Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về giải quyết việc làm và nâng

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển khu du lịch sinh thái tràng an tới thu nhập và việc làm của hộ nông dân trên địa bàn xã trường yên, huyện hoa (Trang 28 - 30)

và nâng cao thu nhập sau khi bị thu hồi đất cho lao động nông thôn

Thành công về chính sách cải cách ruộng đất ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.. đã duy trì mức PTNN cao và ổn định trong nhiều năm.

* Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc vạch ra đường đỏ về đất đai đến năm 2020, đất dành cho nông nghiệp là 180 triệu mẫu. Đây là đất bờ xôi ruộng mật chỉ để phát triển nông nghiệp, không được xâm phạm nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Việc này được Quốc vụ thông qua thành luật. Trung Quốc có những vùng thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất, không hạn điền, giúp hình thành những trang trại lớn. Song thực sự trang trại đó không phải là những động lực chính để nông nghiệp phát triển mà nhờ chính sách tập trung và chính sách xây dựng doanh nghiệp đầu rồng về chế biến sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt cho người dân. Tất nhiên trong quá tình phát triển, nước này cũng không tránh khỏi các vấn đề bức xúc về đất đai, như có chia lại hay không, có nên tích tụ không? Một nơi đã thử nghiệm 80% đất chia lại, 20% để lại là đất tập thể.

Nhưng Trung Quốc có chính sách rõ ràng về đất đai. Khi thu hồi đất nông nghiệp của người dân làm các công trình công cộng, phúc lợi như nhà trẻ, mẫu giáo thì áp giá Nhà nước, còn giao cho doanh nghiệp thì bắt buộc áp dụng giá đất theo cơ chế thị trường. Tức là doanh nghiệp và người dân đàm phán với nhau. Chỉ khi nào tất cả người dân vùng đó ký giao đất thì doanh nghiệp mới được triển khai dự án đó (Phạm Huyền Trang, 2012).

* Kinh nghiệm của Nhật Bản

Việc chuyển đổi từ nông nghiệp sang xây dựng KCN của Nhật Bản diễn ra mạnh mẽ sau năm 1945, khi mà Chính phủ Nhật chủ trương CNH nông thôn. Bên cạnh những khoản đền bù cho nông dân có ruộng rơi vào khu chuyển đổi, Chính phủ còn đẩy mạnh CN nông thôn bằng cách khuyến khích phát triển xí

nghiệp quy mô vừa và nhỏ cùng với những cơ sở công nghiệp gia đình. Ở những xí nghiệp này nông dân không cần đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao chỉ cần đào tạo trong một thời gian ngắn là đủ đảm nhận công việc. Ngoài ra, ngành nghề TTCN cũng được khuyến khích phát triển. Năm 1970, Nhật Bản có phong trào “ mỗi làng một sản phẩm”, nhằm khai thác ngành nghề truyền thống nông thôn và đã đạt được nhiều thành tựu. Từ đó, nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết lao động dư thừa, hạn chế tệ nạn xã hội, góp phần làm thay đổi bộ mặt của nông thôn Nhật Bản (Nguyễn Thị Thu Hà, 2012).

* Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc là nước có mật độ dân số đông nhất, địa hình chủ yếu là đồi núi, chỉ có 1/5 là đất đai trồng trọt. Năm 1994, tổng diện tích đất đai toàn quốc và diện tích trồng trọt tính theo đầu người chỉ tương đương 0,22ha. Bùng nổ dân số làm cho tỷ lệ này ngày càng thấp nên việc tận dụng đất đai tối ưu có một ý nghĩa sống còn đối với Hàn Quốc. Bắt đầu từ những năm thập kỷ 60. Chính sách nông nghiệp của Hàn Quốc tập trung tăng sản xuất lúa gạo nhằm đạt mục tiêu tự cung, tự cấp. Một mặt, Chính phủ mở rộng những cánh đồng lúa bằng các biện pháp khai hoang, canh tác và cải tạo, biến những cánh đồng khô thành những cánh đồng lúa. Mặt khác, gần đây, bằng biện pháp quy hoạch “ diện tích đất trồng trọt tuyệt đối” và “diện tích đất trồng trọt tương đối”. Chính phủ Hàn Quốc ngăn cấm biến đất trồng trọt thành đất phi nông nghiệp hay được sử dụng xây dựng các khu đô thị, KCN, làm đường và xây dựng đô thị. Còn đối với diện tích đất trồng trọt tương đối có thể được dùng cho các mục đích khác tùy thuộc vào chính quyền địa phương. Song được quy định rất chặt. Nhờ đó, từ năm 1970 đến 1983, diện tích những cánh đồng lúa được cải thiện mở rộng. Điều này đã góp phần rất lớn trong việc tạo sự ổn định và tăng tính bền vững về sinh kế của người dân Hàn Quốc (Nguyễn Thị Thu Hà, 2012).

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển khu du lịch sinh thái tràng an tới thu nhập và việc làm của hộ nông dân trên địa bàn xã trường yên, huyện hoa (Trang 28 - 30)