Công tác bồi thường và hỗ trợ sau khi thu hồi đất của dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển khu du lịch sinh thái tràng an tới thu nhập và việc làm của hộ nông dân trên địa bàn xã trường yên, huyện hoa (Trang 49 - 55)

Để thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An, Hội đồng GPMB huyện đã tiến hành thu hồi tổng diện tích 161,91 ha đất của 1311 hộ dân, trong đó: 135,56 ha đất nông nghiệp và 56,62 ha đất phi nông nghiệp.

Sau khi có quyết định thu hồi đất của UBND Tỉnh, UBND xã đã tổ chức thực hiện công tác điều tra, lập phương án bồi thường, hỗ trợ. Ban bồi thường triển khai công tác bồi thường. Trên cơ sở áp dụng thống nhất các quy định xét duyệt điều kiện và đối tượng thuộc diện bồi thường thì ở dự án này, diện tích đất nông nghiệp 135,56 ha của các hộ gia đình được Nhà nước giao ổn định nên đủ điều kiện được bồi thường; diện tích 56,62 ha đất phi nông nghiệp cũng được UBND xã xác nhận là không có tranh chấp và có tên trên bản đồ địa chính năm 1995 nên đủ điều kiện được bồi thường.

Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả xác định đối tượng được bồi thường và không được bồi thường

STT Loại đất Diện tích(ha ) Số hộ nằm trong diện thu hồi GPMB của dự án (hộ) Tỷ lệ (%) Được bồi thường, hỗ trợ (hộ) Không được bồi thường, hỗ trợ (hộ)

1 Đất nông nghiệp 135,56 1024 78,10 1024 0 2 Đất phi nông nghiệp 56,62 287 21,19 287 0

Tổng 191,61 1311 100 1311 0

( Nguồn: Ban GPMB huyện Hoa Lư)

Qua bảng 4.3 cho thấy Ban bồi thường GPMB cùng chính quyền địa phương đã xác định và phân loại các đối tượng bồi thường, hỗ trợ theo từng loại sử dụng đất. Các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ đa phần đã ủng hộ Ban bồi thường GPMB về việc xác định các đối tượng và điều kiện được bồi thường mặc dù tiến độ còn chậm so với dự kiến ban đầu. Đây là giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác lập hồ sơ bồi thường GPMB.

Trong suốt quá trình giải phóng mặt bằng đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân có đất bị thu hồi. Vì vậy công tác GPMB đã gặp nhiều thuận lợi.

Việc GPMB của dự án khá thuận lợi do quá trình thực hiện đã tiến hành kê khai, kiểm kê chi tiết đến từng hộ, đặc biệt việc công khai quy hoạch của dự án đã được công khai từ trước. Do đó, đã tạo được sự đồng thuận của các hộ dân và đảm bảo được quyền lợi cho các đối tượng có đất bị thu hồi trên địa bàn, được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, mọi thắc mắc của người dân trong diện bị thu hồi giải tỏa đã được hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng giải quyết thấu tình đạt lý, đảm bảo đúng với quy định của pháp luật.

Về cơ bản, diện tích đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn đã được bồi thường. Tuy nhiên trong quá trình kê khai diện tích đất của các chủ sử dụng do nhiều hộ tự ý lấn chiếm đất mà UBND xã không nắm được, nên đã dẫn đến khó khăn trong việc xác định đối tượng, diện tích được bồi thường, hỗ trợ. Ngoài ra, diện tích chênh lệch giữa phần diện tích theo giấy tờ và đo thực tế

cũng gây ra nhiều tranh cãi, phân bua, không nhất trí của không ít hộ gia đình. Đây là một dự án mà phần lớn diện tích đất thu hồi lấy vào đất nông nghiệp đang canh tác làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất cũng như đời sống người sử dụng đất.

* Các chính sách bồi thường và hỗ trợ sau thu hồi của dự án

Trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích cho người dân, giảm bớt khó khăn về kinh tế cho những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, mất đất sản xuất do ảnh hưởng của việc thực hiện dự án thì Hội đồng bồi thường đã áp dụng thống nhất đồng bộ các chính sách hỗ trợ bao gồm:

Bồi thường thiệt hại về đất:

- Đối với đất ở: Những hộ gia đình có nhà ở trên đất đều có nguồn gốc đất ở rõ ràng, hợp pháp, được hội đồng bồi thường và chính quyền địa phương xét tính toán bồi thường tiền đất, giá bồi thường 450.000 đồng/m2.

- Đối với đất nông nghiệp: 135,56 ha đất nông nghiệp của 1024 hộ gia đình có đất bị thu hồi để thực hiện dự án, được xét tính toán bồi thường tiền đất với giá bồi thường 40.000 đồng/m2.

Hỗ trợ di chuyển:

Theo Quyết định số 468/2008/QĐ-UBND ngày 06/3/2006 của UBND tỉnh Ninh Bình thì mức hỗ trợ di chuyển trong phạm vi xã, phường là 1.000.000 đồng/hộ; trong phạm vi huyện là: 2.000.000 đồng/hộ; trong phạm vi tỉnh: 3.000.000 đồng/hộ; di chuyển ra địa bàn ngoài tỉnh: 5.000.000 đồng/hộ;

Với các hộ có đất bị thu hồi 100% đất nông nghiệp hiện nay không còn diện tích đất nông nghiệp để canh tác thì được hỗ trợ học nghề và có chính sách hỗ trợ tạo việc làm mới cho toàn bộ số lao động trực tiếp sản xuất trong hộ tại thời điểm thu hồi đất.

Hỗ trợ ổn định đời sống

- Nếu hộ gia đình nào bị thu hồi đất nông nghiệp dưới 70% diện tích thì được hỗ trợ là 30kg gạo/khẩu/tháng và được hưởng trong 6 tháng.

- Nếu hộ gia đình nào bị thu hồi đất nông nghiệp trên 70% diện tích thì được hỗ trợ là 30kg gạo/khẩu/tháng và được hưởng trong 12 tháng.

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm:

- Khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp thì đối tượng bị hồi đất được hỗ trợ chuyển đổi nghề, mức hỗ trợ là: 7.150đ/m2 .

- Hỗ trợ đào tạo nghề và hướng nghiệp: Một lao động nông nghiệp mất hoàn toàn ruộng đất sản xuất thì hỗ trợ tiền học nghề là 5.000.000đ/1 lao động.

Bảng 4.4. Tổng hợp các khoản hỗ trợ tại dự án nghiên cứu

Loại hỗ trợ

Đơn vị tính

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An

I Các hộ gia đình thuộc đối tượng được bồi thường 1 Hỗ trợ di chuyển đ/hộ 2.000.000 2 Hỗ trợ ổn định cuộc sống đ/khẩu 675 3 Hỗ trợ đào tạo nghề đ/lđ 5.000.000 4 Hỗ trợ tạm trú di chuyển đ/hộ 6.000.000 5 Hỗ trợ mất trên 70% ruộng sản xuất đ/khẩu 1.350.000 I I (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hộ gia đình không thuộc đối tượng được bồi thường 1 Hỗ trợ tiền đất tỷ lệ % 50% G.trị 2 Hỗ trợ giá trị vật kiến trúc tỷ lệ % 50% G.trị 3 Hỗ trợ di chuyển tỷ lệ % 5% G.trị 4 Hỗ trợ ổn định cuộc sống đ/khẩu 300

(Nguồn: phòng thống kê huyện Hoa Lư) * Chính sách tái định cư của dự án

- Bố trí khu TĐC được nghiên cứu ngay trong quá trình lập dự án đầu tư, vì vậy đã giúp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của dự án đối với người dân bị thu đất của dự án.

- Việc bố trí khu TĐC thuận lợi về nhiều mặt cho người dân phải di chuyển chỗ ở nhằm ổn định cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho những người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới.

Hình 4.2. Khu tái định cư xã Trường Yên * Hạ tầng khu tái định cư

Huyện đầu tư xây dựng đầy đủ các hạng mục cơ sở hạ tầng tại khu tái định cư: San lấp mặt bằng theo các quy định; Làm đường giao thông; Hệ thống cấp, thoát nước sinh hoạt; Hệ thống điện sinh hoạt.

- Nguyên tắc giao đất tái định cư: Căn cứ vào vị trí các khu tái định cư và vị trí đất của các hộ gia đình ở khu vực GPMB, đồng thời căn cứ vào quỹ đất tái định cư hiện có và theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh, giao cho các hộ gia đình tối đa không quá 200 m2, với giá đất 1.600.000 đồng/m2.Các hộ gia đình tái định cư được hỗ trợ di chuyển với mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ. Huyện đã cân đối tổng số các lô đất tái định cư để bố trí sắp xếp giao cho các hộ tương ứng với vị trí đất của các hộ gia đình ở khu vực GPMB.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển khu du lịch sinh thái tràng an tới thu nhập và việc làm của hộ nông dân trên địa bàn xã trường yên, huyện hoa (Trang 49 - 55)