Đa dạng của các loài côn trùng bộ cánh cứng theo trạng thái sinh cảnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã phỏng lái huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 49 - 54)

Mỗi loài côn trùng bộ cánh cứng có những đặc điểm sinh học khác nhau do đó chúng thích nghi với các dạng môi trường sống cụ thể, có những loài thích nghi được với nhiều dạng sinh cảnh nhưng cũng có loài chỉ sống được ở một số dạng sinh cảnh nhất định. Qua quá trình điều tra nghiên cứu và thu được kết quả như sau:

Biểu 4.9: Phân bố các loài côn trùng bộ cánh cứng theo các dạng sinh cảnh Họ Sinh cảnh SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6 SC7 SC8 Scarabaeidae * * * ** ** Curculionidae * * * Lucannidae * Dytiscidae * Hydrophilidae * Cerambycidae ** * Carabidae * * * Elateridae * Coccinelidae * Chrysomelidae * * Tổng họ 3 2 2 1 1 4 5 2 Tổng loài 3 4 5 1 2 10 11 2 % loài 7.9 10.5 13.2 2.6 5.2 26.3 28.9 5.2

Sự phân bố của các loài côn trùng bộ cánh cứng được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ sau đây:

Hình 4.4: Biểu đồ phân bố của các loài côn trùng bộ cánh cứng theo các dạng sinh cảnh

Kết quả từ biểu 4.9 và biểu đồ hình 4.4 cho thấy các loài côn trùng bộ cánh cứng tập trung nhiều nhất ở 2 dạng sinh cảnh (SC) số 6, 7. Có hai sinh cảnh trên 10% là SC2 và SC3 còn lại SC1, SC4, SC5, SC8 có số lượng loài thấp hơn. Từ đó có thể kết luận rằng các sinh cảnh khác nhau thì số lượng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng cũng khác nhau. Cụ thể là: Ở SC7 có tỉ lệ phần trăm các loài côn trùng bộ cánh cứng là lớn nhất với 28.9%, đây là sinh cảnh rừng thứ sinh ít bị tác động có đặc điểm đa dạng về thành phần loài cây, có nguồn thức ăn dồi dào các hệ sinh thái trong sinh cảnh này đa dạng, nhiệt độ và độ ẩm của các hệ sinh cảnh này tương đối ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển nên các loài côn trùng bộ cánh cứng ở dạng sinh cảnh này đa dạng về thành phần loài hơn các sinh cảnh khác. SC6 có tỉ lệ phần trăm loài lớn thứ hai với 26.3%, đây là sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy, loại sinh cảnh này chủ yếu là các loài cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, thành phần loài cây đa dạng, có nguồn thức ăn để lại sau khai thác lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng bộ cánh cứng có thể thích nghi được để tìm kiếm thức ăn, nơi cư trú và sinh sản. Phần lớn các loài xuất hiện ở 2 dạng sinh cảnh này là các loài thuộc các họ Scarabaeidae, Cerambycidae.

Ở SC3 số lượng loài đứng thứ 3 sau SC6 và SC7, sinh cảnh này chủ yếu là ngô, đây là loài cây trồng phân bố với diện tích rộng trên địa bàn toàn xã. Ngô thuộc họ hòa thảo (Gramineae) trong giai đoạn sinh trưởng cây chủ yếu có màu xanh, bộ rễ chùm, lá mọc thành hai dãy, trong quá trình điều tra nghiên cứu xác định được 3 trên tổng số 5 loài xuất hiện ở SC3 là các loài thuộc họ Coccinelidae (Họ Bọ rùa), đây được coi là loài thiên địch có ý nghĩa vì thức ăn của chúng là các loài sâu hại trên cây ngô; SC2 là sinh cảnh lúa nương, các loài côn trùng bộ cánh cứng cũng thường xuất hiện ở sinh cảnh này để tìm kiếm thức ăn. Các sinh cảnh còn lại là SC1, SC4, SC5, SC8 số lượng loài thuộc các dạng sinh cảnh này khá khiêm tốn, các sinh cảnh này chủ yếu là các loài thuộc loài chỉ thị chỉ xuất hiện ở một hay một số dạng sinh cảnh nhất định.

Qua đây cho thấy mức độ đa dạng của các loài côn trùng bộ cánh cứng phụ thuộc chặt chẽ vào sự đa dạng của các loài thực vật. Sự đa dạng của các loài thực vật, các hệ sinh thái rừng càng cao thì nguồn thức ăn, nơi ở càng nhiều nên thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng càng phong phú.

* Một số loài phân bố rộng có thể gặp ở hầu hết các dạng sinh cảnh, các loài đó được thể hiện ở biểu sau:

Biểu 4.10: Các loài côn trùng bộ cánh cứng bắt gặp ở nhiều dạng sinh cảnh

STT Tên loài Số sinh cảnh bắt gặp

1 Canthon vigilans 5/8 Sinh cảnh

2 Phanaeus triangularis 3/8 Sinh cảnh

Kết quả ở biểu 4.10 cho thấy số loài bắt gặp ở nhiều dạng sinh cảnh là ít, chỉ có 2 loài có phân bố rộng, đó là loài Canthon vigilans và loài Phanaeus triangularis đều thuộc họ Scarabaeidae. Loài Canthon vigilans phân bố ở các sinh cảnh SC2, SC3, SC4, SC6, SC7; còn loài Phanaeus triangularis xuất hiện ít hơn ở các sinh cảnh SC2, SC6, SC7. Do có tập tính ăn bổ sung nên hai loài này xuất hiện ở nhiều dạng sinh cảnh để tìm kiếm thức ăn.

* Một số loài phân bố hẹp gặp ở một dạng sinh cảnh, các loài đó được thể hiện ở biểu sau:

Biểu 4.11: Các loài côn trùng bộ cánh cứng bắt gặp ở một dạng sinh cảnh duy nhất Họ Sinh cảnh SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6 SC7 SC8 Scarabaeidae 2 1 1 4 Curculionidae 2 1 1 Lucannidae 1 Dytiscidae 1 Hydrophilidae 1 Cerambycidae 3 1 Carabidae 1 1 Elateridae 2 Coccinelidae 3 Chrysomelidae 1 1 Tổng họ 3 1 2 1 4 5 2 Tổng loài 3 2 4 2 7 8 2 % loài 10.7 7.1 14.2 7.1 25 28.6 7.1

Từ biểu 4.11 cho thấy trong tổng số 10 họ côn trùng bộ cánh cứng điều tra được ở xã Phỏng Lái thì tất cả các họ đều có loài chỉ xuất hiện ở 1 dạng sinh cảnh. Trong đó họ Scarabaeidae có số lượng loài chỉ xuất hiện ở một dạng sinh cảnh nhiều nhất với 8 loài, tiếp đến là họ Curculionidae và Cerambycidae với 4 loài; họ Coccinelidae với 3 loài; họ Carabidae, Elateridae và Chrysomelidae có 2 loài và các họ còn lại đều có một loài chỉ xuất hiện ở 1 trạng thái sinh cảnh là Lucannidae, Dytiscidae, Hydrophilidae. Trong đó có 4 loài được coi loài chỉ thị đại diện cho một dạng sinh cảnh duy nhất, đó là các loài Cybister bengalensis

(SC1), Hydrophilus acuminatus (SC1), Cyrtotrachelus buqueti (SC5),

Hình 4.5: Biểu đồ các loài côn trùng bộ cánh cứng xuất hiện trong một dạng sinh cảnh duy nhất

Từ biểu đồ cho thấy SC6 và SC7 số lượng loài côn trùng bộ cánh cứng chỉ xuất hiện ở một dạng sinh cảnh là nhiều nhất, riêng ở SC4 không thấy xuất hiện loài nào. Nhưng do thời gian có hạn nên chưa thể nghiên cứu để xác định rõ điều này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã phỏng lái huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 49 - 54)