a, sự biến động về thu nhập của các hộ điều tra
Trong phần này, để đánh giá chính xác các nguồn thu thường xuyên của hộ, chúng tôi đã không tính đến các khoản thu bất thường của hộ như: tiền đền bù đất hay tiền bán đất, tránh làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Thu nhập của hộ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và khi hộ nông dân mất đất thì sự ảnh hưởng chủ yếu là do thay đổi cơ cấu ngành nghề sản xuất. Do đó, sự tăng giảm thu nhập của hộ trước và sau khi mất đất được phản ánh rõ nét qua sự thay đổi của cơ cấu lao động và việc làm của hộ.
Thu nhập của hộ bao gồm các nguồn thu khác nhau: thu nhập từ nông nghiệp trong đó có ngành trồng trọt, chăn nuôi. Thu từ ngành nghề PNN gồm có thu từ dịch vụ thương mại chủ yếu là bán hàng tạp hóa, bán hàng TTCN, kinh doanh nhỏ tại khu du lịch hay tại gia đình hoặc thành lập doanh nghiệp kinh doanh PNN phục vụ đời sống hàng ngày của người dân tại địa phương và lương, ngoài ra hộ còn có nguồn thu khác như từ tiền gửi tiết kiệm ngân hàng, hay làm thuê… Sau khi có chính sách thu hồi đất của Nhà nước thì đã góp phần nhiều hơn và việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển hơn. Điều này được thể hiện dưới bảng 4.13
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến thu nhập các nhóm hộ điều tra
ĐVT: Triệu đồng/hộ/tháng
Chỉ tiêu
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Trước Sau SS(%) SS(lần) Trước Sau SS(%) SS(lần) Trước Sau SS(%) SS(lần) Bình quân TNBQ hộ/tháng 4,18 5,35 +29,9 +1,28 3,5 5,11 +46 +1,46 3,34 6,14 +83,83 +1,83 TNBQ LĐ/tháng 1,05 1,38 +31,42 +1,31 0,77 1,13 +46,75 +1,47 0,83 1,54 +85,54 +1,85 Phân loại nguồ n thu 1. Thu từ NN 2,98 2,29 -23,15 -0,23 2,19 1,53 -30,13 -0,30 2,02 1,32 -34,65 -0,34 - Trồng trọt 1,77 0,89 1,95 0,72 1,31 0,71 - Chăn nuôi 1,21 0,5 8 0,24 0,8 2 0,71 0,61 2. Thu từ dịch vụ, thương mại 0,64 1,42 +121,87 +2,21 0,78 1,51 +93,59 +1,94 0,74 2,49 +236,48 +3,36 3. Lương 0,46 1,01 +119,56 2,19 0,37 1,0 8 +191,89 +2,91 0,37 1,33 +259,46 +3,59 4. Nguồn thu khác 0,10 0,63 +530,0 +6,3 0,16 0,99 +518,75 +6,19 0,21 1,0 0 +376,19 +4,76
TNBQ hộ/tháng ở cả 3 nhóm hộ điều tra đều có xu hướng tăng lên sau khi thu hồi đất. TNBQ hộ/tháng tăng lên nhiều nhất ở nhóm hộ III là nhóm hộ bị thu hồi đất nhiều nhất với mức tăng 83,83% sau thu hồi hay thu nhập đã tăng gần gấp đôi so với trước thu hồi, bình quân thì 1 LĐ ở nhóm này có TN là 1,54 triệu đồng/tháng tăng 0,71 triệu đồng. Thu nhập thay đổi ít nhất là ở nhóm I nhóm có diện tích đât thu hồi ít nhất, TNBQ/hộ/tháng sau thu hồi tăng 29,9% hay là tăng 1,17 triệu động so với trước thu hồi, trước thu hồi 1 LĐ có thu nhập 1,05 triệu/tháng sau thu hồi tăng lên 1,38 triệu/tháng. Và ở nhóm II cũng có mức tăng tương đối cao, TNBQ/hộ/tháng tăng 46% so với trước thu hồi, TNBQ/LĐ/tháng tăng 46,75% hay tăng 0,36 triệu đồng/LĐ, thu nhập bình quân 1 LĐ của nhóm thấp hơn so với 2 nhóm còn lại co thể do số lượng LĐ ở nhóm cao nhất và việc làm có hiệu quả thu nhập không cao. Nguồn thu của các nhóm hộ đều thể hiện ở các khoản thu sau:
- Thu từ nông nghiệp: Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, nguồn thu từ nông nghiệp của cả ba nhóm hộ có xu hướng giảm. Nhóm III là nhóm có phần diện tích thu hồi nhiều nhất nên thu nhập từ nông nghiệp cũng có tỷ lệ giảm cao nhất với mức thu từ 2,02 triệu đồng/tháng xuống 1,32 triệu đồng/ tháng tương ứng với mức giảm là 34,65%. Bên cạnh đó, mức giảm thu nhập từ NN của nhóm I là ít nhất chỉ với 23,15%, và nguồn thu từ NN của nhóm vẫn được coi có nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ gia đình. Ở nhóm II nguồn thu từ nông nghiệp giảm 30,13% và nguồn thu nhập từ ngành nghề vẫn khá quan trọng đối với nhóm hộ II. Trong nguồn thu từ NN, có nguồn thu từ trồng trọt, chăn nuôi. Nguồn thu từ trồng trọt của cả ba nhóm hộ đều giảm đi khá nhiều so với trước khi thu hồi bởi thu nhập từ việc trồng lúa ngày càng không mang lại hiệu quả cao nên người dân không đầu tư nhiều
ngày thậm chí còn không đủ do mất mùa, thiên tai, hạn hán, chuôt bọ, sâu bệnh. Do việc trồng trọt mang lại thu nhập vừa thấp lại còn rất vất vả nên các hộ điều tra có xu hướng chuyến dân chuyển dần sang chăn nuôi.
- Thu từ dịch vụ, thương mại: Như đã phân tích ở bảng trên, nhóm III là nhóm đầu tư vốn nhiều nhất cho sản xuất kinh doanh dịch vụ và thương mại nên nhóm này có nguồn thu từ dịch vụ, thương mại lớn nhất với 2,49 triệu đồng/tháng tăng lên gấp 3 lần so với trước khi thu hồi là 0,79 triệu đồng/tháng. Nhóm I là nhóm có vốn đầu tư lớn thứ 2 cho dịch vụ thương mại nên thu nhập của nhóm này cũng tăng lên đáng kể với 121,87%. Nhóm II cũng có mức tăng là 0,78 triệu đồng/tháng lên 1,51 triệu đồng/tháng. Nhìn chung thì nguồn thu nhập từ kinh doanh dịch vụ, thương mại sau khi thu hồi mang lại nguồn thu tương đối lơn trong cơ cấu thu nhập của người dân.
- Thu từ lương: Họ là những công chức Nhà nước, hoặc những công nhân làm việc cho các công ty, doanh nghiệp Nhà nươc hay tư nhân, họ có nguồn thu từ lương hàng tháng. Nguồn thu này là thu nhập là ổn định nhất của các hộ gia đình, và cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách thu hồi đất. Do sau khi dự án hoàn thành thì lượng lao động được tuyển vào làm việc cho dự án khá nhiều nên cũng có những biến động đáng kể. Tiền lương hàng năm của các nhóm hộ có xu hướng tăng lên từ sau khi thu hồi đất, do các LĐ vào làm việc cho dự án được ăn lương hàng tháng, bổ sung vào thu nhập cho cả gia đình. Trong đó tỷ lệ tăng thu nhập từ lương ở nhóm III cao nhất là tăng gấp 3 lần so với trước khi thu hồi sở dĩ vì đây là nhóm hộ có số LĐ làm việc cho dự án nhiều nhất. Tiếp theo là nhóm I và nhóm II với số lương tăng cũng đáng kể lần lượt là tăng 0,55 triệu đồng/tháng và 0,73 triệu đồng/tháng so với trước khi thu hồi. Nhìn chung thu nhập từ lương của cả ba nhóm hộ sau thu hồi đều tăng lên nhưng không được coi là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình.
- Các nguồn thu khác: lãi gửi ngân hàng, tiền đi làm thuê, hoặc các khoản thu ngoài công việc làm thêm… cũng biến động không ổn định, do bản chất của nguồn thu này là không ổn định, trừ lãi gửi ngân hàng, ngoài ra các khoản thu khác thì hôm nay có thu nhập, chưa chắc ngày mai đã có. Do đó, nó là khoản thu nhập không được trông đợi nhiều nhất ở người dân.
Kết quả trên cho thấy, trước khi mất đất nguồn thu nhập chủ yếu của hộ gia đình là từ nông từ nông nghiệp. Nhưng tỷ trọng của nguồn thu này sau khi thu hồi đất giảm xuống (23,15%; 30,13%; 34,65% lần lượt với các nhóm hộ I, II, III). Thay vào đó tỷ trọng thu nhập từ các nhóm nghề TM-DV tăng, lương tăng. Tỷ trọng thu nhập từ các ngành khác cũng tăng lên đáng kể từ sau khi thu hồi đất.
Nếu xếp hạng theo mức độ quan trọng của nguồn thu thì trước khi thu hồi thì nông nghiệp là nguồn thu quan trọng nhất của hộ. Sau khi bị thu hồi đất nguồn thu này tuy vẫn chiếm phần lớn là do sự thích nghi của người dân còn chậm xong có phần sụt giảm. Ngược lại, những nguồn thu bấp bênh trước đây coi là ít quan trọng nhất nhưng sau khi đất bị thu hồi nguồn này trở thành nguồn thu nhập không thể thiếu của hộ nông dân.
Tóm lại, do có sự thu hồi đất nông nghiệp nên thu nhập của người dân cũng được nâng cao hơn cải thiện cuộc sống của khá nhiều gia đình. Họ có tiền đền bù đất nên có nhiều hương khoản để đầu tư vào kinh doanh dịch vụ, thương mại, giảm bớt sự vất vả khổ cực từ việc làm nông nghiệp. Từ đó, đời sống được cải thiện hơn.
b, Sự biến động vê việc chi tiêu của các hộ điều tra
Việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến ngành nghề sản xuất kinh doanh của hộ nông dân, do đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến các khoản chi của hộ. Chi của hộ bao gồm chi cho sản xuất, chi tiêu dùng và các khoản
xẩy ra quá trình thu hồi đất nông nghiệp? Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta tham khảo số liệu dưới bảng sau:
Bảng 4.14 Sự thay đổi chi tiêu của các nhóm hộ trước và sau thu hồi đất
ĐVT: Triệu đồng/hộ/tháng Các khoản chi
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Trước Sau SS(%) Trước Sau SS(%) Trước Sau SS(%) Ăn uống 0,87 1,33 52,87 0,6 1,41 135,0 0 0,67 1,46 117,91 Giáo dục 0,23 0,21 -8,69 0,25 0,36 44,0 0,21 0,26 23,81 Y tế 0,11 0,15 36,36 0,17 0,16 -5,88 0,15 0,1 8 20 Sinh hoạt khác 1,26 1,98 57,14 0,97 1,51 55,67 0,98 1,87 80,612 Đầu tư sản xuất 1,51 1,34 -11,26 1,34 1,13 -17,16 1,15 0,8
6
-25,27
Gửi tiết kiệm 0 0,1 5,00% 0 0,23 0 0 1,06 53,0
Chi khác 0,20 0,24 20 0,17 0,3
0
76,2 0,18 0,45 150,0
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Nhìn vào bảng tổng hợp số liệu ta có thể thấy rằng, các khoản chi tiêu của gia đình không tăng giảm đồng đều từ khi trước và sau thu hồi đất. Các khoản chi tiêu của hộ chủ yếu là đầu tư sản xuất sinh hoạt hàng ngày, ăn uống, giáo dục và chữa bệnh. Do xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu về tiêu dùng hàng ngày cũng tăng lên nhiều. Trong các khoản chi tiêu của 3 nhóm hộ trước khi thu hồi thì khoản chi cho đầu tư sản xuất là nhiều nhất, nhưng lại giảm đáng kể từ sau khi có chính sách thu hồi đất bởi trước khi thu hồi nguồn thu nhập chính chỉ trông chờ vào sản xuất nông nghiệp nên mỗi tháng thu nhập được bao nhiêu thì lại phải chi vào đầu tư sản xuất để tháng sau có thu nhập tiêu dùng, sau khi thu hồi thì chủ yếu chi phí đầu tư sản xuất của các hộ điều tra nhằm vào các vật dụng, sản phẩm phục vụ cho công việc kinh doanh, buôn bán. Trong đó nhóm hộ III có tỷ lệ giảm chi tiêu đầu tư
sản xuất cao nhất là 25,27%, sau đó đến các nhóm II và nhóm I với tỷ lệ giảm lần lượt là 17,16% và 11,26%.
Chi tiêu dùng: Đây là khoản chi thường xuyên không thể thiếu được trong mỗi hộ gia đình, các khoản chi như: Chi ăn uống, chi mua sắm tiêu dùng hàng ngày, chi cho giáo dục, y tế…mức chi này tuy không cao bằng chi sản xuất nhưng nó không thể thiếu được và nó phản ánh mức sống của hộ gia đình, qua bảng trên ta thấy các khoản chi tiêu của cá hộ sau thu hồi đều tăng khá cao(Nhóm I có tỷ lệ tăng là 48,588%, Nhóm II: 72,86%, Nhóm III: 87,56%). song điều đó chưa thể đánh giá được mức sống của các hộ gia đình có được cải thiện so với trước thu hồi hay không bởi trong xã hội ngày càng phát triển thì đồng tiền càng mất giá.
- Chi khác: Chi khác trong hộ nông dân thì rất nhiều các khoản chi như: đóng góp vào các quỹ, tiền đóng góp công ích, nghĩa vụ, tiền hiếu, hỷ … Các khoản chi này gần như chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong 3 khoản chi của hộ. Trước thu hồi bình quân nhóm II đạt mức trung bình/hộ là 0,17 triệu đồng/tháng, sau thu hồi tăng khoản chi này tăng 76,2% là 0,30 triệu đồng/tháng. Nhóm I có tỷ lệ tăng 20%, nhóm III tăng 150%. Qua bảng ta cho thấy rằng nhóm hộ có mức chi khác cao nhất trong 3 nhóm hộ là nhóm III.
- Gửi tiết kiệm: Khoản tiền gửi tiết kiệm cũng không có nhiều và không phải đồng bộ ở tất cả các hộ, chỉ có hộ nào có thu nhập cao và có hộ có các khoản để dành từ trước, hoặc những hộ gia đình chỉ có 1 đến 2 thành viên là những người già sống tách con cái, họ có lương hưu và tiền đền bù đất, không tiêu đến nhiều. Như bảng trên trước thu hồi cuộc sống còn rất nhiều khó khăn đối với đa số các hộ điều tra cho nên việc dư tiền hàng tháng để gửi tiết kiệm trở nên xa vời. Nhưng sau thu hồi, dường những công việc mới
dả để gửi tiếp kiệm tuy không nhiều nhưng đã là có. Theo số liệu cho thấy nhóm III có tỷ lệ gửi tiết kiệm cao nhất với trung bình 1,06 triệu đồng/hộ/tháng, Nhóm II 0,23 triệu đồng/hộ/tháng, nhóm I trung bình 1 hộ có 0,1 triệu đồng/tháng gửi tiết kiệm.
- Chi khác: Chi khác trong hộ nông dân thì rất nhiều các khoản chi như: đóng góp vào các quỹ, tiền đóng góp công ích, nghĩa vụ, tiền hiếu, hỷ … Các khoản chi này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong 3 khoản chi của hộ. Năm 2008 bình quân đạt mức trung bình/hộ là 5,21 triệu đồng. Đến năm 2010 bình quân đạt là 6.25 triệu đồng/hộ tăng 20,4%. Qua bảng ta còn cho thấy rằng nhóm hộ có mức chi khác cao nhất trong 3 nhẩt trong 3 nhóm hộ.
Như vậy thu hồi đất làm biến biến động về việc làm và thu nhập của các hộ dân tất yếu cũng ảnh hưởng đến sự chi tiêu của họ. Ta dễ nhận thấy rằng diện tích mất đât nông nghiệp của các nhóm hộ tương đồng các thay đổi về việc làm thu nhập. Nhóm II và nhóm II có là 2 nhóm có tỷ lệ mất đất nhiều nhất có sự thay đổi về việc làm lớn nhất dẫn đến thu nhập và chi tiêu của những hộ dân này biến động không hề nhẹ. Những biến động này có thể là biến động tích cứ bởi thu nhập và các khoản chi tiêu được cải thiện đáng kể.
c, Tình hình sử dụng tiền bồi thường của các hộ điều tra
Qua điều tra 60 hộ thu hồi đất, chúng tôi biết được nhiều thông tin về tình hình sử dụng tiền đền bù rất phong phú và đa dạng về hình thức. Điều đó được thể hiện dưới bảng sau.
Bảng 4.15 Phân bổ sử dụng tiền đền bù của nhóm hộ điều tra ĐVT: Triệu đồng/20 hộ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 SL % SL % SL % Mua săm đồ dùng sinh hoạt 31,4 5,83 55,21 6,44 111,21 7,89 Xây nhà, sửa nhà 141,75 26,30 213,43 24,9 361,54 25,66 Đầu tư cho sản xuất 200,67 37,23 215,44 25,13 361,4 25,65 Đầu tư cho con cái 45,67 8,47 125,46 14,63 150,98 10,7 Gửi tiết kiệm 106,55 19,75 157,67 18,39 305,69 21,70
Mua đất 0 0 66,93 7,80 87,9 6,26
Chi khác 12,95 2,40 23,01 2,70 19,73 1,40
Tổng tiền bồi
thường 538,99 100 857,15 100 1408,45 100
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Số tiền bồi thường được sử dụng nhiều nhất vào phần chi cho đầu tư sản xuất ở cả ba hộ (Nhóm I: 37,23%; nhóm II: 25,13%; Nhóm III: 25,65%). Nhóm I có tỷ lệ này cao nhất là do hiện tại họ vẫn còn đất để làm nông nghiệp nên họ tiếp tục đầu tư. Nhóm II và nhóm III ít hơn vì khi bị thu phần lớn họ chỉ biết đầu tư một phần vào kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ ở quanh địa bàn.
Mục đích xây dựng nhà cửa khá lớn với nhóm III số tiền sử dụng là 361,54 triệu đồng chiếm 25,65%, nhóm II sử dụng 215,44 chiếm 25,13%, ở nhóm lại có ít hộ xây sửa lại nhà cửa nên thấp hơn là 141,75%.
Gửi tiết kiệm vào ngân hàng có lẽ là một hình thức sinh lời an toàn ,