Các hộ nông dân điều tra tại xã Trường Yên trước khi có dự án xây dựng CSHT khu DLST Tràng An xảy ra thì hầu hết họ sống dựa vào nghề trồng lúa hay sản xuất nông nghiệp, chỉ có một bộ phận rất nhỏ là lao động trong các
lĩnh vực khác như buôn bán, công nhân xây dựng, công nhân khu công nghiệp, và một số hoạt động khác. Giữa năm 2005 UBND xã Trường Yên có chính sách thu hồi đất nông nghiệp để hình thành khu du lịch sinh thái Tràng An, sau khi thu hồi đất nông nghiệp thì việc làm của các hộ nông dân là một trong những yếu tố có nhiều biến động nhất, đặc biệt là đối với những hộ nông dân mà trước nay họ chỉ quen với ruộng đồng và nông nghiệp là nguồn thu chính của họ. Nói đến sự tác động của thu hồi đất đến việc làm thì phải nói đến hai khía cạnh đó là sự biến động về cơ cấu lao động và sự biến động về nhóm ngành nghề.
a, Sự biến động về cơ cấu lao động trong các nhóm hộ điều tra
Khi ĐNN giảm sút về diện tích, khối lượng công việc nông nghiệp giảm xuống, LĐNN dư thừa lại xuất hiện nhu cầu tìm một công việc mới ngoài nông nghiệp. Có những hộ nông dân có phần đất nhường cho dự án, lao động trong các hộ này đều được ưu tiên tuyển chọn lao động để nhận vào làm việc trực tiếp cho dự án. Một thực tế là lao động ở 60 hộ điều tra vì nhiều lý do có thể như trình độ của người lao động đối với tùy từng công việc, độ tuổi của lao động… hay như chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với người lao động nên các doanh nghiệp khác trên địa bàn lại chưa thực sự có sức hút với lao động tại địa phương. Qua quá trình điều tra 60 hộ trên địa bàn xã Trường Yên cho thấy cơ cấu lao động có sự thay đổi khá rõ nét.
Bảng 4.10 Cơ cấu lao động trước và sau khi thu hồi đất của các hộ điều tra
Chỉ tiêu
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
Trước Sau Trước Sau Trước Sau
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
I. Tổng số LĐ 79 100 77 100 83 100 91 100 97 100 80 100
II. Tổng số LĐ có việc làm 75 94,9 77 100 79 95,2 91 100 90 92,7 80 100
1.LĐ nông nghiệp 62 82,6 35 45,5 61 77,2 38 41,7 68 75,5 25 31,2
2.LĐ phi nông nghiệp 13 16,4 42 54,5 18 22,8 53 58,3 22 24,5 55 68,8
- Cán bộ, công chức 3 23,0 5 11,9 2 11,2 4 7,5 5 22,7 3 5,4
- Tiểu thương, buôn bán nhỏ 5 38,4 16 38,0 8 44,4 23 43,3 9 40,9 25 45,4 - công nhân doanh nghiệp, xí
nghiệp 15 35,7 4 22,2 18 33,9 6 27,2 20 36,3
- Học nghề 2 4,7 5 9,4 5 9,0
- Lao động khác 5 38,6 4 9,7 4 22,2 3 5,6 2 9,2 2 3,9
Nhìn vào bảng 4.9 cho ta thấy, về khía cạnh số lao động có việc làm thì cả trước và sau thu hồi không có sự khác biệt lớn, tỷ lệ lao động có việc làm trước và sau khi thu hồi đều hơn 90% thậm chí sau thu hồi ở cả ba nhóm hộ tỷ lệ có việc làm đều đạt 100%. Số lao động không có việc làm trước thu hồi ở mỗi nhóm hộ cũng rất ít, trung bình mỗi nhóm hộ chỉ có 5 lao động không có việc làm, chủ yếu những lao động này được xếp vào nhóm không có việc làm vì họ không có hứng thú với công việc đồng áng và cũng không tìm được công việc thích hợp, sau thu hồi thì cả ba nhóm hộ không có lao động nào không có việc làm. Như vậy có thể thấy mặc dù việc thu hồi đất đã lấy đi tư liệu sản xuất hay chính là việc làm, nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân nhưng lại tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho họ tiếp cận để chuyển đổi nghề nghiệp, góp phần làm giảm đi tỷ lệ thất nghiệp trong mặt bằng chung của toàn xã.
Vấn đề lao động có việc làm và thất nghiệp trước và sau thu hồi ta không thấy được sự biến đổi lớn. Nhưng xét về sự thay đổi cơ cấu lao động theo nhóm trước và sau khi mất đất có thể thấy, sau khi diện tích ĐNN nơi đây giảm xuống sự thay đổi được thấy rõ rệt và nó phụ thuộc vào mức độ mất đất ở các nhóm hộ. Cụ thể là: Số lao động nông nghiệp trong cả 3 nhóm hộ điều tra đều có xu hướng giảm xuống, số lao động phi nông nghiệp sau thu hồi tăng gần gấp đôi so với trước khi thu hồi. Nguyên nhân chủ yếu do thu hồi đất đã làm cho các hộ thiếu đất sản xuất dẫn tới thiếu việc làm và dư thừa lao động trong nông nghiệp, số lao động mất tư liệu sản xuất nông nghiệp phải chuyển sang các ngành nghề khác. Nhóm I có diện tích ĐNN mất ít nhất nhưng số lượng lao động dư thừa, chuyển sang lĩnh vực khác khá cao, lao số lao động nông nghiệp giảm từ 62 người (chiếm 82,6% số lao động có việc làm trước thu hồi) xuống còn 35 lao động (chiếm 25%) sau khi thu hồi đất, lao động phi nông nghiệp từ 13 người tăng lên 42 người nghĩa là tăng từ
16,4% lên 54,5% so với tổng số lao động có việc làm tại từng thời điểm, khi không còn là lao động nông nghiệp thì chủ yếu họ làm tiểu thương, buôn bán nhỏ, và làm công nhân cho các doanh nghiệp xí nghiệp.
Sang nhóm II, diện tích ĐNN của nhóm này mất nhiều hơn nhóm I nên cơ cấu lao động trong nông nghiệp giảm xuống thấp hơn nhóm I còn là 41,7% và lượng lao động phi nông nghiệp tăng từ 22,8% lên 58,3% hay tăng từ 18 lao động lên 53 lao động, lượng lao động dịch chuyển này họ bị cũng thu hút bởi các công việc như tiểu thương, buôn bán nhỏ; công nhân doanh nghiệp, xí nghiệp.
Ở nhóm III, nhóm các hộ mất đất trên 70% ĐNN, số lao động nông nghiệp trong nhóm giảm mạnh, từ 75,5 % xuống còn 31,2% so với tổng số lao động có việc làm tại từng thời điểm. Lao động phi nông nghiệp tăng từ 22 lao động lên 55 lao động, và cũng như hai nhóm hộ trên thì các lao động dịch chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp này tập trung vào nhóm nghề làm buôn bán nhỏ; công nhân doanh nghiệp, xí nghiệp. Tuy là nhóm hộ có tỷ lệ mất đất nông nghiệp nhiều nhất nhưng cơ cấu về lao động trước và sau khi thu hồi không sự chênh lệch lớn so với hai nhóm hộ trên.
Qua bảng cũng có thể dễ nhận thấy rằng tỷ lệ lao động dịch chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp chủ yếu làm tiểu thương buôn bán nhỏ, và công nhân chiếm phần nhiếu ở cả ba nhóm. Như vậy với số tiền đền bù sau thu hồi đất các hộ nông dân có xu hướng đầu từ vào các ngành nghề có tính đơn giản, không yêu cầu bằng cấp và trình độ như: bán hàng hóa, dịch vụ ăn uống, trở đò cho khách tham quan du lịch, công nhân nhà máy xi măng...Độ tuổi bình quân của các chủ hộ điều tra là những lao động cao tuổi nhất trong hộ chỉ trong khoảng từ 47 – 49 tuổi chứng tỏ rằng tổng số lao động trong 60 hộ điều tra nằm ở giữa độ tuổi lao động nên còn nhiều sức khỏe, dễ học hỏi tiếp thu do đó họ tiếp cận với các cơ hội việc làm sau khi bị thu hồi đất khá dễ dàng.
b, Sự biến động về cơ cấu nhóm ngành nghề của các nhóm hộ điều tra
Sự thay đổi công việc của lao động dẫn đến sự thay đổi về nghành nghề chung của hộ. Qua sự biến động về cơ cấu lao động cũng có thể nhận thấy khái quát được rằng hoạt động kinh tế chính của các nhóm hộ điều tra sau khi thu hồi có xu hướng chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang các ngành thương mại dịch vụ và xây dựng vận tải. Nhìn chung cả ba nhóm hộ điều tra đều có sự chuyển đổi nhóm ngành khá tương đồng mặc dù có diện tích đất thu hồi khác biệt dẫn đến sự tác động của việc thu hồi đất đến cơ cấu lao động là khác nhau, lý do có sự tương đồng này bởi sau khi dự án được hoàn thành thì tạo ra nhiều cơ hội việc làm đem lại thu nhập khá hơn so với việc sản xuất nông nghiệp do đó kể cả hộ bị thu hồi ít đất hay nhiều đất đều bị thu hút bởi các công việc của nhóm ngành nghề khác đặc biệt là TM – DV. Biểu đồ dưới đây cho thấy rõ nét hơn sự biến động thực trạng ngành nghề lao động của hộ gia đình sau quá trình thu hồi đất.
Đvt: %
Qua biểu đồ trên cho thấy việc thu hồi đất làm thay đổi cơ cấu tất cả các nhóm ngành nghề, hầu hết các tỷ trọng việc làm trong các nghành đều có xu hướng tăng lên chỉ có ở ngành nông nghiệp giảm. Sự thay đổi rõ nhất là ở ngành nông nghiệp và TM – DV cụ thể là trước khi thu hồi thì 73,4% các hộ nông dân trong ba nhóm hộ điều tra hoạt động kinh tế chính trong ngành nông nghiệp, nhưng sau khi thu hồi thì tỷ lệ này còn khá thấp là 39,4% có nghĩa giảm tới 34%, biến động tăng nhiều nhất là ở nhóm ngành nghề TM – DV, sau khi thu hồi số hộ chuyển sang hoạt động kinh tế ở nhóm ngành này tăng 23,73%, tỷ lệ tăng này là đại bộ phận các hộ từng hoạt động sản xuất nông nghiệp chuyển dịch sang. Ở các nhóm ngành còn lại sau khi thu hồi đều có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể, lĩnh vực XD – Vận Tải tăng 5,4%, lĩnh vực công nghiệp chỉ tăng 3,5% so với trước khi thu hồi, còn lại các hoạt động kinh tế ở các lĩnh vực khác tăng 1,3%. Như vậy có thể thấy rằng các lao động, các hộ gia đình sau khi thu hồi đã và đang cố gắng tìm cho mình được những công việc có tính ổn định thu nhập hơn so với các công việc đồng ánh trước đây. Tuy nhiên đây chỉ là con số mang tính tổng quan chung. Đời sống và việc làm của lao động có ổn định hay không còn liên quan tới các vấn đề như: Tính chất công việc, thu nhập, chi tiêu, thực trạng lao động.
c, Đánh giá của các hộ điều tra về việc làm sau thu hồi đất
Để đánh giá những ý kiến của các hộ điều tra về việc làm của họ sau khi thu hồi đất, tôi đã đưa ra những câu hỏi nhằm vào khía cạnh về cơ hội việc làm, tính chất công việc, và độ hài lòng của họ đối với chính công việc của mình.
Bảng 4.11 Đánh giá của các hộ điều tra về cơ hội việc làm sau thu hồi
Phương án Số lượng %
Tăng lên 36 59,87
Giảm đi 8 13,33
Không thay đổi 15 25,00
Không trả lời 3 1,80
Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra
Khi đánh giá về cơ hội việc làm sau thu hồi, bảng trên cho thấy rằng đa số các hộ nông dân cho rằng việc thu hồi đất cho phát triển khu DLST Tràng An đã đem lại cho họ nhiều cơ hội việc làm hơn so với trước khi thu hồi người dân chỉ biết đến các công việc đồng áng, tỷ lệ đồng ý với phương án này chiếm 59,87% tổng số phiếu. Số hộ cho rằng cơ hội việc làm sau thu hồi đất chiếm 25%, và giảm đi là 13,33. Số ít các phiếu không nhận được câu trả lời là 3 phiếu chiếm 1,8%.
Khi nói đến tính ổn định của việc làm hiện tại của các hộ thì có 5 phiếu không trả lời, 26 phiếu cho rằng công việc hiện tại của họ ổn định, và 29 phiếu là không ổn định, ổn định ở đây nghĩa là công việc mà hộ được tham gia hàng ngày và không ổn định là thời gian họ tham lao động thất thường bất ổn định. Điều kiện làm việc được cải thiện hơn so với trước đây là ý kiến của 13 phiếu trong tổng số phiếu điều tra, còn đa số các ý kiên còn lại cho rằng điều kiện làm việc không thay đổi.
Bảng 4.12 Độ hài lòng về công việc hiện tại của các hộ điều tra Phương án Số lượng % Rất hài lòng 0 0,00 Hài lòng 15 25,00 Không hài lòng 26 43,34 Bình thường 17 28,33 Không trả lời 2 3,33
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Khi được hỏi về độ hài lòng với công việc hiện tại, ý kiến không hài lòng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các phương án là 43,34%. Chỉ có 25% số phiếu hài lòng và không có chủ kiến là 28,33.
Như vậy các số liệu trến phản ánh được những đánh giá riêng của những nhóm hộ điều tra về sự tác động của thu hồi đất đến việc làm của họ đó là khi dự án XD khu DLST Tràng An đi vào hoạt động đã đem lại cho họ khá nhiều những cơ hội việc làm không chỉ trực tiếp trong dự án mà còn, mà còn những tác động khách quan bên ngoài ví dụ như Tràng An trở thành khu du lịch tiềm năng đã thu hút rất nhiều khách tham quan từ mọi nơi góp phần cho những ngành nghề về DV – TM phát triển mạnh mẽ, nghề TTCN truyền thống của xã là nghề thêu cũng nhờ đó mà được khách du lịch biết đến làm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên những cơ hội việc làm chưa thật sự có tính ổn định và chỉ mang tính chất tạm thời theo đánh giá của đa số các hộ điều tra. Một phần tồn tại là do trình độ lao động của người lao động trong các hộ bị thu hồi vẫn chưa đạt được những con số đáng mừng, tỷ lệ lao động phổ thông không cao và trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ rất thấp do đó khả năng tham gia những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao có tính ổn định và thu nhập cao, và một phần là bị hạn chế bởi những công việc theo sát với khu du lịch này thì lại phụ thuộc vào tính chất mùa vụ thu hút khách du lịch. Từ đó
có rất nhiều phiếu tỏ ra không hài lòng với việc làm mà họ đang lao động nên đa các hộ còn mong muốn tìm được những công việc ổn định và có thu nhập cao hơn, điều đó cần có sự quan tâm đúng mực từ phía chính quyền địa phương nhằm giải quyết hợp lý hơn vấn đề việc làm cho họ trong tương lai.