Qua biểu 4.12 và biểu đồ hình 4.6 cho thấy ở độ cao từ 700m đến 800m có tỉ lệ số lượng loài lớn nhất với 69.6%, sau đó giảm dần theo độ cao. Khu vực có độ cao từ 700m đến 800m có diện tích rộng lớn, một phần diện tích là rừng tái sinh sau nương rẫy, nhưng phần lớn là khu vực canh tác nông nghiệp như lúa, ngô, sắn... cùng một số cây ăn quả khác. Nói chung khí hậu và nguồn thức ăn ở đai này có nhiều ưu đãi cho sự sinh trưởng và cư trú. Tại đai có độ cao từ 800m trở lên, nhiệt độ ở đây không chênh lệch lắm tuy nhiên sự phong phú về loài cây và nguồn thức ăn của côn trùng thấp hơn so với đai thấp do đó đã ảnh hưởng không có lợi cho đời sống của côn trùng nên phân bố của các loài côn trùng theo hướng giảm dần từ đai thấp lên đai cao.
4.2.5. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường tới sự xuất hiện các loài côn trùng bộ cánh cứng. cánh cứng.
Qua hai đợt điều tra: đợt 1 vào mùa hè, đợt 2 vào mùa xuân, xác định được số lượng loài xuất hiện trong hai mùa ở biểu sau:
Biểu 4.13: Sự biến động số lƣợng loài thu đƣợc tại khu vực nghiên cứu
Đợt điều tra Mùa hè
(5/7/2013 đến 5/8/2012) Mùa xuân (15/2/2013 đến 15/3/2013) Số loài 14 18 Tỷ lệ % Loài 43.8 56.2 69.6 17.4 13 700 – 800 m 801 – 900 m > 900 m % loài
Sự biến động số loài theo mùa được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ sau:
Hình 4.7: Biểu đồ biến động của các loài côn trùng bộ cánh cứng theo mùa
Qua biểu 4.13 và hình biểu đồ 4.7 cho thấy mùa xuân có số lượng loài lớn hơn mùa hè một mặt là do mùa xuân có thời tiết nắng ấm, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp với đặc điểm sinh thái học của nhiều loài côn trùng; mặt khác trong mùa xuân các loài thực vật đâm chồi nảy lộc tạo cành non, lá non làm nguồn thức ăn, sự xuất hiện các loài sâu dịch hại cũng là điều kiện thuận lợi cho các loài thiên địch xuất hiện, còn về mùa hè các loài côn trùng bộ cánh cứng chủ yếu ở giai đoạn sâu non. Do đó mùa xuân có sự xuất hiện của các loài côn trùng bộ cánh cứng nhiều hơn mùa hè.