Công tác điều tra, giám sát, thu thập thông tin về điều kiện sinh vật học,

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã phỏng lái huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 67 - 68)

sinh thái học của loài

Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng, dựa vào các thông tin về sinh vật học, sinh thái học chúng ta sẽ biết được vị trí, thời gian, khí hậu, thời tiết đối với từng loài cụ thể, đặc biệt đối với côn trùng bộ cánh cứng gây hại các loài cây trồng nông lâm nghiệp, việc biết được các đặc điểm về chúng sẽ xác định được thời điểm phát dịch, điều này rất có ích trong việc chủ động phòng trừ sao cho hợp lý.

Công việc điều tra giám sát các loài côn trùng bộ cánh cứng phải tiến hành một cách khoa học, toàn diện mới có thể đem lại kết quả cao; cần kết hợp điều tra thực tế với kế thừa các nguồn tài liệu có liên quan, việc lập tuyến điều tra phân bố đều trên khu vực, trên các dạng sinh cảnh khác nhau và điều tra ở tất cả các mùa, các ngày trong năm. Các nội dung cần thiết cần điều tra:

- Điều tra thu thập mẫu vật, xác định thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng, chủ yếu là pha trưởng thành.

- Điều tra mồi bẫy, xác định các loài cây, các loài sinh vật khác được các côn trùng bộ cánh cứng sử dụng làm thức ăn, đặc biệt là pha trưởng thành.

- Điều tra nơi cư trú của các loài côn trùng bộ cánh cứng.

- Điều tra xác định ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, đặc điểm lâm phần tại khu vực điều tra đối với từng loài côn trùng bộ cánh cứng.

Ngoài ra cũng có thể thu thập về điều kiện sinh vật học, sinh thái học của các loài bằng cách đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trang trại nhân nuôi các loài côn trùng bộ cánh cứng cùng với việc tạo nơi cư trú, nuôi trồng các loài cây thức ăn và nhân nuôi các loài sinh vật hay côn trùng khác là thức ăn cho các loài côn trùng bộ cánh cứng.

Dựa vào kết quả phỏng vấn cho thấy người dân nơi đây chưa đánh giá được đúng tầm quan trọng và giá trị thực sự của các loài côn trùng bộ cánh cứng, ngoài việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân vấn đề quan trọng đặt ra là làm thế nào để thu hút sự quan tâm, ủng hộ của người dân trong việc nhân nuôi các loài côn trùng bộ cánh cứng có giá trị kinh tế để vừa nâng cao thu nhập vừa góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Yêu cầu đặt ra là trước hết phải tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó khuyến khích, hướng dẫn kỹ thuật nhân nuôi, chăm sóc đến với người dân, một khi đã có thị trường tiêu thụ và nắm được các kinh nghiệm kỹ thuật trong nhân nuôi người dân sẽ không còn e ngại, nghi ngờ về giá trị mà các loài côn trùng bộ cánh cứng có thể đem lại. Lúc đó chính họ sẽ là những người trực tiếp tham gia vào công tác bảo tồn thành phần loài, đảm bảo đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã phỏng lái huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 67 - 68)