata Elateridae 2.6

25 Blauta cribraria Elateridae 2.6

26 Hippodamia variegata Coccinelidae 2.6

27 Cyclonedan sanguinea Coccinelidae 2.6

28 Harmonia axyridis Coccinelidae 2.6

29 Chrysolina orichalcea Chrysomelidae 2.6

30 Lexiphanes guerini Chrysomelidae 2.6

Từ biểu 4.3 cho thấy có 30 loài thuộc nhóm ngẫu nhiên gặp trong tổng số 10 họ trong đó nhiều nhất là họ Scarabaeidae với 9 loài, họ Curculionidae và họ Cerambycidae đều có 4 loài, các họ còn lại số lượng loài ít hơn.

Trong khu vực nghiên cứu có duy nhất loài Canthon vigilans có độ bắt gặp Ki = 25.6% thuộc nhóm ít gặp, đây là loài có mật độ cao, phân bố rộng trong các dạng sinh cảnh.

Nhìn chung những loài côn trùng bộ cánh cứng trong khu vực nghiên cứu có mật độ thấp và phân bố rải rác trong các dạng sinh cảnh, trong đó chưa phát hiện được loài thường gặp, chủ yếu là những loài ngẫu nhiên gặp. Nguyên nhân là do địa hình nơi đây bị chia cắt, có sự phân bố đa dạng của các dạng sinh cảnh nên có độ bắt gặp không cao.

4.2. Nghiên cứu đa dạng của một số loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu. nghiên cứu.

4.2.1. Đa dạng về loài, giống, họ

Khi nghiên cứu tính đa dạng của các loài sinh vật người ta thường nghiên cứu tới tính đa dạng về nguồn gen, thành phần loài, giống, họ.

4.2.1.1. Đa dạng số loài theo giống

Loài là đơn vị phân loại thấp nhất, những loài có mối liên hệ thân cận hợp thành đơn vị cao hơn đó là giống. Sự đa dạng về loài theo giống được thể hiện ở biểu sau:

Biểu 4.4: Số lƣợng loài côn trùng bộ cánh cứng trong từng giống

Stt Giống Loài P% Loài

1 Eupatorus 1 3.2 2 Trypoxylus 1 3.2 3 Protaetia 1 3.2 4 Phyllophaga 1 3.2 5 Dyscinetus 1 3.2 6 Canthon 1 3.2 7 Phanaeus 1 3.2 8 Copris 2 6.4 9 Euetheola 1 3.2 10 Cyrtotrachelus 1 3.2 11 Otidognahus 1 3.2 12 Arrhenodes 1 3.2 13 Naupactus 1 3.2 14 Prosopocoilus 1 3.2 15 Cybister 1 3.2 16 Hydrophilus 1 3.2 17 Brachysomida 1 3.2 18 Parelaphidion 1 3.2 19 Eudistenia 1 3.2 20 Elatotrypes 1 3.2

21 Pheropsophus 1 3.2 22 Calosoma 1 3.2 23 Catascopus 1 3.2 24 Atalantycha 1 3.2 25 Blauta 1 3.2 26 Hippodamia 1 3.2 27 Cycloneda 1 3.2 28 Harmonia 1 3.2 29 Chrysolina 1 3.2 30 Lexiphanes 1 3.2 Tổng 30 31 100%

Kết quả từ biểu 4.4 cho thấy trong số 30 giống chỉ có duy nhất giống Copris có 2 loài, còn các giống khác mỗi giống có một loài thể hiện mức độ đa

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã phỏng lái huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 31 - 74)