Kinh nghiệm trong vấn đề thu hồi đất và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển khu du lịch sinh thái tràng an tới thu nhập và việc làm của hộ nông dân trên địa bàn xã trường yên, huyện hoa (Trang 30 - 100)

thu nhập cho lao động nông thôn tại một số địa phương trong nước

 Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội (Ngô Thị Hà My, 2013)

- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho người lao động tại những khu vực có đất nông nghiệp bị thu hồi.

- Quy định với các doanh nghiệp có dự án sử dụng đất thu hồi ưu tiên sử dụng lao động tại địa phương.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất thông qua các lớp bồi dưỡng, phổ biến kiến thức.

- Thông qua các quỹ giải quyết việc làm, Thành phố thực hiện chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với lao động, hộ gia đình có đất canh tác bị thu hồi nhằm phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, tự tạo việc làm mới với các dự án kinh doanh nhỏ.

 Kinh nghiệm của Tỉnh Bắc Ninh (Theo Ngô Thị Hà My, 2013)

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển đô thị, làng nghề, KCN – CCN và đô thị vừa là giải pháp vừa là bước đi của quá trình CNH, HĐH của Tỉnh Bắc Ninh.

- Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho lao động ở những nơi thu hồi đất.

- Quy định các doanh nghiệp, các chủ dự án sử dụng đất thu hồi phải sử dụng lao động tại địa phương.

- Phát triển làng nghề truyền thống, cấp đất dãn dân, đất dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

 Kinh ngiệm của Tỉnh Vĩnh Phúc (Phan Thị Nhung, 2011)

- Làm tốt công tác hướng nghiệp, dạy nghề. Tỉnh Vĩnh Phúc đã sớm xây dựng đề án: “Dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất phát triển công nghiệp”

- Đối với những lao động bị thu hồi đất nhưng tuổi đã cao, khó chuyển đổi nghề, Tỉnh xác định hướng giải quyết và tạo việc làm tại chỗ.

- Giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.

 Bài học kinh nghiệm cho xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình Qua nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập khi thu hồi đất nông nghiệp của các địa phương trên, xã Trường Yên cần học tập những kinh nghiệm:

- Phát triển mở rộng các loại hình kinh tế thương mại, dịch vụ, TTCN, thu hút các đầu tư để tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất.

- Làm tốt công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư, đảm bảo cho người bị thu hồi đất có vốn để tổ chức tạo việc làm mới.

- Mở rộng quy mô, chất lượng và hình thức đào tạo nghề phù hợp với thực tiễn. Phát triển xã hội hóa việc đào tạo dạy nghề dưới nhiều hình thức trường nghề tư nhân, dạy nghề trong các cơ quan, xí nghiệp và truyền nghề tại các hộ gia đình. Từ đó, nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động giúp họ dễ đang tìm được công việc phù hợp hoặc tự tạo cho mình một nghề nghiệp chính đáng.

- Tạo việc làm tại chỗ cho những lao động tuổi đã cao, các lao động khó chuyển đổi nghề nghiệp bằng các hình thức phát triển các làng nghề truyền thống.

- Quy định và khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức đóng trên địa bàn có đất bị thu hồi ưu tiên sử dụng lao động địa phương bằng các cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp.

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Theo Địa Chí Xã Trường Yên năm 2010 cho biết Trường Yên nằm ở phía Bắc của của huyện Hoa Lư, cách trung tâm huyện Hoa Lư 5km, cách thành phố Ninh Bình 12km, có tổng diện tích tự nhiên 2140,01ha. Xã có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Gia Viễn

- Phía Đông giáp xã Ninh Hòa huyện Hoa Lư - Phía Tây giáp xã Gia Sinh huyện Gia Viễn

- Phía Nam giáp xã Ninh Hải , Ninh Xuân huyện Hoa Lư

Trường Yên là đơn vị hành chính đặc thù tiếp giáp với nhiều xã trong huyện, ngoài huyện, nên thuận lợi trong trao đổi hàng hoá và giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với các vùng lân cận.

Về địa hình, Trường Yên là xã miền núi có rừng và núi chiếm 43% diện tích đất tự nhiên, đất canh tác chiếm 32% xong chủ yếu là ruộng chiêm trũng, đất bằng, đầm lầy, mặt nước lẫn trong núi rừng không canh tác được chiếm 10%.

3.1.1.2 Nguồn tài nguyên

Theo đánh giá của “Đề án xây dựng nông thôn mới xã Trường Yên, huyện

Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2020” về các nguồn tài nguyên xã

cho thấy:

 Tài nguyên đất:

Xã Trường Yên có tổng diện tích đất tự nhiên là 2140,01 ha được chia thành hai mục đích chính là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Ngoài ra

xã còn có một phần đất chưa sử dụng.Mục đích sử dụng đất tự nhiên của xã được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp diện tích đất tự nhiên theo mục đích sử dụng của xã Trường Yên

Chỉ tiêu

Diện tích

(Ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 2140,01 100

I Đất nông nghiệp 1352,69 63,21

1.Đất trồng cây lâu năm 46,3 10,07

2.Đất trồng cây hàng năm 386,04 28,54

3.Đất lâm nghiệp 885 65,43

4.Đất nuôi trồng thủy sản 35,35 8,17 II Đất phi nông nghiệp 676,24 31,60

1.Đất nông thôn 53,9 7,79

2.Đất chuyên dùng 466,95 69,05

3.Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,56 0,08 4.Đất nghĩa trang, nghĩađịa 21,85 3,23 5.Đất sông suối và mặt

nước chuyên dùng 128,09 18,94

6.Đất phi nông nghiệp khác 4,89 0,72

III Đất chưa sử dụng 111,08 5,19

1.Đất bằng chưa sử dụng 82,03 73,84 2.Núi đá không có rừng cây 29,05 26,16

(Nguồn: phòng địa chính xã Trường Yên, 2010)

Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: xã Trường Yên có hệ thống sông ngòi tương đối, bao gồm hệ thống sông Hoàng Long, sông Chanh, sông Sào Khê và hệ thống kênh cấp II, III, nội đồng, đây là nguồn tài nguyên nước mặt khá dồi dào, thuận lợi cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và phục vụ đời sống dân sinh.

- Hiện tại nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của nhân dân trên địa bàn xã là dùng nước máy trên các sông, nhìn chung chất lượng nước đảm bảo, còn một số thôn chưa có nhà máy nước. Do đó trong giai đoạn tới cần xây dựng nhà máy nước nhằm khai thác những lợi thế sẵn có để phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Tài nguyên nhân văn

Hoa Lư nói chung và xã Trường Yên nói riêng là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời với nghề trồng lúa nước truyền thống.

Từ lâu người dân xã Trường Yên có truyền thống cần cù trong lao động, anh dũng trong đấu tranh chống phong kiến, chống giặc ngoại xâm, sáng tạo và thông minh trong xây dựng quê hương đất nước. Nếp sống văn hóa ngày càng được củng cố, các sinh hoạt, phong tục tập quán lành mạnh vẫn được nhân dân bảo tồn và phát triển.

Cảnh quan và môi trường

Cùng với việc dân số ngày càng đông, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh và ý thức bảo vệ môi trường của đại đa số người dân còn kém dẫn đến môi trường đất, nước, không khí đang dần bị ô nhiễm và có thể nghiêm trọng hơn nếu không có biện pháp bảo vệ tốt trong thời gian tới.

Việc sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp chưa hợp lý gây ra ô nhiễm môi trường đất, làm chai đất, có dấu hiệu thoái hóa và bạc màu.

Nguồn ô nhiễm không khí hiện nay chủ yếu từ 3 nguồn là hoạt động giao thông, hoạt động sinh hoạt dân cư trong khu vực và hoạt động của các lò đốt gạch.

Nhân lực

Năm 2010, dân số toàn xã có 11602 người . Người dân Trường Yên cư trú tại 16 xóm trên địa bàn xã.

- Tổng số hộ toàn xã có 3575 hộ. Trong đó:

+ số hộ phi nông nghiệp 2180 hộ chiếm 60% tổng số hộ. - Lao động, việc làm và thu nhập:

Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động cũng tăng theo hàng năm . Năm 2010 cả xã có 4783 người trong độ tuổi lao động, chiếm 41,22% tổng dân số toàn xã trong đó : lao động nông nghiệp 1159 người chiếm 25% lao động trong các cơ quan hành chính sự nghiệp 843 người chiếm 17,6% lao động thương mại dịch vụ 1245 người chiếm 26% lao động tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản 1500 người chiếm 31,4%. Số lao động được qua đào tạo khoảng 1428 người chiếm 29,85% số lao động.

Những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân không ngừng nâng cao, cơ cấu việc làm cũng có nhiều chuyển biến tích cực, lực lượng lao động tham gia vào các ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng. Tình trạng thiếu việc làm sau mùa vụ nông nghiệp giảm, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp nên việc đưa những ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao vào địa phương gặp nhiều khó khăn.

3.1.1.3 Đánh giá tiềm năng của xã

 Thuận lợi

Trường Yên là xã cách huyện Hoa Lư 5 Km và cách thành phố Ninh Bình 12Km về phía tây, có quốc lộ 12C chạy qua và tuyến đường 4 du lịch lên khu Tâm linh Chùa Bái Đính, bao bọc quanh xã là các sông rất thuận lợi cho giao thông , cả đường thủy và đường bộ

Kinh tế phát triển và đạt mức tăng trưởng khá, năng suất lúa năm sau luôn luôn cao hơn năm trước do nhân dân có truyền thống cần cù lao động, có phong trào thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật, có du lịch Cố đô Hoa Lư và du lịch sinh thái Tràng An, văn hóa xã hội có tiến bộ, đời sống nhân dân được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo.

An ninh chính trị trật tự an toàn xã hội ổn định, Quốc phòng địa phương vững mạnh.

Trong những năm qua xã Trường Yên đã và đang khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương để có bước phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực : kinh tế tăng trưởng khá, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân được củng cố và tăng cường, các hoạt động văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được ổn định và cải thiện nhiều mặt, an ninh chính trị và trật tự an toàn được giữ vững.

 Khó khăn

- Là xã cách xa trung tâm huyện, diện tích xã rộng nhất trong toàn huyện nhưng diện tích rừng đặc dụng chiếm khoảng 45%, dân cư phân bố theo tuyến đường ven núi và 16 thôn, khó hình thành các khu dân cư tập trung, điều này hạn chế trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

- Nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế chủ đạo trong phát triển kinh tế của xã, phát triển thương mại dịch vụ hạn chế, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nhân dân trong xã là chính.

- Lao động tuy dồi dào, nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn chưa cao, lao động dôi dư nhiều, việc bố trí tạo việc làm còn khó khăn.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế

Theo báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm kinh tế - xã hội của những năm gần đây cho thấy kinh tế của xã có những bước chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm thời kỳ 2005-2011 đạt 19,05%/năm. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 5,55%/năm; công nghiệp - xây dựng đạt 21,2%/năm; dịch vụ đạt 16%/năm.

Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế và Giá trị sản xuất xã Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình năm 2005-2010

Khối Ngành Cơ cấu kinh tế (%) Giá trị sản xuất (tỷ đồng)

2005 2010 2005 2010 Nông nghiệp 38,1 21,6 1,68 2,5 Công nghiệp - XD 22,5 24,2 1,26 2,6 Thương mại - DV 39,4 54,2 2,66 4,3

Nguồn: Phòng thống kê xã Trường Yên

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khối ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của xã năm 2005: Nông nghiệp chiếm 38,1%; Công nghiệp – xây dựng chiếm 225%; Thương mại dịch vụ chiếm 39,4%. Đến năm 2010, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 21,6%; Công nghiệp – xây dựng chiếm 24,2%; Thương mại dịch vụ chiếm 54,2%. Giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2005 đạt 5,6 tỷ đồng (Nông nghiệp 1,68 tỷ đồng,CN – XD, Thương mại – Dịch vụ 3,52 tỷ đồng). Năm 2010 tổng thu nhập xã Trường Yên đạt 9,5 tỷ đồng (Nông nghiệp 2,5 tỷ đồng; CN-XD, Thương mại - Dịch vụ đạt 7,0 tỷ đồng).

Nông nghiệp Trồng trọt

Hàng năm diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp bởi tốc độ phát triển của các điểm công nghiệp và khu du lịch. Tuy nhiên, xã đã tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, có sự chuyển đổi mạnh về cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hình thành các vùng chuyên canh trồng rau sạch, hoa tươi, cây ăn quả, chăn nuôi lợn siêu nạc, vịt siêu trứng….phục vụ nhu cầu nhân dân trong và ngoài huyện.

Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 là397,98 ha, năng suất đạt 110 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 43.777 tấn.

Chăn nuôi

Đàn gia súc, gia cầm trên toàn xã hiện có: đàn trâu bò 229 con, đàn lợn 3922 con, đàn gia cầm 21964 con. Hiện có 3 hộ nuôi nhím, 4 hộ nuôi thỏ.

Đa số các hộ chăn nuôi đã tích cực áp dụng các biện pháp khoa học vào chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Vì vậy trong những năm qua trên địa bàn xã không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Nuôi trồng thủy sản

Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn xã là 36,36 ha chủ yếu tận dụng diện tích các ao, thùng đào trong các hộ dân.

Mặc dù còn có những hạn chế, khó khăn nhất định, song đã có những tiến bộ trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, có giá trị kinh tế cao.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn

* Phát triển công nghiệp

Hiện nay trên địa bàn xã có Công Ty cổ phần gạch ngói sông Chanh , đã tạo việc làm cho trên 500 lao động.

* Tiểu thủ công nghiệp - ngành nghề nông thôn

Năm 2010, thực hiện chương trình dạy nghề cho nông dân nông thôn các cấp từ tỉnh, huyện, xã đã phối hợp với doanh nghiệp và các đoàn thể quần chúng tổ chức 3 lớp dạy nghề cho người nghèo và nông dân, phụ nữ, đã có 800 người tham gia nghề chở đò du lịch cho Hang Động Tràng An .

Tổng giá trị từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn trên địa bàn xã năm 2010 đạt 2,7 tỷ đồng.

Thương mại – dịch vụ

Hoạt động thương mại dịch vụ trong 5 năm qua phát triển khá nhanh và đủ các hình thức, loại hình dịch vụ như: kinh doanh xăng dầu, vật liệu xây dựng, vận tải, ăn uống, điện tử điện lạnh, buôn bán hàng tạp hoá, may mặc và các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh.

Hoạt động của các HTX nông nghiệp ngày càng tiến bộ. Tổ chức tốt 6 khâu dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, tăng cường công tác tuyên truyền và chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân.

Hoạt động du lịch trên địa bàn xã có nhiều chuyển biến tích cực, số khách tham quan du lịch ngày một tăng. Ngày càng nhiều doanh nghiệp xin thuê đất trên địa bàn xã để phát triển kinh doanh dịch vụ - thương mại. Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ năm 2010 đạt 4,3 tỷ đồng.

3.1.2.1 Tình hình đời sống xã hội * Thu nhập:

Thu nhập bình quân đầu người xã Trường Yên năm 2010 đạt 8 triệu đồng/

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển khu du lịch sinh thái tràng an tới thu nhập và việc làm của hộ nông dân trên địa bàn xã trường yên, huyện hoa (Trang 30 - 100)