Các loài có vai trò làm chất chỉ thị, làm thức ăn

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã phỏng lái huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 60 - 63)

Các loài côn trùng bộ cánh cứng đóng vai trò làm chất chỉ thị chủ yếu có ý nghĩa đối với công tác phòng trừ trong sản xuất, loài này gây hại và chỉ xuất hiện ở sinh cảnh tre nứa vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, do đó nắm được đặc tính chỉ thị này để đưa ra các biện pháp phòng trừ vòi voi nhằm hạn chế ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của các cây tre, nứa sau này.

Một số loài côn trùng bộ cánh cứng còn được dùng làm thực phẩm như bọ hung, vòi voi…

4.4. Giá trị và tình trạng tài nguyên côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu. nghiên cứu.

Sau quá trình tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 68 hộ gia đình trong 14 bản trên địa bàn toàn xã, tôi đã thu được một số chỉ tiêu để đánh giá về giá trị và tình trạng tài nguyên côn trùng bộ cánh cứng như sau:

Biểu 4.16: Mức độ bắt gặp các loài côn trùng bộ cánh cứng của ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu

STT Chỉ tiêu Phần trăm (%)

1 Thỉnh thoảng 44.1

2 Bình thường 39.7

3 Thường xuyên 14.7

4 Không gặp 1.5

Nhìn chung mức độ bắt gặp các loài côn trùng của người dân là khá nhiều, tỉ lệ bắt gặp chúng là cao. Nguyên nhân một phần là do người dân trong xã sống gần rừng trong quá trình sinh hoạt sản xuất tác động trực tiếp vào rừng nên đã bắt gặp nhiều loài côn trùng bộ cánh cứng, một phần là do đặc tính sinh học – tính xu quang của côn trùng, nhiều hộ gia đình khi trả lời phỏng vấn bắt gặp nhiều loài côn trùng bộ cánh cứng bay vào nhà vào ban đêm như các loài xén

tóc, bọ hung, cà niễng… Điều đó cho thấy sự phong phú, đa dạng về số lượng và thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng nơi đây.

Biểu 4.17: Mức độ đa dạng về màu sắc của các loài côn trùng bộ cánh cứng.

STT Chỉ tiêu Phần trăm (%) 1 Đa dạng 70.6 2 Đỏ 8.8 3 Đen 23.5 4 Vàng 4.4 5 Nâu 16.2 6 Tím 2.9

Kết quả ở bảng số liệu 4.17 cho thấy màu sắc cảu các loài côn trùng bộ cánh cứng rất phong phú, 70.6% người dân khi trả lời phỏng vấn cho rằng các loài côn trùng bộ cánh cứng họ bắt gặp có ít nhất từ 3 màu sắc trở lên, chỉ tiêu này chiếm số lượng lớn nhất, tiếp đến là các loài có màu đơn sắc như màu đen chiếm 23.5%, màu nâu chiếm 16.2%, các loài có màu sắc sặc sỡ như màu đỏ, màu vàng, màu tím chiếm số lượng ít hơn. Sở dĩ có sự khác biệt về màu sắc như vậy là do phần lớn các loài côn trùng bộ cánh cứng không có khả năng thay đổi màu sắc cơ thể khi điều kiện môi trường sống thay đổi, ngoài ra nhiều loài côn trùng bộ cánh cứng hoạt động chủ yếu vào ban đêm, ban ngày chúng thường lẩn trốn, ít di chuyển do đó để phù hợp với việc ngụy trang trốn tránh kẻ thù cũng như để săn mồi chúng thường đơn sắc và có màu tối.

Biểu 4.18: Mức độ đa dạng về kích thƣớc của các loài côn trùng bộ cánh cứng

STT Chỉ tiêu Phần trăm (%)

1 To 51.5

2 Nhỏ 75

Kích thước cơ thể giữa các loài cũng có sự khác nhau cho thấy sự đa dạng về kích thước, tuy nhiên sự phân chia kích thước to nhỏ chỉ mang tính chất tương đối vì những loài khác nhau có kích thước cơ thể là khác nhau để phù hợp

với điều kiện sống, sự bay lượn và tìm kiếm thức ăn. Chẳng hạn như một số loài bọ hung có kích thước cơ thể lên tới 80 mm, còn loài bọ rùa có kích thước rất nhỏ chỉ từ 1 – 10 mm.

Biểu 4.19: Giá trị của các loài côn trùng bộ cánh cứng

STT Chỉ tiêu Phần trăm (%)

1 Kinh tế 0

2 Sinh thái 45.6

3 Sinh học 50

4 Giá trị khác 13.2

Qua biểu 4.19 cho thấy giá trị côn trùng bộ cánh cứng đối với người dân nơi đây chiếm đại đa số về chỉ tiêu giá trị sinh học và sinh thái, cụ thể sinh học chiếm 50%, sinh thái chiếm 45.6%. Kết quả trên cho thấy người dân qua quá trình tiếp xúc và trực tiếp tác động đã nắm được được đặc tính sinh học, sinh thái của các loài côn trùng bộ cánh cứng, mặt khác cũng nhận thức được tầm quan trọng của chúng trong vấn đề đa dạng sinh học và cân bằng sinh học của mỗi hệ sinh thái. Riêng chỉ tiêu về kinh tế 100% người dân được phỏng vấn chưa từng sử dụng các loài côn trùng bộ cánh cứng vào mục đích trao đổi, mua bán cũng như chưa hề có dự định kinh doanh phát triển kinh tế nhờ việc nuôi bộ cánh cứng. Đây thực sự là một vấn đề mới mẻ đối với người dân nơi đây, cũng dễ hiểu khi trình độ dân trí của người dân chưa cao, chưa nhận thức được những giá trị về kinh tế mà côn trùng bộ cánh cứng có thể mang lại, đặc biệt là chưa có thị trường. Do vậy thu nhập của người dân từ nguồn lợi của các loài côn trùng bộ cánh cứng là chưa hề có, việc nghiên cứu ứng dụng các biện pháp nhằm đầu tư khuyến khích người dân kinh doanh, nhân nuôi các loài có giá trị kinh tế đồng thời tạo thị trường tiêu thụ là điều rất cần thiết.

Biểu 4.20: Vai trò của các loài côn trùng bộ cánh cứng STT Chỉ tiêu Phần trăm (%) 1 Thẩm mĩ 7.4 2 Chỉ thị 10.3 3 Thụ phấn 70.6 4 Vai trò khác 19.1

Qua biểu số liệu 4.20 cho thấy vai trò thụ phấn được người dân biết tới là nhiều nhất chiếm tới 70.6%, cao hơn hẳn các chỉ tiêu chất chỉ thị, thẩm mĩ. Nơi đây có dạng địa hình đồi núi chiếm 85% tổng diện tích toàn xã, có khí hậu thuận lợi, thực vật đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng nói chung và côn trùng bộ cánh cứng nói riêng thực hiện vai trò thụ phấn, cây cà phê là một trong những loài cây trồng chủ lực phân bố trên toàn diện tích của xã, thông qua thụ phấn mà côn trùng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản, quyết định một phần năng suất cây trồng. Vai trò thẩm mĩ và chỉ thị cũng được một số ít người dân nhắc tới, về vai trò chỉ thị chiếm 10.3% đây là chỉ tiêu có ý nghĩa trong việc phòng trừ các loài côn trùng bộ cánh cứng gây hại trong sản xuất.

Nhìn chung qua quá trình điều tra phỏng vấn có thể thấy được người dân nắm khá rõ về giá trị và vai trò của các loài côn trùng bộ cánh cứng tuy nhiên chưa thấy được tiềm năng phát triển kinh tế của chúng, đây là điều đáng tiếc do đó mục tiêu đặt ra đó làm thế nào để vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình vừa góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã phỏng lái huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 60 - 63)